Các lệnh mua bán chứng khoán:

Một phần của tài liệu Tóm tắt bài giảng thị trường chứng khoán (Trang 52 - 53)

IV. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA SGDCK:

3.Các lệnh mua bán chứng khoán:

3.1. Khái niệm:

Trong SGDCK khách hàng muốn đặt mua hay chào bán chứng khoán phải thông qua công ty chứng khoán bằng lệnh mua hay lệnh bán chứng khoán. Lệnh là một chỉ thị của khách hàng yêu cầu công ty chứng khoán mua hoặc bán cho mình một số lượng chứng khoán nhất định, theo một giá quy định và trong một thời hạn xác định ghi rõ trong lệnh đó.

3.2. Tính chất pháp lý của lệnh:

- Lệnh có giá trị pháp lý như một đơn đặt hàng cố định, một khi lệnh được thực hiện thì khách hàng phải thực hiện nghiêm túc, các nội dung và điều kiện ghi trong lệnh đó.

- Lệnh có hiệu lực khi công ty CK đã tiếp nhận được lệnh, chứ không phải tính từ khi tạo lập lệnh.

3.3. Nội dung của lệnh:

- Lệnh mua – bán - Mã CK

- Số lượng - Giá

- Số hiệu tài khoản giao dịch - Ký hiệu lệnh giao dịch - Các chi tiết khác.

3.4. Phân loại lệnh:

 Căn cứ vào mức độ của lệnh thì có ba loại như sau:

- Lệnh lô chẵn: Là lệnh GD với số lượng một hoặc lớn hơn 1 lô cổ phiếu (10 hoặc 100 CP).

- Lệnh lô lẻ: Là ít hơn 1 lô giao dịch.

- Lệnh lô lớn: Có khối lượng từ 20.000 CP hoặc CCQĐT.

53 - Lệnh mua.

- Lệnh bán.

 Căn cứ vào giá cũng có hai loại:

- Lệnh thị trường: Được thựchiện theo giá của thị trường.

- Lệnh giới hạn: Là quy định trước ở trên lệnh chỉ được thực hiện tới giá giới hạn đó.

 Căn cứ vào thời hạn hiệu lực của lệnh có hai loại:

- Lệnh ngày: Khi SGD CK kết thúc ngày làm việc hôm đó nó sẽ hết hiệu lực. - Lệnh tuần (tháng).

 Căn cứ vào điều kiện thực hiện lệnh:

- Lệnh có giá trị đến khi huỷ bỏ, còn gọi là lệnh mở là lệnh có giá trị đến khi khách hàng tuyên bố huỷ bỏ nó hoặc nó đã thực hiện xong.

- Lệnh không bắt chịu trách nhiệm: Lệnh này cho phép nhà môi giới tại sàn tuỳ ý quyết định về thời gian và giá cả ghi trên lệnh. Nếu nhà môi giới không thực thi được lệnh hoặc không đạt được giá tốt nhất thì anh ta không phải chịu trách nhiệm.

- Lệnh thực thi toàn bộ hoặc không gì cả. - Lệnh thực hiện ngay hoặc huỷ bỏ. - Lệnh với giá mở cửa.

- Lệnh với đóng mở cửa. Đặc biệt có hai loại lệnh sau: - Lệnh ngừng (lệnh dừng). - Lệnh ngừng giới hạn.

3.5. Việc sửa, hủy lệnh:

- Trong thời gian khớp lệnh định kỳ: Nghiêm cấm việc hủy lệnh giao dịch được đặt trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ. Chỉ được phép hủy các lệnh gốc hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa đựợc thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

- Trong thời gian khớp lệnh liên tục: Khi khách hàng yêu cầu hoặc khi thành viên nhập sai thông tin của lệnh gốc, đại diện giao dịch được phép sửa, hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

Một phần của tài liệu Tóm tắt bài giảng thị trường chứng khoán (Trang 52 - 53)