Kết quả phân tích phương pháp ráp nối các chi tiết giầy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại việt nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ liệu (Trang 68 - 74)

6. Đóng góp của tác giả

3.1.3. Kết quả phân tích phương pháp ráp nối các chi tiết giầy

Sau khi quan sát và phân tách cấu trúc các mẫu giầy nghiên cứu, đã xác định được các cấu trúc đường may ráp nối các chi tiết mũ giầy như trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Cấu trúc các đường may ráp nối các chi tiết mũ giầy

Mẫu giầy Tên chi tiết may ráp Cấu trúc đường may

Mẫu 1

Mũi may với sân May chồng mép, may 2 đường chỉ song song cách mép 1,5 mm, dạng đường may thắt nút

Thân may với hậu Mũi + sân may với thân + hậu

May lót May đấu chập, may 1 đường chỉ cách mép 1,5 mm, dạng đường may thắt nút

May phần mặt và phần lót

May chồng mép, may 2 đường chỉ song song dạng đường may thắt

nút sau khi may xong xén phần lót dư

Mẫu 2

Mũi may với sân May chồng mép, may 2 đường chỉ song song cách mép 1,5 mm, dạng đường may thắt nút

Thân 1 may với thân 2 Thân may với hậu

Lót mũi may lót thân

May lót thân May đấu hậu, may cách mép 1,5mm May phần mặt và phần

lót

May đấu lộn vòng cổ và nẹp ôdê

Mẫu 3

May viền lưỡi gà chi tiết mũi

May viền dạng gấp 2 mép, đường may cách mép viền 1 mm, dạng đường may thắt nút

Phần mũi may với lót mũi

May chồng mép, may 2 đường chỉ song song dạng đường may thắt

nút sau khi may xong xén phần lót dư

May trang trí thân trong + thân ngoài

May 2 đường song song cách nhau 2mm, dạng đường may thắt nút

Mũi may với thân Đường may chồng mép, mũi đè lên thân May đấu hậu chi tiết

thân ngoài và thân trong

Đường may đấu chập hậu, cách mép 1,5mm

May lót thân trong + thân ngoài

May phần thân + phần lót thân

Đường may đấu lộn vòng cổ

May phần mũi + phần thân hậu

Đường may chồng mép

Mẫu 4

May quai ngoài + nhám Đường may chồng mép May lót quai trong + xù

Quai ngoài + quai trong Đường may đấu hậu tẻ mép, cách mép 2,0 mm

Lót quai ngoài + lót quai trong

Phần mặt + phần lót Đường may đấu lộn vòng cổ

Mẫu 5

Mũi + thân hậu Đường may chồng mép, dạng đường may thắt nút

May quai + lót quai + xù nhám

Phần mặt + quai Lót mũi + lót hậu

Phần mặt + phần lót Đường may đấu lộn vòng cổ giầy

Mẫu 6

Chi tiết mặt Đường may đấu hậu, tẻ mép

Lót mũi + lót hậu Đường may chồng mép, dạng đường may thắt nút

Phần mặt + phần lót Đường may chồng mép và xén lót dư Viền vòng cổ giầy May viền dạng gấp 2 mép, đường may

cách mép viền 1 mm dạng đường may thắt nút

Bảng 3.4: Các bước ráp nối chi tiết mũ giầy mẫu số 5 STT Các bước ráp nối chi tiết

mũ giầy Hình minh họa

1

Bôi keo dán mũi + hậu giầy

2

May mũi + thân hậu

3 May quai + lót quai + xù nhám

4 Dán quai vào thân hậu

5 May khóa nhám vào thân

6

Dán lót mũi + lót thân hậu

7 May lộn vòng cổ phần mặt + lót

Nhận xét: Do cấu trúc từ số lượng nhỏ chi tiết (ít chi tiết) mũ giầy và lót mũ giầy nên trên mũ giầy có ít đường may. Việc giảm tối đa số lượng các đường ráp nối chi tiết trên mũ giầy góp phần tránh gây tổn thương bàn chân do các chỗ ráp nối thô ráp, đặc biệt là các chỗ ráp nối các chi tiết lót mũ giầy. Thậm chí có kiểu giầy đã sử dụng lót nguyên (lót cấu trúc từ một chi tiết). Với cấu trúc này, chỉ cần may ráp nối các mép hậu của lót, toàn bộ lót mũ giầy êm phẳng.

Mép trên của cổ giầy là chỗ tác động mạnh đến bàn chân. Một số mẫu giầy sử dụng kết cấu may lộn hoặc may viền mép để cho mép cổ giầy có độ mềm mại tránh làm tổn thương bàn chân. Một số mẫu giầy (mẫu 2, mẫu 5, mẫu 6) có sử dụng đệm mút xốp ở phần cổ giầy, tạo cho phần này độ êm xốp, tạo cảm giác dễ chịu cho bàn chân.

Bảng 3.5: Kết quả phân tích các mối ráp đế giầy

STT Loại đế Chất liệu đế Phương pháp ráp đế

Mẫu 1 Đế tấm Cao su Dán keo

Mẫu 2 Đế tấm Cao su, dày 5 mm + xốp EVA

dày 15 mm Dán keo

Mẫu 3 Đế đúc Cao su, dày 4,50 mm Dán keo

Mẫu 4 Đế đúc Cao su nhiệt dẻo, dày 5,50 mm Dán keo Mẫu 5 Đế đúc Cao su nhiệt dẻo, dày 5,50 mm Dán keo Mẫu 6 Đế đúc Cao su nhiệt dẻo, dày 5,50 mm Dán keo

 Kết quả phân tích các mối ráp đế giầy của 6 mẫu giầy được khảo sát cho thấy các mẫu giầy đều được ráp đế bằng phương pháp dán keo nên các chi tiết phần đế giầy tương tự như nhau. Phương pháp dán keo được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay để ráp đế giầy, cho phép giảm độ cứng của kết cấu phần đế giầy hay giảm độ cứng bẻ uốn ở phần khớp ngón. Do vậy phương pháp này rất phù hợp để sản xuất các loại giầy mềm mại cho bệnh nhân tiểu đường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại việt nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ liệu (Trang 68 - 74)