Từ kết quảđo hệ số hấp thụ của các mẫu nhuộm đề tài tiến hành phân tích đánh giá khả năng nhuộm màu cho vật liệu cotton bằng chất màu chiết xuất từ lá xà cừ. Để đánh giá khả năng bắt màu của mẫu nhuộm đề tài tính hệ số hấp thụ K/S, vẽ đường cong hấp thụ và so sánh giá trị K/S tại bước sóng cực đại.
b. Phương pháp đánh giá độ bền màu:
* Phương pháp đánh giá độ bền màu giặt[20]:
Để đánh giá độ bền màu giặt của các mẫu nhuộm đề tài đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 4537-1:2002, thực hiện trên thiết bị máy nhuộm cốc Ti Color I tại phòng thí nghiệm Hóa dệt, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Nguyên lý: Mẫu vải sau khi hoàn thành công đoạn nhuộm và được giặt sạch theo quy trình cho tiếp xúc với vải thử kèm đa xơ xác định được khuấy cơ học dưới điều kiện nhiệt
độ và thời gian quy định trong dung dịch xà phòng và sôđa, sau đó được giặt sạch và phơi khô. Sự thay đổi màu của mẫu và sự dây màu của mẫu vải thử kèm được đánh giá theo thang thước xám so màu.
HVTH: Võ Thị Lan Hương 45 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Bước 1: Đặt mẫu vải cần kiểm tra có kích thước 40mm x100mm (theo chiều dọc vải, cách biên vải 500mm) và một mảnh vải thử kèm đa xơ với kích thước tương tự. Áp mặt phải của vải mẫu thử vào trong mảnh vải thử kèm đa xơ, khâu bằng chỉ trắng một cạnh ngắn của 2 mảnh vải lại.
Bước 2: Chuẩn bị dung dịch xà phòng giặt như sau: + Na2CO3 khan tinh khiết: 2 g/l
+ Xà phòng tiêu chuẩn AATCC, không có chất tăng trắng quang học: 5 g/l
Bước 3: Cho mẫu thử vào cốc, cấp dung dịch giặt theo dung tỷ 1:50, tăng nhiệt đến 400C±20C, xử lý mẫu ở nhiệt độ này trong thời gian 30 phút.
Bước 4: Lấy mẫu ra giũ sạch 2 lần bằng nước lạnh, kế tiếp để trong vòi nước lạnh chảy trong 10 phút và vắt mẫu.
Bước 5: Mở mẫu bằng cách tháo các đường khâu, chỉ để lại ở một cạnh ngắn (nếu cần thiết) và phơi khô mẫu ở nhiệt độ phòng.
Bước 6: Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu và sự dây màu của mẫu vải thử kèm theo thước xám so màu.
Kết quảđược trình bày ở chương III và phụ lục 5
* Phương pháp đánh giá độ bền màu ánh sáng[20]:
Đểđánh giá độ bền màu ánh sáng của các mẫu nhuộm đề tài đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 105-B02:1999, các thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Hóa dệt – Hóa lý, trường Đại Học Innsbruck, Cộng hòa Áo.
- Nguyên lý: Mẫu thử cùng với bộ 8 mẫu vải len chuẩn màu xanh được đặt trong hệ thống chiếu sáng nhân tạo mô phỏng ánh sáng ban ngày (đèn xenon làm lạnh bằng khí) ở điều kiện quy định. Độ bền màu được đánh giá bằng cách so sánh sựđổi màu của mẫu thử với các mẫu len chuẩn. Bộ mẫu chuẩn gồm 8 mảnh vải len được nhuộm bằng 8 loại thuốc nhuộm axít màu xanh, đánh số từ 1 đến 8. Để kiểm soát chặt chẽđiều kiện thử nghiệm thì phải điều chỉnh độ ẩm hiệu dụng, kiểm tra cường độ bức xạ theo các bước sóng ánh sáng trong buồng đặt mẫu, có bộ điều nhiệt để giữ nhiệt độ buồng đặt mẫu ổn định trong
HVTH: Võ Thị Lan Hương 46 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may khoảng cho phép. Như vậy có thể coi tác động của ánh sáng lên mẫu len chuẩn và mẫu thử là đồng nhất.
- Tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử có kích thước 4.5 x 1cm, dán các mẫu thử song song nhau trên 1 tấm bìa cáctông sao cho khoảng cách từ nguồn sáng đến bề mặt chúng bằng nhau.
Bước 2: Mẫu thử và mẫu chuẩn được đưa vào buồng giữ mẫu , được làm mát để duy trì nhiệt độ và giữởđộẩm xác định.
Bước 3: Lấy tấm phủ thứ nhất phủ một phần năm chiều dài các mẫu ở 1 đầu biên của mẫu thử, tấm thử này được giữ cố định trong suốt quá trình thử. Lấy tấm phủ thứ 2 phủ một phần năm chiều dài các mẫu ở đầu biên còn lại của mẫu thử. Đặt các mẫu dưới ánh sáng của đèn Xenon.
Bước 4: Định kỳ nhấc tấm phủ thứ 2 lên để theo dõi sự thay đổi màu sắc của mẫu chuẩn. Khi mẫu chuẩn số 3 thay đổi màu sắc tương đương cấp 4 của thang chuẩn màu xám thì quan sát mẫu thử và quan sát sự thay đổi màu sắc của mẫu chuẩn 1, 2, 3. Đánh giá sơ bộ.
Bước 5: Tiếp tục chiếu sáng cho đến khi mẫu chuẩn 4 thay đổi màu sắc tương đương với cấp 4 của thang chuẩn màu xám thì thay tấm phủ thứ 2 bằng tấm phủ thứ 3 để che được hai phần năm chiều dài của mẫu thử và mẫu chuẩn.
Bước 6: Tiếp tục chiếu sáng cho đến khi mẫu chuẩn 6 thay đổi màu sắc tương đương với cấp 4 của thang chuẩn màu xám thì thay tấm phủ thứ 3 bằng tấm phủ thứ 4 để che được ba phần năm chiều dài của mẫu thử và mẫu chuẩn.
Bước 7: Kết thúc thí nghiệm khi xảy ra 1 trong 2 điều kiện sau:
• Mẫu chuẩn 7 thay đổi màu sắc tương đương cấp 4 của thang chuẩn màu xám • Mẫu thử có độ bền cao nhất tương đương cấp 3 của thang chuẩn màu xám.
Bước 8: Đánh giá kết quả
Đặt mẫu thử và mẫu chuẩn ở chỗ tối trong điều kiện khí hậu quy định ít nhất là 24giờ, sau
đó đánh giá kết quả. Độ bền màu ánh sáng của mẫu thử được đánh giá bằng 8 cấp tương
HVTH: Võ Thị Lan Hương 47 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Kết quảđược trình bày ở chương III và phụ lục 5
c. Phân tích đánh giá giá trị kinh tế:
Dựa trên khả năng sản xuất thực tế tại công ty Dệt nhuộm Trung Thưđề tài phân tích quá trình chiết, nhuộm để tính toán chi phí nhuộm 1 tấn sản phẩm bằng chất màu tự
nhiên. Từ đó, so sánh với chi phí để nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp tương đương để đánh giá được giá trị kinh tế của công nghệ nhuộm này.
d. Đánh giá giá trị môi trường sinh thái:
Đề tài tiến hành đánh giá giá trị môi trường sinh thái của công nghệ này thông qua: - Tính toán trữ lượng lá hằng năm thải bỏ.
- Sử dụng bã thải để chế biến thành phân hữu cơ vi sinh