6. Đóng góp của tác giả
1.4. Kết luận chương 1
1) Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và số lượng người mắc căn bệnh này ngày càng tăng mạnh, đặc biệt là ở nước ta. Một trong số các di chứng của căn bệnh này là loét bàn chân, làm biến dạng bàn chân v.v. do vậy việc chăm sóc bảo vệ bàn chân người bị tiểu đường là rất quan trọng. Giầy chuyên dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ bàn chân bệnh nhân tiểu đường.
2) Trên thế giới các bệnh nhân tiểu đường được sử dụng các loại giầy dành riêng cho người tiểu đường. Các loại giầy này được thiết kế và sản xuất trên cơ sở các yêu cầu bảo vệ và chăm sóc bàn chân người tiểu đường. Chúng có chất lượng tốt, tuy nhiên giá thành giầy còn khá cao chưa phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta. Ở nước ta chưa thực sự quan tâm nghiên cứu sản xuất loại giầy này, người bệnh tiểu đường đang dùng các loại giầy dép thông dụng như của người khỏe mạnh. Do vậy bàn chân dễ bị loét, dẫn đến phải cắt cụt ngón chân, bàn chân.
3) Theo các thông tin được công bố, cho đến nay chưa có các quy định, quy chuẩn riêng cho giầy tiểu đường. Tuy nhiên giầy cho bệnh nhân tiểu đường tối thiểu cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu của giầy thông thường. Bên cạnh đó, các tiêu chí như giầy vừa chân, các yêu cầu vệ sinh, sinh thái cần được chú trọng.
4) Để sản xuất giầy tiểu đường sử dụng các loại vật liệu tương tự như sản xuất giầy thông thường nhưng đòi hỏi độ mềm mại cao hơn, các yêu cầu vệ sinh, sinh thái phải cao hơn.
5) Các tính chất của vật liệu làm giầy tiểu đường, các chỉ tiêu chất lượng giầy tiểu đường được thử nghiệm theo các tiêu chuẩn tương tự như đối với vật liệu và giầy thông dụng, sử dụng các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU