CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP:

Một phần của tài liệu Tóm tắt bài giảng thị trường chứng khoán (Trang 31 - 33)

1. Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong CTCP, gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. Cổ đông có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham dự ĐHĐCĐ. ĐHĐCĐ bao gồm ĐHĐCĐ thành lập, ĐHĐCĐ thường niên, ĐHĐCĐ bất thường. ĐHĐCĐ có quyền xem xét biểu quyết thông qua các vấn đề quan trọng của CTCP.

ĐHĐCĐ có các quyền và nhiệm vụ sau nay:

- Thông qua định hướng phát triển công ty.

- Quyết định lọai cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết địng mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

- Bầu, miễn nhiệm thành viên Hội đòng quản trị, Ban kiểm sát.

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ không quy định khác.

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.

- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. - Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS.

- Quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật và Điều lệ công ty.

2. Hội đồng quản trị

HĐQT là cơ quan quản lý CTCP, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về toàn bộ hoạt động quản lý của mình . HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi và các hoạt động của công ty.

HĐQT có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Thành viên của HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

HĐQT có các quyền và nhiệm vụ sau:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.

32

-Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.

- Quyết định chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty. - Quyết định mua lại cổ phần theo quy định của phápluật.

- Quyết định phương án và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 hoặc Điều lệ của công ty.

- Bổ, miễn nhiệm, cách chức, ký, chấm dứt hợp đồng, giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng GĐ.

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ.

3. Giám đốc, Tổng giám đốc

GĐ hoặc TGĐ là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.

Nhiệm kỳ của GĐ, TGĐ không quá 5 năm, có thể đươc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tiêu chuẩn và điều kiện của GĐ, TGĐ ápdụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. GĐ hoặc TGĐ không được đồng thời làm GĐ hoặc TGĐ một doanh nghiệp khác.

GĐ, TGĐ có các quyền và nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương ánđầu tư và các quyết định của HĐQT - Bổ, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT.

- Tuyển dụng, quyết định lương và phụ cấp của người lao động. - Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

4. Ban kiểm soát

Đối với công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có các cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng vốn cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. BKS có từ 3 đến 5 thành viên, có thể được bầu với so nhiệm kỳ không hạn chế.

BKS có các quyền và nhiệm vụ sau:

- Thực hiện giám sát HĐQT, GĐ hoặc TGĐ trong việc quản lý, điều hành công ty. -Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

33

Một phần của tài liệu Tóm tắt bài giảng thị trường chứng khoán (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)