Thiết lập quy trình công nghệ nhuộm vải cotton

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải cotton bằng dung dịch chất màu tách nhiệt từ lá xà cừ và đánh giá hiệu quả của công nghệ này (Trang 50 - 54)

Để thiết lập được quy trình công nghệ nhuộm phù hợp, đề tài tiến hành nhuộm cho các mẫu vải cotton theo 2 phương pháp nhuộm đã trình bày ở phần 2.2.1

a. Phương pháp 1: Nhuộm tận trích được thực hiện trên máy nhuộm Ti Color I

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công đoạn nhuộm bao gồm nồng độ dung dịch, nhiệt độ nhuộm, dung tỷ nhuộm, môi trường nhuộm, thời gian nhuộm và khuấy trộn,… Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, yếu tố khuấy trộn và dung tỷ nhuộm được giữ cốđịnh còn thay đổi yếu tố nồng độ dung dịch chất màu, nhiệt độ nhuộm, môi trường nhuộm, thời gian nhuộm.

Quy trình thực hiện: Các mẫu sau khi nhuộm được giặt sạch bằng xà phòng (không chứa chất tăng trắng quang học) 2g/l , giặt ở 60oC trong 15 phút để loại bỏ hết chất màu còn bám dính trên bề mặt vải, không thực hiện liên kết với xơ sợi, Môđun = 50 và giặt lại bằng nước. Các mẫu sau khi giặt sạch được phơi khô tự nhiên. Các thí nghiệm được thực hiện như sau:

* Thay đổi nồng độ chất màu:

Để xác định được nồng độ tối thiểu và tối đa của chất màu trong quá trình nhuộm, đề

tài tiến hành thay đổi nồng độ chất màu thông qua thay đổi khối lượng lá so với vải.

- Điều kiện công nghệ cố định: dung tỷ nhuộm 1:20, môi trường trung tính, nhiệt độ 100oC, thời gian 45 phút.

HVTH: Võ Thị Lan Hương  51 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may   - Chiết dung dịch chất màu với tỷ lệ chiết là 1:20 (tức là 1g lá chiết được 20ml dung

dịch chất màu).

- Tiến hành nhuộm với sự thay đổi nồng độ dung dịch thông qua khối lượng lá được sử dụng so với khối lượng vải lần lượt là:10%, 30%, 50%, 70%, 80%, 90%.

* Thay đổi môi trường nhuộm:

- Điều kiện công nghệ cốđịnh: dung tỷ nhuộm 1:20, sử dụng 40% khối lượng lá so với vải, nhiệt độ 100oC, thời gian 45 phút.

- Chuẩn bị 3 mẫu vải có khối lượng 5g

- Chiết dung dịch chất màu với tỷ lệ chiết là 1:20 - Tiến hành nhuộm trong hai môi trường là:

+ Môi trường bazơ (pH = 8, 9). + Môi trường trung tính (pH = 7). * Thay đổi nhiệt độ nhuộm:

- Điều kiện công nghệ cốđịnh: dung tỷ nhuộm 1:20, môi trường trung tính, sử dụng 40% lượng lá so với vải, thời gian 45 phút.

- Chuẩn bị 5 mẫu vải có khối lượng 5g

- Chiết dung dịch chất màu với tỷ lệ chiết là 1:20

- Tiến hành nhuộm với sự thay đổi nhiệt độ lần lượt là: 60oC, 70oC, 80oC, 90oC, 100oC.

* Thay đổi thời gian nhuộm:

- Điều kiện công nghệ cốđịnh: dung tỷ nhuộm 1:20, môi trường trung tính, sử dụng 40% lượng lá so với vải, nhiệt độ nhuộm 1000C

- Chuẩn bị 5 mẫu vải có khối lượng 5g

- Chiết dung dịch chất màu với tỷ lệ chiết là 1:20

- Tiến hành nhuộm với sự thay đổi thời gian nhuộm lần lượt là: 20phút, 30phút, 40phút, 50 phút, 60phút.

HVTH: Võ Thị Lan Hương  52 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  

Để xác định khả năng bắt màu của chất màu lên vật liệu, đề tài tiến hành đo màu và tính hệ số hấp thụ ánh sáng(**) của các mẫu nhuộm. Kết quảđược trình bày trong chương III và phụ lục 2.

b. Phương pháp 2: Nhuộm ngấm ép được thực hiện trên máy ngấm ép D394A SDL, máy sấy D398 SDL.

- Các điều kiện công nghệ thay đổi: Mức ép, nồng độ chất màu, môi trường, nhiệt độ

ngấm ép.

- Quy trình thực hiện: Các mẫu sau mỗi lần ngấm ép được sấy trung gian bằng máy sấy 398A SDL ở nhiệt độ 80oC trong thời gian 90 giây để tạo điều kiện cho chất màu liên kết với vải. Các mẫu vải sau nhuộm được giặt xà phòng (không chứa chất tăng trắng quang học) 2 g/l ở nhiệt độ 60oC trong vòng 15 phút, giặt lạnh và phơi khô tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để xác định khả năng bắt màu của chất màu lên vật liệu, đề tài tiến hành đo màu và tính hệ số hấp thụ ánh sáng(**) của các mẫu nhuộm. Kết quảđược trình bày trong chương III.

* Thay đổi mức ép:

Mức ép thay đổi thì lượng chất màu đưa lên vải cũng thay đổi theo. Vì vậy, những thí nghiệm này nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của mức ép đến quá trình nhuộm bằng chất màu tự nhiên tách chiết từ lá xà cừ như thế nào từđó xác định được mức ép phù hợp cho công nghệ nhuộm này.

- Điều kiện công nghệ cố định : môi trường trung tính, nhiệt độ phòng (300C), ngấm ép 5 lần.

- Chuẩn bị 5 mẫu vải có khối lượng 10g

- Chiết dung dịch chất màu với tỷ lệ chiết là 1:10

- Tiến hành nhuộm với sự thay đổi mức ép lần lượt là: 60%, 70%, 80%, 90%, 100%

* Thay đổi nồng độ chất màu:

- Điều kiện công nghệ cố định : môi trường trung tính, nhiệt độ phòng (300C), mức ép 80%.

HVTH: Võ Thị Lan Hương  53 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may   - Chuẩn bị 6 mẫu vải có khối lượng 10g

- Chiết dung dịch chất màu với tỷ lệ chiết là 1:10

- Tiến hành nhuộm với sự thay đổi nồng độ dung dịch thông qua sự thay đổi khối lượng lá so với vải lần lượt là: 10%,30%, 50%,70%, 80%, 90%. Việc thay đổi nồng độ chất màu đưa lên vải phụ thuộc vào số lần ngấm ép, số lần ngấm ép càng tăng thì lượng chất màu trên vải càng lớn, tùy theo lượng chất màu cần đưa lên vải

để thay đổi số lần ngấm ép nhằm đảm bảo nồng độ chất màu. Đề tài trình bày phương pháp thực hiện đối với thí nghiệm sử dụng 50% lượng lá so với vải, các thí nghiệm khác thực hiện tương tự.

Như vậy, đối với lần ngấm ép đầu tiên đưa được 8g dung dịch chất màu lên vải, từ

lần ngấm ép thứ 2 chỉ đưa được 4g dung dịch chất màu lên vải. Nếu sử dụng 50% lượng lá so với vải thì cần phải đưa 25g (tương đương 25ml) dung dịch chất màu lên vải , do đó cần phải thực hiện ngấm ép 5 lần.

* Thay đổi môi trường nhuộm:

- Điều kiện công nghệ cốđịnh : nhiệt độ phòng (300C), mức ép 80%, ngấm ép 5 lần. - Chuẩn bị 3 mẫu vải có khối lượng 10g

- Chiết dung dịch chất màu với tỷ lệ chiết là 1:10 - Tiến hành nhuộm với sự thay đổi môi trường như sau:

• Môi trường bazơ (pH = 8, 9), • Môi trường trung tính (pH = 7). * Thay đổi nhiệt độ ngấm ép:

- Điều kiện công nghệ cố định : môi trường nhuộm trung tính, mức ép 80%, ngấm ép 5 lần.

Mẫu (10g) Ngấm ép lần 1 Mẫu (18g) Sấy lần 1 Mẫu (14g) Ngấm ép lần 2 Mẫu (18g)

HVTH: Võ Thị Lan Hương  54 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may   - Chuẩn bị 5 mẫu vải có khối lượng 10g

- Chiết dung dịch chất màu với tỷ lệ chiết là 1:10

- Tiến hành nhuộm với sự thay đổi nhiệt độ ngấm ép nhau sau: 300C, 600C, 700C, 800C, 900C.

Kết quảđược trình bày trong chương III và phụ lục 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải cotton bằng dung dịch chất màu tách nhiệt từ lá xà cừ và đánh giá hiệu quả của công nghệ này (Trang 50 - 54)