Hiệu quả kinh tế sản xuất khoailang

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu xây DỰNG QUY TRÌNH THÂM CANH TỔNG hợp cây KHOAI LANG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 46 - 48)

II Quy mô nông trạ

1.1.5. Hiệu quả kinh tế sản xuất khoailang

Kết quả phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang năm 2009 ở Vĩnh Long và Trà Vinh được trình bày trong bảng 1.11. Do canh tác khoai trên đất phù sa nên năng suất khoai lang ở Vĩnh Long là rất cao, đạt gần 30 tấn ha-1. Trong tất cả 4 giống được canh tác ở Vĩnh Long, có nhiều giống như trắng sữa và tàu nghẹn có giá bán trong năm 2009 thấp, do vậy tổng thu không cao. Năm 2009, người trồng khoai ở Vĩnh Long chỉ thu được hơn 82 triệu đồng ha-1 canh tác nếu tính trung bình của tất cả các hộ và các giống khác nhau. Trong đó tổng chi phí hết hơn 30 triệu đồng, chiếm khoảng hơn 36% tổng thu. Lợi nhuận còn lại là gần 64% so với tổng thu. Số liệu trong bảng 11 cũng cho thấy giá thành sản xuất 1 kg khoai lang là hơn 1.000 đồng nếu không tính lao động gia đình.

Bảng 1.11. Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai lang tại Vĩnh Long và Trà Vinh

STT Tiêu thức ĐVT Vĩnh Long Trà Vinh

1 Năng suất Tấn/ha 29,75 16,90

3 Tổng thu 1.000 đ 82.304,91 32.308,66

4 Tổng chi 1.000 đ 30.216,22 9.834,13

5 Lợi nhuận 1.000 đ 52.088,69 22.474,53

6 Công lao động gia đình Ngày công ha-1 126,19 79,35 7 Công lao động thuê Ngày công ha-1 136,60 91,40

7 Giá thành sản xuất Đồng kg-1 1.015,74 581,99

Ở Trà Vinh, do người dân canh tác khoai trên điều kiện khó khăn hơn là đất giồng cát, nghèo dinh dưỡng nên hiệu quả kinh tế đem lại thấp hơn. Năng suất khoai lang chỉ

đạt gần 17 tấn ha-1. Do giá bán trong năm không cao, nên tổng thu chỉ đạt hơn 32 triệu đồng ha-1. Tuy nhiên, chi phí của sản xuất khoai ở địa phương này chỉ chiếm khoảng hơn 30% tổng thu. Do vậy, nông dân thu lãi gần 70%. Giá thành sản xuất khoai lang ở Trà Vinh cũng rất thấp, chỉ gần 600 đồng kg-1.

Với diện tích trồng khoai trung bình của mỗi hộ ở Vĩnh Long là 0,32 ha thì lợi nhuận trung bình mà hộ có thể thu được từ trồng khoai là khoảng 16,6 triệu đồng. Và với việc phải sử dụng 40 công lao động gia đình (giả sử giá lao động gia đình là 70.000 đồng một ngày công) thì lãi ròng mỗi hộ sẽ là 13,8 triệu đồng trong thời gian 5-6 tháng. Lợi nhuận này cũng cao hơn rất nhiều so với trồng lúa trong cùng mùa vụ và trên cùng loại đất.

Còn ở Trà Vinh, diện tích canh tác trung bình của mỗi hộ là 0,25 ha thì lợi nhuận sẽ đạt được là hơn 5,5 triệu đồng. Nếu gia đình phải sử dụng 20 ngày công lao động gia đình thì lãi ròng mỗi hộ thu được là 4,1 triệu đồng trong thời gian 3,5-4,5 tháng.

Nhận xét chung về kết quả điều tra:

˗ Bên cạnh những giống địa phương, nông dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long và Trà Vinh nói riêng và ở ĐBSCL nói chung đã sử dụng một số giống khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, số hộ trồng giống mới chưa cao, đặc biệt là ở Vĩnh Long là vùng trồng khoai xuất khẩu chính ở ĐBSCL. Mặt khác, do không chủ động được giống, phải mua từ nơi khác về, do vậy giống dễ bị lẫn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

˗ Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng chưa đồng bộ, còn biến động lớn giữa các vùng và giữa các hộ trong một vùng. Bón phân chưa hợp lý, mất cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng, thời kỳ bón chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của cây. Chưa có biện pháp hữu hiệu trong phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bọ hà và bệnh héo rũ. Do vậy, hầu hết nông dân còn sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh, sử dụng không đúng loại thuốc dẫn đến hiệu quả không

cao. Hầu hết nông dân chưa sử dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh.

Có thể thấy cây khoai lang mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiếu lao động góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giầu cho nông dân.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu xây DỰNG QUY TRÌNH THÂM CANH TỔNG hợp cây KHOAI LANG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)