1 Chi thường xuyên 1.924 2.723 41,5%
Tỷ trọng trong tổng chi NSNN của Bộ
GD&ĐT 63,0% 64,9%
2 Chương trình mục tiêu 230 243 5,6%
Tỷ trọng trong tổng chi NSNN của Bộ
GD&ĐT 7,5% 5,8%
3 Chi đầu tư 896 1.228 37,0%
Tỷ trọng trong tổng chi NSNN của Bộ
GD&ĐT 29,5% 29,3%
(Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo 2008)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học2.1. Về cơ sở vật chất 2.1. Về cơ sở vật chất
Năm học 2006-2007, cả nước có 557.027 phòng học mầm non và phổ thông, trong đó gần 28.801 phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm; 22.844 thư viện trường học (chiếm tỷ lệ 74% tổng số trường phổ thông), trong đó có 24% thư viện đạt tiêu chuẩn 01; hơn 1.806 phòng tập thể dục thể thao. Số phòng học cấp 4 và phòng học kiên cố là 467.727, chiếm tỷ lệ 89,6%. Riêng khối phổ thông xây mới được tổng số 32.580 phòng học, trong đó có 15.831 phòng học TH, 11.513 phòng học cho THCS và 5.236 phòng học cho THPT.
Tuy nhiên theo báo cáo từ các địa phương đến 30/6/2007, số phòng học của Tiểu học có 242.939 phòng (đáp ứng 90,7% so với nhu cầu), THCS có 147.290 phòng (đáp ứng 88,6% so với nhu cầu) và THPT có 57.528 phòng (đáp ứng 79,5% so với nhu cầu). Chưa đến 50% trường có kho chứa thiết bị đáp ứng so với nhu cầu, cụ thể: Tiểu học có 7.828 kho (đáp ứng 42,6% so với nhu cầu), THCS có 6.882 kho (đáp ứng 48,7% so với nhu cầu), THPT có 1.634 kho (đáp ứng 50,4% so với nhu cầu). Phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn còn thiếu, toàn quốc trường THCS chỉ có 113.910 phòng trên tổng số 163.800 lớp, trường THPT chỉ có 5.104 trên tổng số 24.298 lớp. Cụ thể:
- Tổng số phòng thí nghiệm hiện có/tổng số phòng cần có đạt: 22,4% - Tổng số phòng đựng thiết bị hiện có/tổng số phòng cần có đạt:
45,7%
- Tổng số phòng học bộ môn hiện có/tổng số phòng cần có: đạt 14,5%
Bảng 14: Tình hình phòng học các trường phổ thông năm học 2006- 2007
(Đơn vị: tỷ đồng)
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tổng số % bán KC và tạm Lớp/phòng học Tổng số % bán KC và tạm Lớp/phòng học Tổng số % bán KC và tạm Lớp/phòng học Toàn quốc 242.939 52,94 1,11 147.290 29,8 1,11 57.528 17,0 0,17 ĐBS.Hồng 42.764 21,92 1,00 33.983 15,3 0,96 13.855 11,7 0,10 Đông Bắc 38.872 63,36 1,03 23.744 35,2 0,95 9.440 27,9 0,90 Tây Bắc 14.333 66,38 1,06 6.950 35,6 0,95 2.009 16,5 0,98
Bắc T.Bộ 33.504 48,76 1,04 23.191 35,2 1,12 8.594 19,4 0,21 Nam T.Bộ 21.375 63,69 1,07 11.301 32,2 1,34 4.934 14,5 0,23 T.Nguyên 16.724 72,99 1,33 9.197 36,0 1,26 3.668 9,9 0,22 Đ.Nam Bộ 30.446 41,81 1,21 17.968 23,7 1,22 6.299 9,3 0,54 ĐBSCL 44.921 67,26 1,23 20.956 40,7 1,31 8.729 21,4 0,24
(Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo 2008)
Chương trình kiên cố hóa trường lớp đã góp phần quan trọng tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa. Theo báo cáo của các địa phương, đến tháng 12/2006, đã xây dựng 74.011 phòng học, trong đó số phòng học đã triển khai xây dựng thuộc danh mục báo cáo tháng 8/2002 là 47.475/59.572 phòng (tỷ lệ 79,7%). Số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 63.791 phòng đạt tỷ lệ 86,2%. Đang tiến hành làm thủ tục đầu tư xây dựng (lập trình duyệt báo cáo đầu tư, thiết kế dự toán, chọn đơn vị thi công…) để triển khai thi công tiếp 12.097 phòng. Một số tỉnh đã hoàn thành được mục tiêu, xây dựng đủ hoặc vượt số phòng học được phê duyệt theo Quyết định 159/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thái Nguyên, Phú Thọ).
Tổng số vốn đã huy động để thực hiện Chương trình (các nguồn vốn) là 9.284 tỷ đồng, gồm: vốn TW hỗ trợ từ nguồn Công trái giáo dục 5.187 tỷ đồng; ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) là 3.174 tỷ đồng, các doanh nghiệp, nguồn khác là 913 tỷ đồng. Trong đó, số vốn đã giải ngân đến hết tháng 3/2007 là 4.799 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 92,3% số vốn TW hỗ trợ từ nguồn phát hành công trái giáo dục năm 2003(đợt 1). Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, hàng chục nghìn phòng học kiên cố được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng. Chất lượng các công trình xây dựng nhìn chung được đảm bảo. Việc thực hiện chương trình đã góp phần làm thay đổi cơ bản điều kiện cơ sở vật chất trường lớp học tại các địa phương, góp phần ổn định quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu vùng xa, vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc.
Tuy nhiên, số phòng học tạm vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn đòi hỏi phải có kế hoạch thay thế bổ sung kịp thời, toàn quốc vẫn còn 54.525 phòng tạm bằng tranh tre nứa lá cần thây thế trong đó mầm non có 13.693 phòng, tiểu học có 17.981 phòng, THCS: 5.785 phòng, THPT: 15.711 phòng. Số phòng học tuy đạt tiêu chuẩn cấp 4 nhưng đã qua sử dụng 30-40 năm cần sửa chữa/thay thế rất nhiều. Vùng ĐBSCL, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều phòng phải học 3 ca, phòng học tạm (cấp 4 đã sử dụng trên 40 năm, vật liệu là tranh, tre, nứa, lá…).
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các tỉnh phấn đấu tập trung đầu tư xây dựng CSVC cho các trường học đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, hiện mầm non có 1.106/11.444 trường, Tiểu học có 4.051/14.839 trường, THCS có 678/10.534 trường và THPT có 115/2.355 trường đạt tiêu chuẩn.
Cùng với những thành tính đã đạt được, Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học vẫn còn một số tồn tại và khuyết điểm là: việc khảo sát, báo cáo số lượng phòng học 3 ca, phòng học tạm thời, tranh tre nứa lá tại thời điểm tháng 8-2002 không chính xác, số phòng học các địa phương triển khai xây dựng tuy nhiều hơn số phòng học cần xây dựng, nhưng số phòng đúng danh mục báo cáo chỉ là 47.475 phòng học, đạt tỷ lệ 79,7%; một số địa phương đã sử dụng một phần ngân sách trung ương hỗ trợ không đúng mục đích; tiến độ xây dựng và giải ngân của nhiều tỉnh còn chậm; công tác thông tin, tuyên truyền ít và thiếu thường xuyên; các doanh nghiệp tham gia đóng góp thực hiện Chương trình rất thấp.
2.2. Về trang thiết bị, phương tiện dạy học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu và các văn bản hướng dẫn các địa phương về tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản của bộ thiết bị dạy học tối thiểu
để có kế hoạch mua sắm phục vụ cho tập huấn, bồi dưỡng giáo viên trước năm học mới và đối chiếu, kiểm tra chất lượng thiết bị.
Một số sở giáo dục và đào tạo đã chủ động tham mưu với UBND và các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố, thực hiện việc phân cấp quản lý trong triển khai cung ứng thiết bị dạy học, tổ chức nghiệm thu khi mua sắm và tổ chức tập huấn giáo viên sử dụng trang thiết bị theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về kinh phí mua sắm trang thiết bị:
Theo báo cáo từ các địa phương và kết quả các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học năm 2006-2007, hầu hết các địa phương chi đủ kinh phí theo tỷ lệ hỗ trợ để mua sắm sách giáo khoa, sách giáo viên và sách tham khảo cho thư viện, cho giáo viên đứng lớp và cho học sinh thuộc diện chính sách. Thực hiện bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên cốt cán và giáo viên dạy đại trà về đổi mới nội dung sách giáo khoa lớp 10 trước năm học mới. Mua sắm thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành. Nhiều địa phương đã chủ động dành một phần kinh phí đáng kể để đầu tư CSVC phục vụ đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa (xây bổ sung phòng học, phòng thực hành, phòng học bộ môn, nhà kho, mua sắm bàn ghế, bảng đạt tiêu chuẩn) bên cạnh đó một số địa phương, ngoài phần ngân sách Trung ương hỗ trợ, vẫn chưa bổ sung kinh phí để mua sắm đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định: Hưng Yên (lớp 5 đạt 81,9% và lớp 10 đạt 51,1%), Cần Thơ (lớp 5 đạt 83,3% và lớp 10 đạt 87%), Phú Thọ (lớp 5 đạt 82,6%...)…
Tuy nhiên, năm học này tiến độ triển khai mua sắm thiết bị dạy học còn chậm ở phần lớn các địa phương, đến tháng 12/2006 có 23 địa phương có thiết bị dạy học cung ứng về đến nhà trường, đến tháng 4/2007 có thêm 29 tỉnh đã cung ứng đủ thiết bị, đến tháng 5/2007 còn 9 tỉnh chưa cung ứng đủ 100% thiết bị dạy học và đặc biệt tới tháng 6/2007 vẫn còn 6 tỉnh chưa
hoàn thành việc cung ứng thiết bị dạy học: Bình Định, Bình Thuận, Hà Tây, Hưng Yên, Lạng Sơn, Thái Bình.
Nguyên nhân của sự chậm trễ ở đây là : Đây là năm đầu tiên thực hiện Pháp lệnh về giá và luật đấu thầu, việc thẩm định giá được giao cho các địa phương thực hiện; các văn bản hướng dẫn còn chậm, chưa đồng bộ, chưa kịp thời; chưa có sự phối hợp đồng bộ ở các địa phương; vẫn còn thiếu cơ sở vật chất phòng đựng thiết bị, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, viên chức làm công tác thiết bị.