Kết quả thử nghiệm chất lượng mẫu giầy tiểu đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại việt nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ liệu (Trang 76)

6. Đóng góp của tác giả

3.3. Kết quả thử nghiệm chất lượng mẫu giầy tiểu đường

3.3.1. Kết quả xác định các tiêu chí chất lượng vật liệu giầy

Kết quả xác định các chỉ tiêu chất lượng của vật liệu làm các chi tiết mẫu giầy số 5, cụ thể như sau.

Sử dụng các phương pháp và tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế đã thử nghiệm các tính chất quan trọng của vật liệu làm mẫu giầy khảo sát (mẫu số 5) trên các trang thiết bị của Trung tâm Thí nghiệm Vật liệu Dệt may - Da giầy, ĐH Bách khoa Hà Nội và Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường 3. Kết quả thử nghiệm thể hiện trong PHỤ LỤC 1. Tổng hợp kết quả thử nghiệm được thể hiện trong bảng sau đây.

Bảng 3.7: Kết quả thử nghiệm các tiêu chí quan trọng của vật liệu làm mẫu giầy tiểu đường khảo sát

Các tiêu chí chất lượng

Kết quả thử nghiệm Tiêu chuẩn đối với giầy thông thường(theo ISO 20879:2007) So sánh với tiêu chuẩn, % Đơn vị tính Giá trị

Vật liệu làm chi tiết mũ giầy

Độ bền xé N 92,25 ≥ 40 230,6

Độ bền đứt N/mm² 33,17 ≥ 10 231,7

Độ giãn đứt % 49 ≥ 15 228,8

Độ thông hơi mg/cm²/h 2,02 ≥ 0,8 252,5

Độ hấp thụ hơi nước mg/cm² 10,4 ≥ 8,0 130,0

Vật liệu làm chi tiết lót mũ giầy

Độ bền đứt N/mm² 11,15 ≥ 10 111,5

Độ giãn đứt % 49 ≥ 15 228,8

Độ thông hơi mg/cm²/h 0,49 ≥ 2,0 24,9

Hệ số hấp thụ hơi

nước mg/cm² 6,82 ≥ 8,0 85,2

Vật liệu làm chi tiết lót giầy (lót mặt)

Độ thải nước % 95,8 ≥ 80 120,0 Biến dạng toàn phần

khi ép nén % 60,35 30-70 -

Độ phục hồi biến dạng

nén % 55,74 ≥ 70% 79,6

Vật liệu làm chi tiết đế trong

Độ hút nước mg/cm2 48,0 ≥ 70 69,6

Độ thải nước % 97,5 ≥ 80 121,8

 Nhận xét: Kết quả trong bảng trên cho thấy:

- Vật liệu làm các chi tiết bên ngoài của mũ giầy (da bò cật) đáp ứng tốt các yêu cần về tính chất cơ học và tính vệ sinh vật lý theo ISO 20879:2007.

- Vật liệu làm các chi tiết lót mũ giầy (da lợn) có các tính chất cơ học đáp ứng yêu cầu, nhưng có độ thông hơi và độ hấp thụ hơi nước thấp. Điều này có thể là do ảnh hưởng của lớp keo dán được sử dụng để dán chi tiết lót mũ giầy với chi tiết bên ngoài. Việc sử dụng màng keo dày, phủ kín đã hạn chế da thuộc hấp thụ hơi ẩm cũng như khả năng ẩm truyền qua vật liệu. Như vậy, mặc dù vật liệu làm mũ giầy có độ hút ẩm tốt, nhưng do độ hấp thụ hơi ẩm và độ thông hơi kém của vật liệu làm lót mũ giầy, nên hệ vật liệu mũ giầy có tính vệ sinh không tốt, làm cho bàn chân bệnh nhân nhanh bị ẩm ướt đặc biệt là khi sử dụng giầy vào mùa hè.

- Hệ vật liệu làm lót giầy đàn hồi có độ hút nước chưa đạt yêu cầu, độ thải ẩm tốt. Độ biến dạng toàn phần (độ mềm) của lót giầy nhỏ hơn 70% đáp ứng yêu cầu, trong khi đó độ phục hồi biến dạng (thể hiện độ đàn hồi) của chúng nhỏ hơn 70%. Như vậy lót mặt có tính đàn hồi không tốt, sau một thời gian sử dụng chúng có khả năng bị nén lại làm giảm độ êm chân.

- Tương tự như lót giầy, vật liệu làm đế trong của giầy có độ thải nước tốt nhưng độ hút nước khá thấp (chỉ đạt 69,6% so với yêu cầu). Như vậy với hệ vật liệu làm đế trong và lót giầy này, bàn chân nhanh bị ẩm ướt bởi mồ hôi khi sử dụng giầy vào thời tiết nóng ẩm.

Như vậy vật liệu làm mẫu giầy khảo sát có các tính chất cơ học tốt (trừ độ đàn hồi của lót giầy) đáp ứng yêu cầu theo ISO 20879 : 2007, các tính chất vệ sinh vật lý cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu đối với vật liệu cho giầy thông dụng. Trong khi đó, đối với giầy cho bệnh nhân tiểu đường, tính vệ sinh là chỉ tiêu chất lượng quan trọng và đòi hỏi cao hơn giầy thông thường

3.3.2. Kết quả xác định độ bền mối dán đế giầy với mũ giầy

Kết quả thử nghiệm độ bền mối dán đế giầy với mũ giầy của mẫu giầy số 5 thể hiện trong bảng sau đây.

Bảng 3.8: Kết quả thử nghiệm độ bền mối dán đế giầy với mũ giầy

Các tiêu chí chất lượng

Kết quả thử nghiệm Tiêu chuẩn đối với giầy thông

thường So sánh với tiêu chuẩn, % Đơn vị tính Giá trị Độ bám dính giữa mũ giầy và đế giầy Hông trong N/mm 1,4 ≥ 3,0 với d < 0,9 g/cm3 46,67 Hông ngoài 2,2 73,3 Mũi trước 2,6 86,67 Trung bình 2,1 70,0

 Nhận xét: Trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn của giầy bình thường, mẫu giầy nghiên cứu có độ bền mối dán đế giầy với mũ giầy khá thấp, chỉ đạt 70% so với yêu cầu.

3.4. Kết quả đề xuất cấu trúc và nguyên vật liệu sử dụng cho giầy tiểu đường

Trên cơ sở kết quả phân tích cấu trúc, nguyên vật liệu, một số chỉ tiêu chất lượng giầy, đề xuất cấu trúc và nguyên vật liệu sử dụng làm giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường nước ta như sau:

Bảng 3.9: Kết quả đề xuất cấu trúc và nguyên vật liệu sử dụng cho giầy tiểu đường

Tiêu chí Yêu cầu

Loại giầy Giầy thuyền, hoặc giầy thấp cổ (mùa đông ở miền Bắc có thể sử dụng giầy cổ lửng)

Kiểu giầy Có quai, băng nhám

Chiều cao nâng gót phom Tối đa 20 mm Chiều cao nâng mũi phom Tối thiểu 10 mm

Hình dáng mũi giầy Lượn tròn mũi, phần mũi rộng, cao Các chi tiết bên ngoài của mũ

giầy

Kết cấu từ số ít chi tiết Vật liệu: Da bò thuộc, da lợn Lót mũ giầy Kết cấu từ số ít chi tiết

Vật liệu: Da bò thuộc, da lợn Tăng cường tạo dáng (pho mũi,

pho gót)

Cấu trúc cứng hoặc cấu trúc mềm đàn hồi

Vật liệu: Pho nhựa nhiệt dẻo hoặc cao su lưu hóa

Đế giầy Đế đúc, phẳng liền gót, hoa văn sâu chống trơn trượt

Lót giầy Lót đàn hồi, dày tối thiểu 5 mm

Vật liệu: Da lợn thuộc không nhuộm mầu và EVA xốp

Đế trong Cấu trúc không quá cứng

Vật liệu: Các tông (Texon), vải không dệt Công nghệ ráp đế giầy Công nghệ dán keo đế giầy

3.5. Kết luận chương 3

Đã tiến hành phân tích cấu trúc, nguyên vật liệu sử dụng của 6 mẫu giầy khảo sát theo phương pháp phân tích cấu trúc giầy đã xây dựng. Đánh giá được các đặc trưng cấu trúc của giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường nước ta.

Đã đánh giá chất lượng mẫu giầy tiêu biểu (mẫu giầy số 5) theo các đặc trưng tính chất cơ học và vật lý quan trọng của các vật liệu làm các chi tiết bên ngoài của mũ giầy, các chi tiết lót mũ giầy, chi tiết đế trong và chi tiết lót giầy, cũng như theo độ bền mối dán đế giầy với mũ giầy.

Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kết hợp với kết quả khảo cứu tài liệu đã đề xuất cấu trúc và nguyên vật liệu sử dụng cho giầy tiểu đường nước ta.

KẾT LUẬN CHUNG

1) Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, bàn chân bệnh nhân thường bị loét, bị biến dạng, do vậy việc chăm sóc, bảo vệ bàn chân bệnh nhân là rất quan trọng. Giầy chuyên dụng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bàn chân bệnh nhân tiểu đường trước các tác động từ môi trường bên ngoài, giảm tỷ lệ loét bàn chân.

2) Trên thế giới các bệnh nhân tiểu đường được sử dụng các loại giầy dành riêng cho người tiểu đường. Các loại giầy này được thiết kế và sản xuất trên cơ sở các yêu cầu bảo vệ và chăm sóc bàn chân người tiểu đường. Ở nước ta chưa thực sự quan tâm nghiên cứu sản xuất loại giầy này, người bệnh tiểu đường đang dùng các loại giầy dép thông dụng như của người khỏe mạnh.

3) Cho đến nay chưa có các quy định, quy chuẩn riêng cho giầy tiểu đường. Giầy cho bệnh nhân tiểu đường được làm từ các loại vật liệu cho giầy thông thường (nhưng cần mềm mại hơn, các yêu cầu vệ sinh, sinh thái phải cao hơn). Giầy cho bệnh nhân tiểu đường cần đáp ứng các yêu cầu của giầy thông thường, trong đó chú trọng các tiêu chí: Giầy vừa chân, tính vệ sinh và sinh thái.

4) Kết quả nghiên cứu khảo sát các mẫu giầy tiêu biểu hiện đang có trên thị trường nước ta cho thấy:

 Cấu trúc giầy hướng đến sự phù hợp với đặc điểm bàn chân bệnh nhân tiểu đường: các loại giầy không quá kín (giầy thuyền, giầy thấp cổ), giầy mềm, mũi cao và rộng, có gót thấp, đế bằng liền gót có hoa văn sâu, lót giầy đàn hồi, có quai cài và băng nhám.

 Số lượng các chi tiết cấu thành mũ giầy và lót mũ giầy ít hơn giầy thông thường, làm giảm số lượng các đường may ráp nối thô ráp gây tổn thương bàn chân. Mũ giầy được dán với đế giầy.

 Nguyên vật liệu chủ yếu được sử dụng làm mũ giầy là da thuộc, một số mẫu có kết hợp với vật liệu dệt. Lót giầy được làm từ các loại vật liệu xốp đàn hồi như EVA hoặc PU kết hợp với da thuộc. Đế giầy được làm

từ cao su hoặc cao su nhiệt dẻo, tuy có độ bền cao nhưng khối lượng lớn nên làm giảm tính tiện nghi của giầy.

 Về cơ bản các loại vật liệu được sử dụng làm giầy có các tính chất cơ học tốt, tuy nhiên các tính chất vệ sinh vật lý chưa đáp ứng yêu cầu đối với giầy thông dụng (trong khi đó giầy cho bệnh nhân tiểu đường cần đáp ứng tốt các yêu cầu về tính vệ sinh) nên bàn chân bệnh nhân nhanh bị ẩm ướt.

 Độ bền mối dán đế giầy mới đáp ứng khoảng 70% yêu cầu.

 Cho đến nay, ở nước ta chưa có phom giầy để sản xuất giầy riêng cho bệnh nhân tiểu đường, do vậy có thể giầy chưa thực sự vừa chân và tiềm ẩn nguy cơ làm loét chân bệnh nhân.

Các kết quả nhận được từ nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm thiết kế và chế tạo các mẫu giầy chuyên dụng phù hợp với bàn chân bệnh nhân tiểu đường và các điều kiện kinh tế xã hội nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Nguyễn Huy Cường, Tạ Văn Bình. Nghiên cứu dịch tễ bệnh đái tháo đường và giảm dung nạp glucose ở khu vực Hà Nội, Hội nghị khoa học toàn quốc lần II của hội

Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam, 2003.

[2] Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê. Bệnh đái tháo đường. Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.

[3] Tạ Văn Bình (2003), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường - Các yếu tố nguy cơ và các

vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[4] Phạm Thị Lan Anh. Hiệu quả kiểm soát glucose máu, cải thiện một số chỉ tiêu hóa

sinh của thực phẩm chức năng chiết xuất từ lá vối - ổi - sen (VOSCAP) trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại Hà Nội, luận án tiến sĩ, 2014.

[5] Phan Sỹ Quốc, Lê Huy Liệu (1992), "Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Hà Nội", Tạp chí nội khoa, Hội Nội khoa Việt Nam, tr.2-4.

[6] Mai Thế Trạch, Diệp Thanh Bình, và cs "Dịch tễ học và điều tra cơ bản về bệnh

tiểu đường ở nội thành TP.HCM", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 4 (5),

tr.24-27.

[7] Nguyễn Kim Hưng, Trần Thị Hồng Loan và cộng sự (2001), "Điều tra dịch tễ học

bệnh ĐTĐ ở người trưởng thành (≥ 15 tuổi) năm 2001 tại TP. HCM "Chuyên đề vấn

đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp: Tiểu đường, Hội Y Dược học Thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở Việt Nam các phương pháp điều trị

và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[9] Tạ Văn Bình (2008), Điều tra đái tháo đường toàn quốc năm 2008, Viện Nội tiết Trung ương, Hội nghị Khoa học Hội dinh dưỡng Việt Nam lần thứ 4.

[10] Đỗ Thị Ngọc Diệp, Lê Trung Đức Sơn và và cộng sự (2008), Khảo sát dịch tễ học bệnh ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ liên quan ở cư dân Tp HCM, Trung tâm Dinh

dưỡng Tp. HCM.

[11] Mai Thế Trạch, 2003. Biến chứng mạn tính của đái tháo đường. Nội tiết học đại

cương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Việt Nam.

[12] Tạ Văn Bình. Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng và cộng sự, 2011. Dịch tễ

học bệnh Đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh Đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn năm 2011. Một số công

trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của các dự án quốc gia thực hiện tại Bệnh viên Nội Tiết 1969 – 2003, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Việt Nam, tr. 173 – 200.

[13] Nguyễn Thị Lâm. Thực trạng loét bàn chân và sử dụng giầy, dép của bệnh nhân

đái tháo đường tại bệnh viện nội tiết trung ương. Luận văn thạc sỹ y học, 2012.

[14] Nguyễn Thị Lạc, 2011. Đặc điểm bệnh đái tháo đường và một số biến chứng thường gặp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng trong 5 năm (2005 - 2009). Luận

văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Việt Nam.

[15] Tạ Văn Bình, 2006. Nghiên cứu theo dõi biến chứng đái tháo đường ở bệnh nhân

đến khám lần đầu tại bệnh viện Nội tiết. Nhà xuất bản y học. Hà Nôi, Việt Nam, tr.

413.

[16] Nguyễn Thu Quỳnh, 2007. Nghiên cứu đặc điểm của tổn thương loét bàn chân ở

bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại bệnh viện Nội tiết từ 6/2006 đến 12/2006. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học - Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên

ngành Nội tiết và chuyển hóa lần III. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Việt Nam, tr. 310 – 316.

[17] Đào Vĩnh Sơn. Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái

tháo đường. Viện Nghiên Cứu Da Giầy, số 201.11.RD/HĐ-KHCN. 2011.

[18] Tạ Văn Bình, 2007. Bệnh lý bàn chân đái tháo đường. Những nguyên lý nền tảng

bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Việt Nam, tr.

568 – 596.

[19] Bùi Văn Huấn, Đỗ Thị phương, Cao Thị Kiên Chung. Nghiên cứu đánh giá đặc

trưng biến dạng nén và tính chất vệ sinh của lót giầy đàn hồi. Tạp chí Khoa học và

[20] Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Bay (2009), "Tác dụng kiểm soát đường máu của

viên nang khổ qua trên bệnh nhân đái tháo đường Type 2", Y Học TP.Hồ Chí Minh

13(6), tr. 368-376.

[21] Mai Thế Trạch, Diệp Thanh Bình và cộng sự "Dịch tễ học và điều tra cơ bản về

bệnh tiểu đường ở nội thành TP.HCM", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 4 (5),

tr. 24-27.

Tiếng anh

[22] WHO (2000), "Report of exper committee on diagnosis and classification of

diabetes Mellitus", Diabets care 23 (1).

[23] Papanas N., and Maltezos E (2009). The Diabetic foot: A global threat and a huge

challenge for Greece. Dpt of Internal Medicine, Democritus University of Thrace,

Alexandroupolis, Thrace, Greece. Hippokratia, Quarteriy Medical Journal, 2009 Oct-

Dec 13(4); pp.199–204.

[24] Bus Sicco A, Haspels Rob, Busch-Westbroek, Tessa E (2011). Evaluation and Optimization of Therapeutic Footwear for Neuropathic Diabetic Foot Patients Using

In-Shoe Plantar Pressure Anlysis, American Diabetes Association 34 (7); pp. 1595 –

1600.

[25] Marilyn Lord. Pressure redistribution by molded inserts in diabetic footwear,

Journal of Rehabilitation Research, 1994.

[26] Lavery Lawrence A, Vela Steven A, Fleischli John G, Armstrong Dvid G, Lavery David C (1997). Reducing plantar pressure in the neuopathic foot, Medical Sciences – Endocrinology 20 (11); pp. 1706 – 1710.

[27] Chu-Hsuan Lee, Rong-Qi Chen, The Customization of 3D Last Form Design Based On Weighted Blending, Shih-Wen Hsiao, 2014.

[28] José Antonio Bernabéu b, Michele Germani a, Marco Mandolini a, Maura Mengoni a, Chris Nester c, Steve Preece c, Roberto Raffaeli a. CAD tools for designing shoe lasts for people with diabetes, 2013 (977 - 990).

[29] Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006, The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Foot Problem.

Tiếng Nga

[30] Zukharev A.P, Vật liệu học trong sản xuất sản phẩm công nghiệp nhẹ. Matxcova, AKADEMIA, 2004

Các trang Web

[31] Trang web về vải không dệt camprella.

[32] Các trang web về vải kháng khuẩn làm lót giầy và vải không dệt camprella. [33] www.nlm.nih.gov/Claw foot: MedlinePlus Medical Encyclopedia Image [34] www.bienchungtieuduong.vn

[35] www. essymp toms.blogspot.com/ diabetes symptoms - type 2 diabetes - type 1 diabetes - what is types diabet

[36] www.sydney.edu.au/Charcot's Arthropathy [37] www.podiatrytoday.com

[38] www.mcare.com.vn [39] www.songkhoe.vn

[40] Footwear by Yurri Mial at Coroflot.com, The Role of Footwear in the Prevention

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại việt nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ liệu (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)