Đánh giá hiệu quả về môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải cotton bằng dung dịch chất màu tách nhiệt từ lá xà cừ và đánh giá hiệu quả của công nghệ này (Trang 90 - 92)

Công nghệ nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên tách chiết từ lá xà cừđem lại giá trị

rất lớn về mặt môi trường thông qua việc tận dụng nguồn phế thải lá xà cừ rụng hằng năm. Việc thu gom lá rụng để nhuộm không những giải quyết được được vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn giải quyết được vấn đề chôn lấp hoặc đốt lá sau mỗi mùa lá rụng. Nếu không tận dụng nguồn lá thải bỏ này thì việc chôn lấp lá rụng dẫn

đến tốn công sức, tiền của và ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất do khả năng phân hũy tự

nhiên của lá xà cừ khá chậm dẫn đến mất rất nhiều thời gian.

Chỉ tiêu Mẫu

Độ bền màu giặt Độ dây màu

Mẫu nhuộm tận trích Mẫu nhuộm ngấm ép 5 4-5 5 4-5 Chỉ tiêu Mẫu Độ bền màu ánh sáng Mẫu nhuộm tận trích Mẫu nhuộm ngấm ép 4 3-4

HVTH: Võ Thị Lan Hương  91 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  

Đề tài tận dụng nguồn phế thải này để nhuộm màu cho vải cotton đem lại hiệu quả khá lớn về mặt môi trường thông qua việc tận dụng nguồn lá thải bỏ để tách chiết chất màu nhuộm vải và chế biến chế biến bã thải sau khi tách chiết chất màu thành phân hữu cơ vi sinh (đây là một trong những nội dung nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học Nghị định thư với Áo năm 2010 – 2011- Bộ Khoa học Công nghệ). Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, nhóm thực hiện đề tài đã chế biến được phân hữu cơ vi sinh theo quy trình

được trình bày trong phần phụ lục 1. Bã lá xà cừ sau khi ủ 30 ngày đã phân hủy thành phân hữu cơ vi sinh. Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh thu được đảm bảo các chỉ tiêu dinh dưỡng để bón cho cây trồng, các chỉ tiêu đó được thể hiện trong bảng 3.16

Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu phân tích phân hữu cơ vi sinh chế biến từ bã lá xà cừ

STT Chỉ tiêu phân tích Kết quả 1 pH 7.06 2 Tỷ lệ mùn (%) 55.14 3 Đạm tổng số Nts (%) 3.584 4 Lân tổng số P2O5ts (%) 0.363 5 Kali tổng số K2Ots (%) 0.92

Phân sau khi được kiểm tra pH, độ ẩm và thành phần dinh dưỡng được đem bón cho cây ớt, hoa nhài, khoai lang, bắp cải,… Và theo dõi trong 7 ngày đầu tiên cho thấy các cây không có hiện tượng chết sớm, không bị sâu bệnh, phát triển bình thường.Theo dõi những cây được bón phân đến khi trưởng thành cho thấy những cây này phát triển nhanh hơn những cây không bón phân, ra hoa kết quả trước những cây không được bón phân.

HVTH: Võ Thị Lan Hương  92 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may   Ngoài ra, nước thải sau nhuộm của công nghệ nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên tách chiết từ lá xà cừ hầu như không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Như vậy, việc tận dụng nguồn lá xà cừ rụng hằng năm để nhuộm vải đem lại giá trị rất lớn về mặt môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải cotton bằng dung dịch chất màu tách nhiệt từ lá xà cừ và đánh giá hiệu quả của công nghệ này (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)