Phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tóm tắt bài giảng thị trường chứng khoán (Trang 77 - 80)

I. PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN

5. Phân tích kỹ thuật

a. Khái niệm và mục đích của phân tích kỹ thuật

Nếu như phân tích cơ bản là phương pháp nghiên cứu các thông tin tài chính như cổ tức, lợi nhuận, báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán nhằm xác định giá trị hợp lý của một loại cổ phiếu, hoặc các loại cổ phiếu trên thị trường nói chung thì phân tích kỹ thuật là phương pháp chỉ dựa vào các diễn biến của giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai. Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các công thức toán học và đồ thị để xác định xu thế thị trường của một loại cổ phiếu nào đó, từ đó đưa ra quyết định thời điểm thích hợp để mua hoặc bán. Việc xác định thời điểm có ý

78

nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là tại các thị trường hay biến động và khi thực hiện chiến lược đầu tư ngắn hạn.

b. Lợi thế của phân tích kỹ thuật

- Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng một lợi thế lớn trong phương pháp của họ là nó không phụ thuộc nặng nề vào các báo cáo tài chính - nguồn thông tin cơ bản về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp hoặc một ngành nghề. Như đã nêu ở trên, nhà phân tích cơ bản phân tích các báo cáo tài chính để làm cơ sở cho những dự đoán về lợi nhuận và các đặc tính rủi ro của từng ngành nghề, của từng chứng khoán. Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng việc sử dụng báo cáo tài chính sẽ gặp một số vấn đề như chúng không chứa đựng đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc phân tích. Do có sự hoài nghi về các báo cáo tài chính, các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng việc không phụ thuộc vào chúng là một lợi thế. Hầu hết số liệu được các nhà kỹ thuật sử dụng, ví dụ như giá chứng khoán, khối lượng giao dịch, và các thông tin giao dịch khác, đều bắt nguồn từ diễn biến thị tr- ường.

c. Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật

Các nhà phân tích kỹ thuật thường tuân theo một số lý thuyết nhất định để giải thích các xu hướng biến động của thị trường.

Luận thuyết DOW:

Theo luận thuyết DOW, TTCK như một biển nước, sự lên xuống của giá CK như những làn nước thuỷ triều, trong đó có những đợt sóng lớn với đỉnh cao với đáy sâu và những đợt sóng nhỏ.

- Ngành công nghiệp và vận tải là hai ngành có trào lưu ảnh hưởng đến TTCK. Vì vậy muốn xác định một trào lưu phải căn cứ vào dấu hiệu lên hay xuống giá CK của hai ngành đó.

- Nếu hai bờ biển công nghiệp và vận tải cùng tiếp xúc với một đại dương, (TTCK) nhưng chỉ có một bên nước phủ kín, bên kia không có nước, thì đó là chưa phải là dấu hiệu của thuỷ triều lên.

- Khi thấy cả hai bờ cùng có nước bao trùm hoặc cùng có nước rút xuống trong một thời gian khá lâu, thì đó là dấu hiệu của thuỷ triều đang lên hoặc đang xuống

Luận thuyết DOW khuyên rằng:

- Khi xuất hiện dấu hiệu giá lên (bull) nên mua CK vào.

79

Ngoài việc áp dụng khảo sát các trào lưu giá cả CK, luận thuyết DOW còn dùng để dự báo những thời kỳ thăng trầm của nền kinh tế.

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại

Theo lý thuyết này, các nhà đầu tư chứng khoán thường quan tâm đến mối quan hệ giữa các cổ phiếu trong một danh mục đầu tư hơn là tập trung vào việc định giá một loại chứng khoán cụ thể nào đó. Những người theo thuyết danh mục đầu tư hiện đại cho rằng, tổng thể thị trường chứng khoán là một thị trường hiệu quả, giá chứng khoán phản ánh tức thì những thông tin về đầu tư. Vì vậy, không có một nhà đầu tư nào được coi là sáng suốt trên khía cạnh tổng thể của thị trường. Trọng tâm chính của nhà phân tích là lựa chọn một tập hợp các loại chứng khoán có thể đưa lại cho người đầu tư một thu nhập mong đợi cao hơn từng mức rủi ro nhất định có thể có trong mỗi loại chứng khoán của họ.

d. Chỉ số giá thị trường chứng khoán:

Chỉ số cổ phiếu là phong vũ biểu của nền kinh tế, là thông tin phản ánh xu hướng của thị trường, là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán CK’

Mỗi thị trường CK ở các nước đều có chỉ số riêng cho mình, về nguyên tắc xác định dựa trên một số phương pháp khác nhau. Dưới đây chúng ta sẽ đi phân tích một chỉ số đặc trưng đó là chỉ số: DOW-JONES

Đây là chỉ số lâu đời và thông dụng để chỉ toàn thể chiều hướng thị trường CK hàng ngày, chỉ số này do hai nhà kinh tế Mỹ lập ra từ năm 1896. Nó bao gồm 4 chỉ số sau:

- Ngành công nghiệp: Được tính bình quân giá CK của 30 công ty lớn nhất và đứng đầu trong các ngành công nghiệp.

- Ngành vận tải: Là bình quân giá CK của 20 công ty lớn tiêu biểu cho ngành vận tải.

- Ngành dịch vụ (tiện ích công cộng): Là được tính của 15 công ty lớn nhất trong ngành.

 Chỉ số tổng hợp: Nhằm phản ánh tình hình trong mọi khu vực của TTCK, chỉ số này được xây dựng theo nguyên tắc lấy gi CP bình quân của 65 công ty của các ngành trên.

Chỉ số VN-Index: Là chỉ số tổng hợp được tính theo phương pháp bình quân gia quyền tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên SGDCK TP.HCM.VN- Index có ngày gốc là 28/7/2000 và giá trị gốc là 100 điểm.

Cách tính chỉ số VN-Index: Được tính theo phương pháp Passcher (P.pháp phổ biến nhất trong 5 phương pháp hiện nay trên thế giới).

80

VN-Index = (Tổng giá trị thị trường hiện tại (CMV)/Tổng giá trị thị trường gốc (BMV)) x 100.

Theo công thức sau: ∑ qt xpt

VN-Index = ……….. x 100

qt xpo

Trong đó: pt: Là giá thời kỳ t. po:Là giá thời kỳ gốc.

qt: Là khối lượng thời điểm tính toán t.

Một phần của tài liệu Tóm tắt bài giảng thị trường chứng khoán (Trang 77 - 80)