Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ hà bằng bẫy sinh học Pheromone

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu xây DỰNG QUY TRÌNH THÂM CANH TỔNG hợp cây KHOAI LANG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 105 - 112)

II Quy mô nông trạ

30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày

1.3.5.2. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ hà bằng bẫy sinh học Pheromone

lệ hại lát cắt, tỷ lệ hại trên vỏ ở nghiệm thức đặt bẫy pheromone cao nhất, cao hơn rõ rệt so với các nghiệm thức còn lại.

Bảng 3.22. Thiệt hại do bọ hà gây ra trên khoai lang qua tỷ lệ củ bị hại bên trong củ và bên ngoài vỏ tại Bình Tân, Vĩnh Long vụ hè thu 2010

STT Nghiệm thức TLH củ (%) TLH lát cắt (%) TLH trên vỏ (%) 1 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa

học

6,63 b 7,26 b 7,26 b

2 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm Ometar

9,40 b 12,32 b 8,95 b

3 Đặt bẫy pheromone 21,94a 47,40a 37,16a

4 Phun chế phẩm sinh học Ometar 14,71 b 19,17 b 16,42 b 5 Đối chứng nông dân (phun thuốc như nông

dân)

12,16 b 12,56 b 9,95 b

CV(%) 76,1 37,3 44,0

(* ) Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi cùng một chữ cái không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa thống kê 5 %.

Các nghiệm thức khác như: nghiệm thức đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa học (NT 1), nghiệm thức đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm Ometar (NT 2), nghiệm thức phun chế phẩm sinh học Ometar (NT 4) nghiệm thức phun thuốc hóa học theo nông dân (NT 5) có tỷ lệ hại củ, tỷ lệ hại lát cắt và tỷ lệ hại trên vỏ tương đương nhau. So sánh giữa nghiệm thức phun chế phẩm nấm xanh Ometar (NT 4) và nghiệm thức phun chế phẩm nấm xanh Ometar kết hợp đặt bẫy (NT 2) thấy rằng tỷ lệ hại củ, tỷ lệ hại lát cắt và tỷ lệ hại trên vỏ của nghiệm thức NT 2 có xu hướng thấp hơn nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Như vậy thể kết luận rằng, phương pháp đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa học hoặc phun chế phẩm sinh học nấm xanh Ometar đều làm giảm thiệt hại do bọ hà

gây ra trên khoai lang ở Bình Tân, Vĩnh Long. Tuy nhiên nếu chỉ đặt bẫy pheromone mà không kết hợp thêm với các biện pháp khác thì sẽ làm tăng thiệt hại do bọ hà.

Bảng 3.23. Số đường đục trên 1 lát cắt củ và tổng số đường đục ở 3 lát cắt tại Bình Tân, Vĩnh Long vụ Hè thu 2010

STT Nghiệm thức Số đường đục

trên 1 lát cắt củ

Tổng số đường đục ở 3 lát cắt 1 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa

học

0,09 b 0,28 b

2 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm Ometar

0,41 ab 1,24ab

3 Đặt bẫy pheromone 1,31 a 3,94 a

4 Phun chế phẩm sinh học Ometar 0,54 ab 1,63 ab 5 Đối chứng nông dân (phun thuốc như nông

dân)

0,19 b 0,56 b

CV (%) 105,3 105,4

(* ) Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi cùng một chữ cái không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa thống kê 5 %.

Bảng 3.23 cho thấy, mức độ thiệt hại do bọ hà gây ra trên củ khoai lang qua số đường đục trên lắt cắt ở nghiệm thức đặt bẫy pheromone (NT 3) cao nhất, cao hơn rõ rệt so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa học (NT 1) có số đường đục trên lắt cắt thấp nhất và tương đương với đối chứng phun thốc theo nông dân (NT 5). Các nghiệm thức 2 (đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm Ometar), NT 4 (Phun chế phẩm sinh học Ometar) có đường đục trên lắt cắt củ thấp hơn so với nghiệm thức đặt bẫy pheromone (NT 3) nhưng không thấp hơn so với nghiệm thức phun thuốc theo nông dân (NT 5).

Bảng 3.24. Năng suất khoai lang trên các nghiệm thức xử lý bẫy sinh học trừ bọ hà tại Bình Tân – Vĩnh Long vụ Hè thu 2010

STT Nghiệm thức Năng suất

Chung (tấn/ha)

Năng suất thương phẩm

(tấn/ha) 1 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa

học

27,88a 25,88a

2 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm Ometar

27,71a 25,00a

3 Đặt bẫy pheromone 28,75a 16,79b

4 Phun chế phẩm sinh học Ometar 28,92a 23,92b 5 Đối chứng nông dân (phun thuốc như nông

dân)

27,00a 24,04a

CV (%) 13,0 11,1

(* ) Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi cùng một chữ cái không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa thống kê 5 %.

Bảng 3.24 là số liệu về năng suất của các nghiệm thức thí nghiệm về bẫy pheromone phòng trừ bọ hà hại khoai lang tại Vĩnh long, vụ hè thu 2010. So sánh năng suất của các nghiệm thức trong thí nghiệm chúng tôi thấy rằng, năng suất chung giữa các nghiệm thức hầu như không chênh lệch nhau nhiều. Tuy nhiên, năng suất thương phẩm thì có sự khác biệt rõ ràng. Năng suất thương phẩm cao nhất ở các nghiệm thức 1 đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa học (25,88 tấn/ha), nghiệm thức 2 đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm Ometar (25,00 tấn/ha), nghiệm thức 5 phun thuốc như nông dân (24,04 tấn/ha). Nghiệm thức có năng suất thấp nhất là nghiệm thức 3 đặt bẫy pheromone (16,79 tấn/ha), kế đến là nghiệm thức 4 phun chế phẩm sinh học Ometar (23,92).

Như vậy, nếu chỉ sử dụng biện pháp đặt bẫy pheromone hoặc phun chế phẩm Ometar riêng rẽ thì hiệu quả phòng trù bọ hà không cao. Biện pháp hiệu quả nhất là kết

hợp đặt bẫy pheromone và phun chế phẩm Ometar hoặc thuốc hoá học. Tuy nhiên, để hạn chế ô nhiễm môi trường và tàn dư thuốc BVTV trong sản phẩm thì nên kết hợp đặt bẫy pheromone và phun chế phẩm Ometar như nghiệm thức 2.

Bảng 3.25. Thiệt hại do bọ hà gây ra trên khoai lang qua tỷ lệ củ bị hại bên trong củ và bên ngoài vỏ tại Duyên Hải, Trà Vinh vụ Hè thu 2010

STT Nghiệm thức TLH củ (%) TLH lát cắt (%) TLH trên vỏ (%) 1 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc

hóa học

2,1 b 1,1 b 2,1 b

2 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm Ometar

4,1 ab 3,2ab 4,1ab

3 Đặt bẫy pheromone 13,6a 6,6a 13,8a

4 Phun chế phẩm sinh học Ometar 7,1ab 4,8ab 7,1ab 5 Đối chứng nông dân

(phun thuốc như nông dân)

4,5ab 4,4ab 4,5 ab

CV (%) 153 138 138

(* ) Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi cùng một chữ cái không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa thống kê 5 %.

Bảng 3.25 cho thấy, thiệt hại do bọ hà gây ra trên củ khoai lang qua tỷ lệ hại củ 13,6 %, tỷ lệ hại lát cắt 6,6 % và tỷ lệ hại trên vỏ 13,6 % ở nghiệm thức đặt bẫy pheromone (NT 3) cao nhất và cao hơn rõ rệt so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa học (NT 1) có tỷ lệ hại củ, tỷ lệ hại lát cắt, tỷ lệ hại trên vỏ thấp nhất, kế đến là ở nghiệm thức đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm Ometar (NT 2), nghiệm thức phun chế phẩm nấm xanh Ometar (NT 4) và nghiệm thức phun thuốc hóa học (NT 5). Nghiệm thức chỉ phun chế phẩm nấm xanh Ometar (NT 4) tuy có tỷ lệ hại củ, tỷ lệ hại lát cắt và tỷ lệ hại trên vỏ thấp hơn so với

nghiệm thức chỉ đặt bẫy pheromone (NT 3) nhưng không thấp hơn so với các nghiệm thức vừa đặt bẫy pheromone vừa kết hợp với các biện pháp khác.

Bảng 3.26. Số đường đục trên 1 lát cắt củ và tổng số đường đục ở 3 lát cắt tại Duyên Hải, Trà Vinh vụ Hè thu 2010

STT Nghiệm thức Số đường đục

trên 1 lát cắt củ

Tổng số đường đục ở 3 lát cắt 1 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc

hóa học

0,09a 0,26a

2 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm Ometar

0,21a 0,60a

3 Đặt bẫy pheromone 1,01a 3,20a

4 Phun chế phẩm sinh học Ometar 0,99a 2,96a 5 Đối chứng nông dân

(phun thuốc như nông dân)

0,23a 0,69a

CV (%) 154,7 157

(* ) Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi cùng một chữ cái không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa thống kê 5 %.

Bảng 3.26 cho thấy, mức độ thiệt hại do bọ hà gây ra trên củ khoai lang qua số đường đục trên lắt cắt. Tuy nhiên nhìn vào số liệu trên bảng chúng ta thấy, ở nghiệm thức đặt bẫy pheromone (NT 3) có số đường đục trên lát cắt là cao nhất; nghiệm thức đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa học (NT 1) có số đường đục trên lát cắt thấp nhất; nhưng chúng không khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.27 ghi nhận năng suất thu được ở các nghiệm thức. So sánh năng suất giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm thấy rằng, năng suất chung giữa các nghiệm thức chênh lệch nhau rất ít. Tuy vậy, năng suất thương phẩm của các nghiệm thức chênh lệch nhau khá rõ. Trong đó, năng suất thương phẩm của nghiệm thức 1 (đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa học) và nghiệm thức 5 (phun thuốc như nông dân) đạt cao nhất, kế đến

là nghiệm thức 2 (đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm Ometar) và nghiệm thức 4 (phun chế phẩm sinh học Ometar). Năng suất thấp nhất là ở nghiệm thức 3 (đặt bẫy pheromone).

Bảng 3.27. Năng suất khoai lang trên các nghiệm thức xử lý bẫy sinh học trừ bọ hà tại Duyên Hải, Trà Vinh vụ Hè thu 2010

STT Nghiệm thức Năng suất

Chung (tấn/ha)

Năng suất thương phẩm

(tấn/ha) 1 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc hóa học 11,28a 11,06a 2 Đặt bẫy pheromone kết hợp phun thuốc chế phẩm

Ometar

10,91a 10,44ab

3 Đặt bẫy pheromone 10,59a 9,09b

4 Phun chế phẩm sinh học Ometar 10,78a 9,93ab

5 Đối chứng nông dân (phun thuốc như nông dân) 11,47a 11,05a

CV (%) 7,1 8,9

(* ) Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi cùng một chữ cái không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa thống kê 5 %.

Như vậy, nếu chỉ đặt bẫy pheromone mà không kết hợp với dùng thuốc thì bọ hà sẽ được dẫn dụ tới và hại khoai lang nhiều hơn. Do vậy cần thiết phải đặt bẫy pheromone tổng hợp dẫn dụ bọ hà kết hợp phun thuốc sinh học Ometar hoặc thuốc hóa học Oncol 25EC thì mới có hiệu quả phòng trừ bọ hà cao.

Phương pháp đặt bẫy pheromone tổng hợp dẫn dụ bọ hà kết hợp phun chế phẩm nấm xanh Ometar với liều lượng sử dụng 1,5 kg/ha có hiệu quả phòng trừ bọ hà cao tương đương với phương pháp phun thuốc hóa học định kỳ 10 ngày 1 lần của nông dân.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu xây DỰNG QUY TRÌNH THÂM CANH TỔNG hợp cây KHOAI LANG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)