Thực trạng chi tiêu của ngành giáo dục 2006-

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về Kế hoạch chitiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo (Trang 52 - 56)

1. Về đầu tư cho giáo dục1.1.Kinh phí xây dựng cơ bản 1.1.Kinh phí xây dựng cơ bản

- Về đầu tư toàn ngành:

Năm 2006, vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) toàn ngành Giáo dục và Đào tạo (GD ĐT) được bố trí 9.705 tỷ (chiếm 17,6% tổng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo, tăng 46,5% so với năm 2005), trong đó vốn đầu tư XDCB của Bộ GD ĐT là 896 tỷ đồng, chiếm 29,5% trong tổng chi ngân sách giáo dục và đào tạo.

Năm 2007, taòn ngành được bố trí 11.530 tỷ đồng (tăng 18,8% so với 2006). Trong đó, vốn đầu tư phân bổ cho các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là 1.228 tỷ đồng, tăng 41,4% so với năm 2006.

Theo cơ chế phân cấp ngân sách của từng địa phương, việc phân bổ vốn đầu tư XDCB được thực hiện thông qua ngành chủ quản nên các Sở GD&ĐT không chủ động được trong công tác quản lý, phát triển CSVC các đơn vị thuộc phạm vi quản lý ngành trên địa bàn. Đặc biệt trong điều

kiện thực hiện chuẩn hóa và hiện đại hóa các CSVC kỹ thuật nhà trường phục vụ thực hiện đổi mới giáo dục, nhiều trường thiếu phòng học, thiếu phòng thí nghiệm bộ môn, không có thư viện… nhưng không được chủ động đề đạt để tập trung đầu tư giải quyết đồng bộ vì đơn vị có quyền quyết định không phải là đơn vị quản lý giáo dục nên không nắm bắt được nhu cầu cũng như không kịp thời đưa ra những ưu tiên phù hợp. Điều này gây nhiều khó khăn cho các cấp quản lý trong việc chỉ đạo, tổng kết, đánh giá thực hiện vốn đầu tư XDCB hàng năm, cũng như việc xây dựng kế hoạch, kế hoạch tăng cường CSVC toàn ngành.

- Về đầu tư các đơn vị trực thuộc Bộ:

Trong tổng số vốn được giao 1.228 tỷ đồng, vốn trong nước là 608,8 tỷ đồng, vốn vay là 619,2 tỷ đồng.

Trong đó có 6 Dự án thuộc nhóm A là 555,6 tỷ đồng (444,6 tỷ đồng từ nguồn vay các dự án; 111 tỷ đồng từ nguồn ngân sách cấp); dự án nhóm B có tổng số vốn 181 tỷ; 19 dự án Khoa học công nghệ, môi trường, công cộng, thể dục thể thao, cấp nước, quản lý nhà nước có tổng số vốn 128,08 tỷ đồng và 01 dự án nhóm C có tổng vốn 4,299 tỷ đồng. Việc bố trí sử dụng vốn năm 2007 đảm bảo theo tiêu chí ưu tiên cho các trường sư phạm trọng điểm, các trường ở vùng khó khăn mới thành lập và các dự án đang thực hiện còn nợ từ năm trước; khởi công và tập trung vốn hoàn thành các công trình xây dựng mới phòng học thí nghiệm, ký túc xá cho các trường.

Khối lượng giải ngân vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN của các đơn vị trực thuộc đạt trên 90%, không có nợ đọng (Trường ĐH Tây Bắc, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Nông nghiệp I…). Ngoài nguồn từ NSNN, các trường còn chủ động huy động từ nguồn thu học phí và nguồn thu hợp pháp khác để tăng cường cho các công trình phục vụ học tập, ký túc xá sinh viên.

Việc chấp hành các thủ tục đầu tư đã được tăng cường tốt, đảm bảo theo đúng thủ tục quy định. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều dự án chưa

tập trung giải quyết dứt điểm để công trình kéo dài, bị treo do chưa đủ vốn đền bù hoặc do quy hoạch gây lãng phí vốn và bức xúc cho các địa phương, như: Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên; có dự án chậm về thủ tục phải trả lại vốn hoặc giải ngân chậm làm đảo lộn kế hoạch chung (dự án Phát triển GDTHCS pha II xin chuyển gần 52 tỷ, dự án GDTH cho vùng khó khăn có 260,576 tỷ mới giải ngân được 83,7%, dự án Phát triển GDTHPT có 185 tỷ mới giải ngân được 88%, dự án đào tạo GVTHCS có 1.168 tỷ mới giải ngân được 67%...).

1.2. Kinh phí chi thường xuyên

Chi thường xuyên năm 2007 được giao 51.860 tỷ đồng (tăng 22,2% do với 2006), chiếm 77,7% tổng chi ngân sách cho GD&ĐT.

Mặc dù mức tăng chi thường xuyên cao như trên, nhưng vẫn chưa theo kịp với mức tăng quy mô lương tối thiểu, nên ở hầu hết các tỉnh, cơ cấu chi thường xuyên rất không cân đối. Chi tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương (nhóm 1) vẫn chiếm khoảng 85-90% và chi cho các hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa, hành chính quản lý… (nhóm 2) chỉ đạt khoảng 10-15% chi thường xuyên. Các tỉnh khó khăn, thiếu nguồn cân đối tại chỗ và phải nhận hỗ trợ của ngân sách Trung ương, những tỉnh thiếu giáo viên THCS và THPT là các tỉnh có cơ cấu nhóm chi mất cân đối nhất do phải trích chi khác để thanh toán tiền vượt giờ hoặc trả tiền thuê giáo viên dạy hợp đồng, thậm chí có tỉnh chỉ dành được 5% để chi cho các hoạt động không phải lương và có tính chất lương.

1.3. Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT có 7 dự án, năm 2006 được bố trí 2.970 tỷ đồng (tăng 67,8% so với 2005) và năm 2007 được bố trí 3.380 tỷ đồng (tăng 14% so với 2006). Kinh phí CTMTQG được bố trí tăng hàng năm tuy chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế nhưng đã tạo điều kiện

cho ngành giáo dục và đào tạo sắp xếp kinh phí thực hiện được các nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Phân bổ kinh phí CTMTQG năm 2007 cho từng dự án cụ thể như sau:

. Dự án duy trì PCGDTH, thực hiện PCGDTHCS: 170 tỷ đồng (tăng 13%)

. Dự án đổi mới chương trình nội dung SGK: 563 tỷ đồng (giảm 50%)

. Dự án đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường: 150 tỷ đồng (tăng 92%)

. Dự án đào tạo bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường CSVC các trường SP: 400 tỷ (tăng 45%)

. Dự án hỗ trợ GD miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng có nhiều khó khăn: 500 tỷ đồng (tăng 51%)

. Dự án tăng cường cơ sở vật chất trường học : 898,5 tỷ đồng (tăng 74%)

. Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề: 700 tỷ (tăng 40%)

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện CTMTQGGD&ĐT năm 2006 và 2007. Nói chung có thể đánh giá như sau: Kinh phí Chương trình mục tiêu đã hỗ trợ ngành thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm theo đúng tiến độ, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 41/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập giáo dục THCS; góp phần tăng cường đáng kể cơ sở vật chất trường học từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là chống xuống cấp, xây dựng mới phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá sinh viên và các công trình phụ trợ; Tăng cường trang thiết bị đồ dung dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục; Góp phần tích cực cho công tác bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên; Kinh phí CTMTQGGD&ĐT hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phương để xây dựng cơ sở vật chất

trường học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, được các cơ sở giáo dục và nhân dân đồng tình ủng hộ.

Tuy nhiên, còn một số hạn chế sau đây: Nguồn kinh phí CTMTQGGD&ĐT do ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm còn thấp so với nhu cầu rất lớn của ngành; phân bổ kinh phí còn bình quân, dẫn đến dàn trải; cơ chế quản lý điều hành Chương trình còn một số bất cập, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực điều hành của các cơ quan quản lý giáo dục địa phương; Việc kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, chấp hành chế độ báo cáo chưa tốt.

Bảng 13: Tổng hợp chi NSNN cho giáo dục và đào tạo năm 2006 và 2007 (Đơn vị : Tỷ đồng) II CHỈ TIÊU Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Tỷ lệ tăng I Tổng chi NSNN cho GD-ĐT 55.100 66.770 21,1%

1 Nội dung chi:

1.1 Chi thường xuyên 42.425 51.860 22,2% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ trọng trong chi NSGD&ĐT 77,0% 77,7%

1.2 Chương trình mục tiêu 2.970 3.380 13,8%

Tỷ trọng trong chi NSGD&ĐT 5,4% 5,1%

1.3 Chi đầu tư 9.705 11.530 18,8%

Tỷ trọng trong chi NSGD&ĐT 17,6% 17,3%

2 Cơ cấu chi:

2.1 Địa phương 46.284 55.950 20,9%

2.2 Trung ương 8.816 10.820 22,7%

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về Kế hoạch chitiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo (Trang 52 - 56)