II Quy mô nông trạ
30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày
1.4.2. Tập huấn kỹ thuật thâm canh tổng hợp cây khoailang
Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đã được tham dự rất nhiều các cuộc tập huấn kỹ thuật qua nhiều kênh thông tin, từ các chương trình khuyến nông, các đề tài dự án, các chương trình khoa giáo trên các phương tiện thông tin đại chúng… Tuy nhiên, với nông dân trồng khoai lang các nguồn thông tin chuyển đến cho bà con nông dân rất ít.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và quá trình thực hiện các thí nghiệm tại đồng ruộng của nông dân đã một phần giúp cho nông dân tiếp cận được với khoa học kỹ thuật. Khi xây dựng các mô hình trình diễn, nông dân chính là người tham gia và thực hiện hầu hết các tiến bộ kỹ thuật, đây là phương pháp hướng dẫn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả rất cao, đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ.
Đề tài đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho nông dân ở hai vùng sinh thái: vùng đất thịt phù sa ven song và vùng đất giồng cát ven biển, tổng số học viên của hai lớp là 80 người, Với mục tiêu giới thiệu cho nông dân hiểu rõ các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao một bước nhận thức và trình độ của nông dân các bài giảng đều được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu và sinh động trong khi truyền đạt.
Nội dung tập huấn cho nông dân gồm:
- Giới thiệu tổng quan, tầm quan trọng của cây khoai lang trong sản xuất nông nghiệp.
- Những trở ngại chính trong sản xuất tiêu thụ khoai lang, trở ngại về năng suất và chất lượng khoai.
- Các biện pháp kỹ thuật thâm canh chăm sóc khoai, giới thiệu về các giống khoai mới, các kỹ thuật trồng phù hợp với từng vùng canh tác, bón phân cân đối hợp lý và quản lý dịch hại tổng hợp.
- Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản khoai lang sau thu hoạch.
Kết quả tập huấn đã cung cấp những thông tin cơ bản và cập nhật nhất cho nông dân trồng khoai ở hai vùng sinh thái của ĐBSCL, đây là nền tảng cơ bản giúp họ canh tác khoai lang hợp lý hơn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận.