0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG TÂY VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN (Trang 57 -59 )

Trong bối cảnh Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đã có dấu hiệu của rủi ro thanh khoản trên hệ thống ngân hàng. Hiện tượng lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2009 cho thấy rõ điều này. Sự thiếu hụt thanh khoản xuất phát từ một số ngân hàng cho vay vượt quá khả năng huy động tiền gửi cho thấy những ngân hàng này đang phụ thuộc khá nhiều vào lượng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Phương Tây đã áp dụng các biện pháp để phòng ngừa như sau:

• Thực hiện nghiêm ngặt và chặt chẽ về các qui định về dự trữ bắt buộc, đồng thời duy trì số dư tiền gửi thanh toán tại NHNN và duy trì số dư tiền mặt tại quỹ ở mức phù hợp.

• Tuân thủ chặt chẽ về tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản của NHNN, luôn duy trì tài sản lỏng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán đến hạn.

• Tăng cường tính minh bạch, hợp tác với các ngân hàng thương mại Việt Nam để luôn duy trì một hạn mức tín dụng đủ lớn trong từng thời kỳ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán phát sinh.

Do tuân thủ chặt chẽ các quy định về phòng ngừa rủi ro thanh khoản của NHNN và các quy định quản trị nội bộ như trên, năm 2008, mặc dù thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế có nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Phương Tây đã thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro thanh khoản, giữ nguồn vốn ổn định và tăng trưởng bền vững.

Trang 57

Bảng 13 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản của NH TMCP Phương Tây năm 2007-2009

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Tài sản thanh khoản

-Tiền mặt, vàng bạc

-Tiền gởi ở NHNN Việt Nam -Tiền, vàng gởi ở các TCTD khác Tổng 5.418 81.936 433.457 520.811 9.932 161.733 866.541 1.038.206 13.434 86.165 6.131.257 6.230.856 Cho vay ngắn hạn 300.387 435.382 540.736

Dư nợ cho vay 628.415 1.364.529 1.791.247

Tổng vốn huy động 841.780 1.478.991 8.967.685 Rủi ro thanh khoản

Xét theo chỉ tiêu 1 (%)

Tài sản thanh khoản - Vay ngắn hạn Tổng nguồn vốn huy động (tiền gửi) Xét theo chỉ tiêu 2 (%)

Dư nợ cho vay

Tổng nguồn vốn huy động (tiền gửi)

26,19 74,65 40,76 92,26 63,45 19,97

(Nguồn: Báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và tự tính chỉ tiêu rủi ro thanh khoản)

Nhìn chung qua các năm, nếu đo lường rủi ro thanh khoản của NH phải được đánh giá bằng nhiều tiêu chí khác nhau để phản ánh khách quan tình hình hoạt động của NH.

Nếu xét theo chỉ tiêu 1 là quan sát tài sản có tính lỏng so với vốn huy động

thì ở năm 2007 có mức độ rủi ro cao hơn các năm 2008-2009. Tỷ lệ này dần được tăng lên và đáp ứng mức thanh toán tức thời cao hơn trong những năm sau nghĩa là mức độ rủi ro thanh khoản giảm đi.

Nếu xét theo chỉ tiêu 2 thì năm 2007 có mức sử dụng vốn huy động khá cao đạt 74,65% tổng nguồn vốn huy động. Riêng năm 2009 tỷ lệ này đạt mức 92,26% là ngưỡng khá cao có thể gây ra rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, giai đoạn

Trang 58

này là lúc ngân hàng đang tăng vốn điều lệ nên tỷ lệ này không phản ánh đúng thực trạng tình hình hiện tại bởi NH đã dùng một phần vốn tự có để cho vay.

Như vậy nhìn chung NH TMCP Phương Tây đã kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản liên tục trong những năm 2007-2009. Tuy nhiên nếu NH duy trì kiểm soát rủi ro thanh khoản theo chỉ tiêu 1 ở mức cao sẽ làm NH giảm đáng kể lợi nhuận bởi NH phải duy trì những tài sản có tính lỏng cao mà lãi suất thu được lại thấp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG TÂY VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN (Trang 57 -59 )

×