Yêu cầu đối với giầy cho bệnh nhân tiểu đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại việt nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ liệu (Trang 25 - 27)

6. Đóng góp của tác giả

1.2.2. Yêu cầu đối với giầy cho bệnh nhân tiểu đường

Như đã đề cập ở trên, do bàn chân bị biến dạng (teo lớp đệm lòng bàn chân) nên áp lực lên lòng bàn chân không đều, tạo áp lực rất lớn ở phía dưới xương bàn chân, do vậy việc sử dụng giầy hợp lý còn giúp nâng đỡ bàn chân, phân bồ đều áp lực lên lòng bàn chân, làm giảm nguy cơ bị chai hoặc loét bàn chân [13].

Từ các đặc điểm bàn chân bệnh nhân BTĐ, kết hợp với các yêu cầu về mặt y học đối với giầy cho bệnh nhân tiểu đường [13] có thể đưa ra các yêu cầu chung sau đây đối với loại giầy này:

- Kiểu giầy thấp cổ hoặc cổ lửng có dây buộc hoặc dùng băng nhám (velcro) để dễ điều chỉnh cho giầy vừa vặn với bàn chân. Giầy có băng nhám còn thuận tiện cho các bệnh nhân gặp khó khăn khi cúi buộc dây giầy.

- Giầy có gót thấp từ 1,0 – 2,5 cm (gót không quá thấp) để đảm bảo phân bố áp lực bình thường nên bàn chân, đế giầy và gót rộng tạo độ vững chắc cho người bệnh khi đi đứng.

- Giầy phải vừa chân, có phần mũi cao và rộng (hình 1.11) để tránh ép nén cục bộ và tổng thể lên bàn chân, tổn thương da và các mạch máu, dây thần kinh hoặc làm trầy xước da [17].

Hình 1.11: Minh họa yêu cầu phần mũi giầy cho bệnh nhân tiểu đường (Mũi giầy cứng, rộng và sâu chứa đựng các ngón chân một cách thoải mái)

- Giầy bảo vệ bàn chân khỏi các tác động cơ học từ môi trường bên ngoài (các tác động va đập, đâm xuyên của các vật thể).

- Giầy mềm mại, lót êm không cộm để tránh tổn thương da bàn chân, tránh ép nén mạnh lên bàn chân khi đi lại (bẻ uốn).

- Lót giầy đảm bảo cho sự phân bố áp lực đều lên lòng bàn chân, giảm chấn (có độ êm) cho bàn chân, nâng đỡ bàn chân. Nếu có thể nên làm lót theo đặc thù bàn chân người bệnh.

- Giầy bảo vệ bàn chân khỏi bị lạnh hoặc không bị quá nóng (giữ nhiệt độ ổn định cho bàn chân).

- Giầy hạn chế tối đa tác động của vi khuẩn làm hôi chân và có thể gây bệnh lý cho bàn chân.

- Giầy đảm bảo các yêu cầu vệ sinh (độ hút ẩm, thải ẩm, thông hơi v.v.) đảm bảo cho bàn chân luôn khô ráo sạch sẽ. Các yêu cầu vệ sinh của loại giầy này cần phải cao hơn giầy thông thường.

bền màu, thuốc nhuộm azo gây ung thư hoặc dị ứng, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng formandehit trên vải v.v.) để không gây độc hại cho bàn chân. Các yêu cầu sinh thái của loại giầy này cũng cần phải cao hơn giầy thông thường [17].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại việt nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ liệu (Trang 25 - 27)