Những thuận lợi và thách thức chung khi thực thi kế hoạch

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về Kế hoạch chitiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo (Trang 69 - 72)

II. Giải pháp thực hiện kế hoạch chi tiêu 2008-2009 ngành Giáo dục và Đào tạo

2. Những thuận lợi và thách thức chung khi thực thi kế hoạch

Tuy rằng trong quá trình tính toán để hình thành khuôn khổ chi tiêu trung hạn 2007-2009, ngành Giáo dục và Đào tạo đã dự báo được một số vấn đề chung có tác động trực tiếp đến việc điều hành và thực hiện bảng cân đối tài khóa chi tiêu trung hạn; nhưng vẫn còn có những hạn chế, cần phải được tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu và cập nhật để xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn các chu kỳ tiếp theo.

Một số tác động ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu trung hạn cần chú ý:

Tác động cơ cấu chi tiêu ngân sách trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Đây là nét nổi bật trong những chu kỳ kế hoạch chi tiêu trung hạn sắp đến do Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, thay đổi bổ sung một số cơ chế chính sách kể cả thu ngân sách qua thuế và chi tiêu ngân sách để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và theo nguyên tắc đã cam kết với WTO. Cơ hội thu hút nguồn vốn nước ngoài cả ODA và FDI sẽ tốt hơn. Các xu hướng đó sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu chi tiêu chi tiêu của từng ngành. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa tiếp tục tăng nhanh làm phân bổ dan cư giữa các khu vực có những dịch chuyển trong từng vùng, từng miền làm cho thu nhập và chi tiêu cũng có những thay đổi. Đây là vấn đề cần được cập nhật, phân tích thêm để có những chính sách hợp

lý, góp phần tăng thêm tính bền vững trong chính sách tài khóa trung hạn của mỗi ngành.

Mối quan hệ cân đối nguồn lực giữa các ngành ở Trung ương với địa phương có tác động rất lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược quốc gia. Đặc biệt trong ngành Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động dịch vụ. Bởi lẽ các ngành này thực hiện chủ yếu tại địa phương.

Các dự toán kế hoạch chi tiêu trung hạn của ngành đã tính tới tác động của mối quan hệ này; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do sự hạn chế nguồn lực ở địa phương, nhất là ở địa phương còn khó khăn. Điều này cho thấy cần thiết tiếp tục tìm hiểu về tác động của các chính sách phân bổ nguồn lực của ngành từ trung ương tới địa phương, đến việc thực hiện chiến lược phát triển ngành.

Tác động của các chương trình đầu tư đối với chi tiêu thường xuyên trong tương lai.

Với cách bố trí cơ cấu đầu tư hiện nay cho từng chương trình đầu tư, khó có thể giữ mức cân đối hiệu quả giữa chi thường xuyên và chi đầu tư: ví dụ, giữa chi phí hình thành tài sản mới và duy tu bảo dưỡng tài sản đã được hình thành. Quy trình lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn có mục tiêu hỗ trợ đạt được mức cân đối hiệu quả; nói một cách khác là phải bố trí hợp lý chi đầu tư hình thành tài sản mới và chi thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các tài sản đó. Hiện đã có dấu hiệu tốt là các ngành thí điểm bắt đầu xác định ra những chi tiêu thường xuyên liên quan tới chi đầu tư. Tuy nhiên, công việc hiện nay rõ ràng mới chỉ trong giai đoạn đầu và còn nhiều việc phải làm để đảm bảo mối quan hệ này được hiểu rõ và các công cụ đánh giá nhu cầu ngân sách được cải thiện.

Tác động của việc bố trí chi tiêu hiện hành và chi tiêu sáng kiến mới trong năm tài khóa.

Mức vốn đề xuất cho chi tiêu cơ sở của các ngành thí điểm chiếm trung bình khoảng 65-70% tổng vốn đề xuất chi tiêu của ngành. Nguyên

nhân chủ yếu là do bố trí quá phân tán trong chi tiêu hiện hành, nhất là chi tiêu cho đầu tư. Các ngành chưa mạnh dạn xắp xếp chọn lựa để dứt điểm các dự án đầu tư theo đúng kế hoạch; điều này đã làm hạn chế chi tiêu cho việc thực hiện các sáng kiến mới – một khoản chi tiêu rất cần thiết hương tới tương lai. Vì vậy, việc cân đối với tỷ lệ thế nào giữa chi tiêu hiện hành và chi tiêu sáng kiến mới cần phải được xem xét, tính toán kĩ trong từng ngành, từng địa phương.

Tác động của mục tiêu phát triển của các ngành với năng lực ngân sách triển khai yêu cầu.

Trong số bốn ngành thí điểm, chỉ tính riêng về chi đầu tư đề xuất cho năm 2007 cao hơn mức đầu tư thực tế năm 2006 trên 70%. Mức trung bình chi ngân sách (cả thường xuyên và đầu tư) trong giai đoạn 2007-2009 cao hơn mức năm 2006 là 70%. Như vậy rõ ràng là mục tiêu phát triển của ngành đã vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.

Trong quá trình tính toán, nhiều ngành đề xuất sử dụng vốn ngoài cân đối ngân sách( nguồn thu để lại, các loại phí, lệ phí, nguồn trái phiếu, công trái, nguồn xã hội hóa, …) nhưng vẫn còn cao so với khả năng thực hiện. các đề xuất này có thể bản thân nó hợp lý nhưng về tổng thể sẽ có tác động tới khả năng bền vững trong cân đối ngân sách chi tiêu và những rủi ro trong quản lý tài chính công. Việc sử dụng các phương án ngoài ngân sách sẽ được đưa vào khuôn khổ tài khóa thế nào cho phù hợp cần được cân nhắc thêm.

Điều này đòi hỏi các ngành tiếp tục đành giá tác động của những đề xuất trong các dự toán chi tiêu của ngành nhằm sử dụng vốn ngoài ngân sách, vốn của các thành phần kinh tế khác, … để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành trong các chu kỳ xây dựng MTEF tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về Kế hoạch chitiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w