Thực trạng các nguồn vốn tập trung cho ngành

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về Kế hoạch chitiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo (Trang 72 - 74)

II. Giải pháp thực hiện kế hoạch chi tiêu 2008-2009 ngành Giáo dục và Đào tạo

a. Thực trạng các nguồn vốn tập trung cho ngành

Nguồn vốn đầu tư công cộng dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục được ưu tiên. Nguồn vốn NSNN tiếp tục tăng, đảm bảo chi cho giáo dục và đào tạo (bao gồm cả chi thường xuyên) đảm bảo đạt tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước trước năm 2008 (sớm hơn nghị quyết đề ra 2 năm). Tiếp tục phát hành công trái giáo dục để đầu tư kiên cố hóa hệ thống trường lớp phổ thông; đầu tư bổ sung phòng học cho các trường tiểu học để tạo điều kiện cho học sinh học 2 buổi một ngày. Căn cứ vào tình hình đầu tư, dự kiến trung bình giai đoạn 2008-2009 đầu tư công cộng cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt khoảng 19,2 nghìn tỷ, tăng gấp 3,1 lần so với giai đoạn 2001-2005 và 1,3 lần so với năm 2007, chiếm 6,6% tổng nguồn vốn đầu tư công cộng. Nguồn vốn đầu tư công cộng được huy động từ các nguồn sau:

Bảng 15: Vốn đầu tư công cộng lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: Nghìn tỷ đồng STT Nguồn vốn TH 2006 TH 2007 DB 2008 DB 2009 BD 2010 TỔNG SỐ 10,5 14,7 18,2 20,2 23,4 1 Ngân sách nhà nước 8,6 11,3 13,9 15,6 18,3 2 Tín dụng chính sách 0,09 0,09 0,09 0,01 0,01 3 Doanh nghiệp nhà nước 0,6 0,6 0,8 0,09 1,1 4 Công trái giáo dục 0,5 1,0 1,0 1,0 5

Nguồn khác (đầu tư từ

thu xổ số kiến thiết) 1,2 2,2 2,4 2,6 2,9

(Nguồn: chương trình đầu tư công cộng giai đoạn 2006-2010)

Nguồn vốn NSNN dự kiến 2 năm trung bình khoảng 14,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3,1 lần so với giai đoạn 2001-2005 và gấp 1,3 lần so với năm 2007, chiếm khoảng 77,9% tổng nguồn vốn đầu tư công cộng của ngành. Một số công trình dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2008-2009 là: Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Cần Thơ; Đại

học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Nông nghiệpI; Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Tây Bắc; Đại học Thủy Sản Kiên Giang; Đại học Đà Nẵng; Đại học An Giang; Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Hồng Đức; Đại học Hùng Vương; Đại học Huế; Đại học Kiến Trúc Hà Nội; Đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Phạm Văn Đồng; Đại học Phú Yên; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Đại học sư phạm Hải Phòng; Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; Đại học Sư phạm Thủ Đức; Đại học sân khấu Điện ảnh; Đại học Thái Nguyên; Đại học Tiền Giang; Đại học Y dược Cần Thơ; Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Y Hà Nội;…: chương trình giải quyết chỗ ở cho học sinh sinh viên các trường đại học, cao đẳng; Đào tạo giáo viên trung học và giáo viên chuyên nghiệp; Đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề ở Việt Nam; Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề; Dự án giáo dục trung học phổ thông; Dự án giáo dục trung học cơ sở; Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị đại học Tây Nam Hà Nội; Trung tâm đào tạo Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội; Xây dựng 40 trường dạy nghề trọng điểm; Xây dựng các trung tâm giáo dục quốc phòng cho học sinh sinh viên; Xây dựng trường trẻ khuyết tật Thành phố Cần Thơ; Đại học Hồng Đức; Đại học Hùng Vương; …

Nguồn vốn tín dụng chính sách trung bình khoảng 0,1 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ sơ với tổng vốn đầu tư công cộng của ngành. Tuy nhiên nguồn vốn này có tác động xã hội rất lớn, hỗ trợ cho các trẻ em nghèo được vay vốn đi học.

Nguồn vốn đầu tư khu vực doanh nghiệp nhà nước dự kiến trung bình khoảng 0,85 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư này các doanh nghiệp sử dụng đầu tư xây dựng cơ sở tập huấn đào tạo ngành, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, …

Nguồn công trái giáo dục dự kiến 2008 tiếp tục phát hành đầu tư kiên cố hóa hệ thống trường lớp học phổ thông; đầu tư bổ sung phòng học cho các trường tiểu học để tạo điều kiện cho học sinh học 2 buổi một ngày. Dự kiến giai đoạn 2007-2010 giải ngân được khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng.

Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết cho lĩnh vực này dự kiến giai đoạn 2008-2009 đạt 5 nghìn tỷ đồng. Nguồn thu này được các địa phương chủ động đầu tư xây mới, nâng cấp và trang thiết bị dạy học các cơ sở giáo dục tại địa phương.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về Kế hoạch chitiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w