Khảo sát số lượng cây xà cừ trong phạm vin ội thành thành phố HàN ội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải cotton bằng dung dịch chất màu tách nhiệt từ lá xà cừ và đánh giá hiệu quả của công nghệ này (Trang 47 - 50)

Xà cừ là một loại cây thân gỗ có thể trồng trên các loại đất khác nhau kể cảđất gò

đồi ở độ cao trên 100m. Là cây trồng chịu được khô hạn, có khả năng giữ đất, giữ nước, bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sinh thái xung quanh khu vực trồng. Ở nước ta xà cừđược trồng ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam nhằm mục đích lấy gỗ, che bóng mát, giữđất, ….

HVTH: Võ Thị Lan Hương  48 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  

Đề tài đã thống kê số lượng cây xà cừ và bước đầu xác định trữ lượng lá xà cừ có thể

thu gom được trên phạm vi nội thành thành phố Hà Nội gồm các quận như sau: - Quận Đống Đa - Quận Ba Đình - Quận Hai Bà Trưng - Quận Hoàn Kiếm - Quận Long Biên - Quận Cầu Giấy - Quận Hoàng Mai - Quận Tây Hồ - Quận Thanh Xuân

Kết quả khảo sát số lượng cây xà cừđược trồng trên phạm vi các quận ở Hà Nội năm 2009 (phụ lục 9) như sau :

Bảng 2.1: Khảo sát số lượng cây xà cừ trong phạm vi nội thành thành phố Hà Nội

STT Quận Số lượng 1 Đống Đa 112 2 Ba Đình 1587 3 Hai Bà Trưng 828 4 Hoàn Kiếm 842 5 Long Biên 84 6 Cầu giấy 104 7 Hoàng Mai 25 8 Tây Hồ 102 9 Thanh Xuân 452 Tổng 4136

HVTH: Võ Thị Lan Hương  49 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may   Hằng năm vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 là mùa xà cừ rụng lá. Qua quá trình khảo sát thực tế cho thấy, trung bình mỗi cây xà cừ trưởng thành mỗi năm rụng khoảng 30kg lá khô.

2.3.2. Phương pháp tách chiết dung dch và phân tích các cht có trong thành phn dung dch

a. Tách chiết dung dch:

Đề tài tiến hành tách chiết dung dịch chất màu theo phương pháp đã nêu ở phần 2.2.1 và tách chiết trong 3 môi trường: Môi trường axit (pH=5÷6), môi trường trung tính (pH=7), môi trường bazơ (pH=8÷9).

- Tách bằng nước (pH = 7): Cho 20g lá khô đã nghiền vào trong cốc thủy tinh chứa 200ml nước đun sôi trong thời gian 15 phút. Sau lọc sạch bã, và cho tiếp 100ml nước vào

đun lần 2, lọc sạch và tiến hành đun lần 3 tương tự lần 2. Dung dịch chất màu thu được là hỗn hợp dung dịch của 3 lần chiết ở trên. Một nửa dung dịch thu được dùng để nhuộm trực tiếp nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường tách chiết đến khả năng nhuộm màu, nửa dung dịch còn lại thì cô đặc đem phân tích sắc ký.

- Tách bằng dung dịch axit: lấy 1ml dung dịch axit axêtic CH3COOH 62% để tạo môi trường (pH=5÷6), đề tài tiến hành tách chiết chất màu từ 10g lá xà cừđã nghiền theo quy trình chiết như trong môi trường trung tính, sau khi tách chiết xong lọc sạch lấy dung dịch nhuộm.

- Tách bằng dung dịch bazơ: lấy 1ml NaOH 1M để tạo môi trường pH=8÷9, đề tài tiến hành chiết chất màu từ 10g lá xà cừ nghiền theo quy trình như trên, dung dịch sau tách chiết được lọc sạch rồi tiến hành nhuộm.

Kết quả ảnh hưởng của môi trường chiết đến khả năng lên màu của mẫu nhuộm

được thể hiện trong chương III.

Qua thực tế thí nghiệm cho thấy các dung dịch sau tách chiết phải nhuộm ngay bởi vì nếu để lâu trong không khí sẽ xảy ra hiện tượng oxi hóa làm ảnh hưởng đến khả năng nhuộm màu của các chất màu có trong dung dịch.Trong các thí nghiệm của đề tài, dung dịch sau khi chiết được sử dụng ngay cho quá trình nhuộm.

HVTH: Võ Thị Lan Hương  50 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  

b. Phân tích các cht có trong thành phn dung dch tách chiết

Để xác định thành phần các chất có trong dung dịch chất màu tự nhiên chiết tách từ

lá xà cừđề tài sử dụng phương pháp hóa học và phân tích sắc ký trên thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) tại Trung tâm giáo dục và phát triển sắc ký, phòng thử nghiệm Sắc ký – Vilas 335, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Kết quả thử nghiệm được trình bày ở chương III và ở phần phụ lục 8.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải cotton bằng dung dịch chất màu tách nhiệt từ lá xà cừ và đánh giá hiệu quả của công nghệ này (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)