HVTH: Võ Thị Lan Hương 42 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Để tách chiết chất màu từ lá xà cừ đề tài sử dụng phương pháp tách chiết chất màu bằng nước. Lá xà cừ thu gom được đem nghiền thô rồi cho vào nồi inox chứa nước và
đun sôi, dưới tác dụng của nhiệt độ các chất màu và các hợp chất khác có trong lá được tách ra. Sau đó, dung dịch được lọc sạch và sử dụng để nhuộm vải.
b. Phương pháp nhuộm:
Đề tài tiến hành nhuộm theo 2 phương pháp nhuộm là: Nhuộm ngấm ép và nhuộm tận trích
- Phương pháp 1: nhuộm tận trích – là phương pháp nhuộm mà vật liệu nằm trong dung dịch trong suốt quá trình nhuộm. Do vậy, chất màu có trong dung dịch nhuộm được
đưa lên vật liệu đồng thời thực hiện liên kết với vật liệu để gắn màu cho vật liệu. Quá trình nhuộm tận trích được thực hiện ởđiều kiện nồng độ, nhiệt độ, pH, thời gian nhuộm khác nhau.
- Phương pháp 2: nhuộm ngấm ép – là phương pháp vải được thấm ướt cho chạy qua máng chứa dung dịch nhuộm sau đó cho chạy qua cặp trục ép để điều chỉnh lượng dung dịch nhuộm trên vải trong quá trình thực hiện công đoạn gắn màu. Sau khi ngấm ép vải được gắn màu bằng hong gió, ủẩm, hoặc chưng hấp gia nhiệt.
c. Phương pháp đo màu quang phổ:
Để đánh giá khả năng bắt màu lên vật liệu, đề tài sử dụng phương pháp đo màu quang phổ. Đây là phương pháp phức tạp nhưng chính xác, bao gồm đo phổ và tính toán số liệu đo.
Nguyên lý: đây là quá trình thuần vật lý để xác định độ phản xạ theo độ dài bước sóng. Độ phản xạ được tính theo tỷ lệ ánh sáng phản xạ từ mẫu đo so với mẫu trắng chuẩn. Tập hợp các giá trị độ phản xạ theo chiều dài bước sóng có thể biểu diễn thành
đường cong phản xạ (hoặc hấp thụ) trong vùng ánh sáng thấy được. Thông qua độ phản xạ ánh sáng theo độ dài bước sóng, người ta có thể tính toán được các tọa độ màu cụ thể
trong không gian màu. Như vậy, bước thứ nhất là đo đạc, bước thứ 2 là từ giá trị độ phản xạ tính ra tọa độ màu đó trong hệ tọa độ xyY. Quá trình tính toán diễn ra nhanh chóng nếu thiết bị có lắp đặt một phần mềm thích hợp và có thể cho ra kết quảđo trên màn hình hoặc
HVTH: Võ Thị Lan Hương 43 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may máy in. Tính toán màu là công việc tốn nhiều thời gian và công việc này do một máy tính
đảm nhiệm nhằm tìm ra giá trị X,Y,Z từđó tính ra tọa độ màu x,y,z.
Hình 2.5: Không gian màu CIELab
Đề tài sử dụng thiết bịđo màu là máy đo màu quang phổ Multilight Cabinet Model T460 tại phòng thí nghiệm Hóa lý – Hóa dệt của trường Đại học Innsbruck, Cộng hòa Áo. Máy được trang bị các nguồn ánh sáng chuẩn D65, TL84, A và UV và có thể xác định các chỉ tiêu màu sắc như L (độ sáng) có giá trị từ 0 (màu đen)–100 (màu trắng); a (sắc đỏ- lục); b (sắc vàng – lam) và đường cong phản xạ thể hiện phần trăm phản xạ ánh sáng của mẫu theo độ dài bước sóng. Từ giá trị độ phản xạ, tính hệ số K/S của vật liệu theo công thức: Trong đó: R- Giá trịđộ phản xạ K- Hệ số hấp thụ của vật liệu S- Hệ số khuếch tán – tán xạ (**) 2
HVTH: Võ Thị Lan Hương 44 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Đề tài tiến hành đánh giá khả năng lên màu của vật liệu thông qua hệ số K/S
d. Phương pháp sắc kí:
Sắc ký là các kỹ thuật hoá học phân tích và tách các chất trong một hỗn hợp mẫu dựa trên những tính chất hóa học, vật lý và hóa lý của các chất trong những điều kiện nhất
định. Kỹ thuật sắc ký có 2 loại dựa theo trạng thái của chất mẫu khi tiến hành phân tích sắc ký. Đó là, kỹ thuật phân tích sắc ký khí và kỹ thuật phân tích sắc ký lỏng (sắc ký lỏng áp suất thường và sắc ký lỏng hiệu năng cao).
Đề tài sử dụng kỹ thuật phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao để phân tích thành phần các chất có trong dung dịch chất màu tách chiết được, các thí nghiệm được thực hiện
ở phòng thử nghiệm sắc ký – Vilas 335 trên thiết bị sắc ký lỏng cao áp (HPLC).
2.2.2. Phương pháp phân tích đánh giá a. Phân tích đánh giá khả năng lên màu: