Kết quả phân tích hình dạng và kích thước các chi tiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại việt nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ liệu (Trang 64 - 68)

6. Đóng góp của tác giả

3.1.2. Kết quả phân tích hình dạng và kích thước các chi tiết

Kết quả phân tích hình dạng và kích thước các chi tiết của các mẫu giầy khảo sát thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả phân tích hình dạng và kích thước các chi tiết của các mẫu giầy khảo sát

Mẫu Hình ảnh

Chi tiết mặt mũ giầy Chi tiết lót mũ giầy

Mũi Sân Thân Hậu Lưỡi gà Lót mũi Lót

thân Lót hậu

1

2

stt Mẫu Chi tiết mặt mũ giầy Chi tiết lót mũ giầy

Mũi Sân Thân Hậu Quai Lót mũi Lót thân Lót hậu

4

5

Nhận xét:

Từ kết quả phân tích chi tiết của 6 mẫu giầy được chọn có đặc điểm như sau.

Chi tiết bên ngoài của mũ giầy: Các chi tiết bên ngoài được thiết kế mảnh lớn ít

chia nhỏ chi tiết, không có các chi tiết trang trí bên ngoài, điều này hoàn toàn hợp lý vì các chi tiết mảnh lớn sẽ hạn chế được các đường ráp nối các chi tiết, nhằm mục đích chống cộm cho chiếc giầy giảm thiểu sự cọ xát vào bàn chân khi di chuyển.

Chi tiết lót của mũ giầy: Các chi tiết lót mũ giầy được thiết kế mảnh lớn và được

chia làm 2 chi tiết là lót mũi và lót hậu nhằm hạn chế các điểm ráp nối. Các điểm ráp nối được nằm giữa điểm mang trong và mang ngoài của bàn chân, đây là điểm ít có sự cọ xát khi mang giầy, giữa các điểm ráp nối được sử dụng bằng keo dán.

Chi tiết đế trong: Trong 6 mẫu giầy được chọn chi tiết đế trong có hình dáng

giống nhau, có 1 đế không có đế lửng và độn sắt, chất liệu đều được sử dụng bằng texon (giấy chịu nước), an toàn sinh thái, hút ẩm rất tốt. Điều này rất quan trong đối với giầy cho người BTĐ, người BTĐ mang giầy liên tục trong ngày ngoại trừ lúc đi ngủ. Do vậy không tránh khỏi việc ra mồ hôi trong quá trình mang giầy.

Chi tiết lót giầy: Hình dạng chi tiết lót giầy của 6 mẫu giầy giống nhau, đều có 2

lớp, lớp mặt được sử dụng bằng vật liệu tự nhiên (da lợn), lớp dưới được sử dụng bằng vật liệu EVA đúc có độ dày 5 mm có phần độn vòm mang trong của bàn chân giúp nâng vòm bàn chân, chỉnh hình, giảm áp lực, êm chân. Phần này được thiết kế như một miếng đệm với chức năng duy trì độ ổn định của bàn chân (điểm này rất quan trọng đối với những người thường xuyên mang giầy nó giúp bàn chân không bị mỏi, nhất là đối với bệnh nhân BTĐ phải mang giầy thường xuyên) và rất êm. Điều này rất quan trọng đối với những người bị bệnh, đồng thời cũng tạo điều kiện phân bố áp lực đồng đều lên bề mặt lòng bàn chân, tránh tập trung áp lực lên lòng bàn chân gây loét chân.

Chi tiết đế giầy: Qua nghiên cứu từ 6 mẫu giầy đa số phần chi tiết đế ngoài được

sử dụng đế đúc chất liệu bằng cao su tổng hợp và cao su nhiệt dẻo. Qua đây cho thấy đế cao su tổng hợp và cao su nhiệt dẻo có độ bám dính (ma sát tốt với bề mặt), độ

mềm uốn tốt, độ đàn hồi tốt. Ngoài ra phần dưới đế giầy có nhiều gai và các vân lượn sóng giúp hỗ trợ chống trơn trượt tối đa ... điều này rất quan trọng giúp cho nữ bệnh nhân khi mang giầy di chuyển được dễ dàng, an toàn, không bị trơn trượt và phân bố được áp lực lên phần lòng bàn chân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại việt nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ liệu (Trang 64 - 68)