II Quy mô nông trạ
6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
Có nhiều đối tượng sâu, bệnh hại khoai lang trong các mùa vụ trong năm như bọ hà, sâu ăn tạp, rầy, bệnh héo rũ, bệnh thối củ …Các biện pháp phòng trị sâu bệnh hại tổng hợp gồm:
- Luân canh với lúa hoặc những hoa màu khác, không trồng khoai lang liên tục trong nhiều vụ.
- Vệ sinh đồng ruộng loại bỏ tàn dư thực vật, nhất là những cây thuộc họ Bìm bìm ở quanh ruộng khoai.
- Xây dựng hệ thống thoát nước tốt không để đọng nước trong mùa mưa. - Chọn hom giống tốt: ngọn to khỏe không nhiễm sâu bệnh, nhiều mắt.
- Khử trùng đất bằng thuốc sát trùng Basudin trước khi trồng và dung dịch chế phẩm Ometar có chứa nấm xanh Metarhizum anisopliae định kỳ 45 ngày 1 lần kể từ 1 tháng
sau trồng để phòng trị bọ hà hại khoai lang.
- Phun thuốc Polyram 80DF với liều lượng 1,35kg/ha khi phát hiện bệnh héo rũ (phun 2 lần tiên tiếp cách nhau 7 ngày).
- Xử lý thuốc gốc đồng như Copper-B, Copper-Zin, Cuproxate, Coc 85, Champion, hay các loại thuốc như Kasuran, Kasumin, Starner, Avalon khi phát hiện bệnh thối củ.
- Không làm xây xước củ khi thu hoạch, tồn trữ củ sớm sau thu hoạch, cẩn thận và vệ sinh
kho vựa. 7. THU HOẠCH Thu hoạch vào lúc:
- Thân lá bắt đầu chậm phát triển, lá vàng và rụng nhiều - Nhựa củ đặc, đen và mau khô khi dùng dao cắt ngang - Vỏ củ láng và còn mang rất ít rễ phụ
- Củ có tỷ lệ chất khô cao (ít nước).
Khi thu hoạch cuốc hoặc nhổ củ cần thận, tránh làm tổn thương. Củ nhổ xong không nên rửa sạch, chỉ nên phơi hong khô vỏ, loại riêng những củ bệnh, xấu, sau đó đem tồn trữ, chế biến hay bán ra thị trường.
QUY TRÌNH 2:
QUY TRÌNH THÂM CANH TỔNG HỢP KHOAI LANG VÙNG ĐBSCL
(ÁP DỤNG CHO VÙNG ĐẤT GIỒNG CÁT VEN BIỂN)
1. THỜI VỤ
Tại vùng đất giồng cát ven biển, nguồn nước tưới chủ yếu dựa vào nước mưa và nước ngầm nên hàng năm chỉ trồng một vụ khoai lang trong mùa mưa. Thời vụ trồng được bố trí vào vụ hè thu: Trồng trong tháng 6-7 và thu hoạch trong tháng 10-11.
2. CHỌN GIỐNG
Ở ĐBSCL hiện nay có nhiều giống khoai được nông dân sử dụng trong canh tác như Khoai sữa, Tím Nhật, Bí đường, Hồng quảng … Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất mà chọn giống cho thích hợp.
+ Giống khoai lang Tím Nhật là giống có năng suất khá, phẩm chất tốt được được chọn để trồng với mục đích xuất khẩu cho các thị trường khu vực Châu Á và các nước khác trên thế giới. + Giống khoai lang Hồng quảng và Khoai sữa là giống có năng suất cao, phẩm chất khá phù hợp với mục đích trồng để tiêu thụ nội địa.
3. CHUẢN BỊ ĐẤT
- Đất phải được xới kỹ, vệ sinh sạch tàn dư thực vật của cây trồng vụ trước và cỏ dại. - Lên luống rộng 1,25m (luống 0,9 m, rãnh 0,35 m) cao 0,3-0,35 m.
- Làm hệ thống rãnh phục vụ tưới và thoát nước tốt cho toàn khu ruộng. 4. CHUẨN BỊ HOM GIỐNG
Sau khi thu hoạch vụ trước nên chọn các củ khoai nhỏ trung bình ở những ruộng sạch sâu bệnh, để nguyên củ hoặc cắt đôi, cắt ba tuỳ theo củ to hay nhỏ, để khô nhựa, sau đó trải thành từng lớp và ủ cát lên. Sau 7-10 ngày củ mọc mầm, đem trồng ra ruộng nhân giống. Khi chồi được khoảng 4-5 mắt tiến hành bấm ngọn để chồi ra nhiều nhánh. Sau 30-40 ngày có thể cắt hom ở ruộng nhân giống này trồng ra ruộng sản xuất hoặc nhân tiếp thêm ở ruộng nhân giống để sản xuất vụ sau với tỷ lệ 1 diện tích ruộng nhân giống trồng được 20 diện tích ruộng sản xuất.
Thu hoạch hom giống để trồng: Chọn các ngọn to khỏe, nhặt mắt và không nhiễm sâu bệnh. có độ dài từ 30 - 40 cm. Số lượng hom giống là 40.000 dây/ha. Nếu thiếu hom ngọn có thể thu hoạch hom thân kế hom ngọn, không lấy hom phần thân dây già.
- Xử lý hom trước khi trồng:
+ Ủ để tăng cường tính: Hom cắt xong để chỗ mát trong 1-2 ngày (không để chất đống và không để quá 3 ngày) sẽ giúp hom mọc mạnh hơn.
+ Ngâm hom giống hoặc phun trước khi trồng bằng dung dịch chứa 1,5% N + 3% P2O5 + 1,5% K2O sẽ giúp gia tăng cường tính của hom, gia tăng năng suất củ.
5. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC - Kỹ thuật trồng - Kỹ thuật trồng
Mật độ trồng: 40.000 dây/ha, tương đương khoảng cách trồng là: luống và rãnh rộng 1,25m x hom đặt cách nhau 0.25 m x 1hàng dây. Dây đặt dọc theo luống và trồng với độ sâu 7- 10 cm.
- Bón phân
Phân bón áp dụng công thức: 100 kg N + 70 kg P2O5 + 80 kg K2O /ha, kết hợp với 800 kg phân hữu cơ sinh học. Cách bón như sau:
Bón lót: Phân hữu cơ và phân lân bón lót 100 % sau khi làm đất và trước khi lên luống. Bón thúc:
Lần 1: Ở 7 ngày sau trồng (NST) bón 20 % lượng N Lần 2: Ở 15-20 NST: 40% lượng N và 30 % lượng K2O Lần 3: Ở 40-45 NST 20% lượng N và 35 % lượng K2O Lần 4: Ở 60-65 NST 20% lượng N và 35 % lượng K2O
- Tưới nước: Ngay sau khi trồng tưới nước để chống héo cho dây khoai. Trong tuần đầu tiên tưới liên tục ngày 1-2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, thường xuyên giữ độ ẩm đất từ 60-80%. 6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
Có nhiều đối tượng sâu, bệnh hại khoai lang trong các mùa vụ trong năm như bọ hà, sâu ăn tạp, rầy, bệnh héo rũ, bệnh thối củ …Các biện pháp phòng trị sâu bệnh hại tổng hợp gồm:
- Luân canh với lúa hoặc những hoa màu khác, không trồng khoai lang liên tục trong nhiều vụ.
- Vệ sinh đồng ruộng loại bỏ tàn dư thực vật, nhất là những cây thuộc họ Bìm bìm ở quanh ruộng khoai.
- Xây dựng hệ thống thoát nước tốt, không để đọng nước trong mùa mưa. - Chọn hom giống tốt: ngọn to khỏe không nhiễm sâu bệnh, nhiều mắt.
- Khử trùng đất bằng thuốc sát trùng Basudin trước khi trồng và dung dịch chế phẩm Ometar có chứa nấm xanh Metarhizum anisopliae định kỳ 45 ngày 1 lần kể từ 1 tháng
sau trồng để phòng trừ bọ hà hại khoai lang.
- Phun thuốc Polyram 80DF với liều lượng 1,35kg/ha khi phát hiện bệnh héo rũ (phun 2 lần tiên tiếp cách nhau 7 ngày).
- Xử lý thuốc gốc đồng như Copper-B, Copper-Zin, Cuproxate, Coc 85, Champion, hay các loại thuốc như Kasuran, Kasumin, Starner, Avalon khi phát hiện bệnh thối củ.
- Không làm xây xước củ khi thu hoạch, tồn trữ củ sớm sau thu hoạch, cẩn thận và vệ sinh
kho vựa. 7. THU HOẠCH Thu hoạch vào lúc:
- Thân lá bắt đầu chậm phát triển, lá vàng và rụng nhiều - Nhựa củ đặc, đen và mau khô khi dùng dao cắt ngang - Vỏ củ láng và còn mang rất ít rễ phụ
- Củ có tỷ lệ chất khô cao (ít nước).
Khi thu hoạch cuốc hoặc nhổ củ cần thận, tránh làm tổn thương. Củ nhổ xong không nên rửa sạch, chỉ nên phơi hong khô vỏ, loại riêng những củ bệnh, xấu, sau đó đem tồn trữ, chế biến hay bán ra thị trường.