0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG TÂY VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN (Trang 32 -32 )

3.3.1. Tình hình hoạt động cho vay

Năm 2007, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang trên đà phát triển mạnh. Hoạt động tín dụng đã được đa dạng theo các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và đa dạng hoá theo ngành nghề để đảm bảo thực hiện một cách chuyên sâu, chất lượng cao. Tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2007 là 82,89% so với năm 2006.

Đầu năm 2008, Ngân hàng TMCP Phương Tây đã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay tín dụng trong năm 2008, đến cuối năm 2008 dư nợ tín dụng Ngân hàng tăng 117,1% so với năm 2007. Tuy nhiên mức tăng trưởng tín dụng của năm 2009 tăng 31,27% so với cuối năm 2008, một phần phù hợp theo chủ trương kiểm soát tín dụng của NHNN và kiểm soát chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Bảng 2 Tăng trưởng tín dụng NHTMCP Phương Tây năm 2007 đến 2009 Năm 2009

Chỉ tiêu Năm

2007

Năm

2008 Quí 1 Cuối năm

Quí I/2010

Tổng dư nợ tín dụng

(triệu đồng) 628.415 1.364.529 1.231.059 1.791.247 1.236.704

Tăng trưởng dư nợ

tín dụng (%) 82,89 117,14 - 31,27 (30,96)

Vốn điều lệ

(triệu đồng) 200.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, năm 2008 và năm 2009 của Ngân hàng TMCP Phương Tây đã được kiểm toán, ba tháng đầu năm 2010 chưa kiểm toán)

Trang 32

Năm 2008 và đầu năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về kiểm soát tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của thị trường, và trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng, Ngân hàng TMCP Phương Tây liên tục có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng theo hướng phù hợp với điều kiện thị trường đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Nếu xét riêng dư nợ tín dụng quí 1/2009 so với quí 1/2010 thì tổng dư nợ tín dụng lần lượt đạt 1.231.059 triệu đồng và 1.236.704 triệu đồng. Tuy nhiên nếu so đến cả năm 2009 thì riêng quí I NH đã cấp tín dụng đến 68.73% điều này nói lên là cả 3 quí còn lại ngân hàng rất hạn chế cấp tín dụng do các yếu tố lãi suất, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN tác động.

Nền kinh tế trong nước và quốc tế vẫn chưa hoàn toàn hồi phục trong giai đoạn này nên đã ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động tài chính ngân hàng trong năm 2010, doanh số và dư nợ hoạt động cho vay của NH có nhiều biến động. Quý 1 năm 2010, dư nợ tín dụng của Ngân hàng giảm mạnh do một số khách hàng có rủi ro tín dụng cao khi đến hạn đáo hạn Ngân hàng không giải ngân lại. Mặt khác do hoạt động kinh doanh tín dụng có hiệu quả không cao do chi phí đầu vào huy động vốn tăng cao mà lãi suất cho vay đầu ra lại bị khống chế bởi lãi suất trần nên Ngân hàng giảm số dư huy động vốn và dư nợ tín dụng cũng giảm theo.

Trang 33 Đơn vị: triệu đồng 628,415 1,364,529 1,791,247 1,236,704 200,000 1,000,000 1,000,000 1,000,000 82.89% 117.14% 31.27% -30.96% -40.00% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2,000,000 31/ 12/ 2007 31/ 12/ 2008 31/ 12/ 2009 tháng 3/ 2010

Tổng dư nợ tín dụng Vốn điều lệ Tăng trưởng dư nợ tín dụng

Hình 6 Biểu đồ tăng trưởng tín dụng NHTMCP Phương Tây năm 2007 đến 2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, năm 2008 và năm 2009 của Ngân hàng TMCP Phương Tây đã được kiểm toán và 3 tháng đầu năm 2010 chưa kiểm toán)

Với số liệu 03 năm từ năm 2007 đến năm 2009 cho thấy liên tục qua các năm ngân hàng luôn có mức tăng trưởng cao đạt trung bình 77.10% mỗi năm. Điều này có thể nói lên tiềm năng thị trường tín dụng còn rất lớn đồng thời những sản phẩm tín dụng của NH đã đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bảng 3 Dư nợ tín dụng phân loại theo kỳ hạn của NH TMCP Phương Tây năm 2007 – 2009

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quý I/2010

Phân loại nợ theo

thời gian Số dư Tỷ lệ

(%) Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%) Nợ ngắn hạn 300.387 47,8 435.382 31,91 540.736 30,19 398.821 32,25 Nợ trung hạn 251.590 40,0 842.443 61,74 1.152.453 64,34 651.798 52,70 Nợ dài hạn 76.438 12,2 86.704 6,35 98.058 5,47 186.086 15,05 TổNG 628.415 100,00 1.364.529 100,00 1.791.247 100,00 1.236.705 100,00

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và Quý 1/2010 chưa kiểm toán của Ngân hàng TMCP Phương Tây).

Trang 34

Tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn của Ngân hàng năm 2008 là 68.09%, năm 2009 là 69.81%. và quý 1 năm 2010 là 67,75%. Tỷ trọng nguồn vốn sử dụng dài hạn cao nhằm tạo nguồn thu ổn định phục vụ việc mở rộng qui mô và tăng trưởng bền vững của Ngân hàng trong thời gian tới. Đồng thời giúp NH giảm thiểu tác động của lãi suất lên lợi nhuận.

3.3.2. Tình hình hoạt động thu nợ

Song song với hoạt động cấp tín dụng thì hoạt động thu nợ là hoạt động có tính chất quyết định quan trọng trong quá trình hoạt động của NH. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thẩm định ban đầu, nhưng nếu có chính sách hợp lý trong quá trình thu nợ vẫn có thể cải thiện một phần chất lượng nợ trong hệ thống. Tình hình chung trong quá trình thu nợ của NH TMCP Phương Tây qua các năm như sau:

Bảng 4 Tình hình huy động, cho vay và thu nợ của NH TMCP Phương Tây năm 2007 – 2009

(Đơn vị: triệu đồng)

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 Quí 1/2010

Tổng huy động tiền gửi từ khách hàng

572.452 859.372 3.309.043 2.707.442 Tổng dư nợ cho vay khách

hàng

628.415 1.364.529 1.791.247 1.236.704 Doanh số cho vay 426.334 1.964.300 1.738.156 428.647 Doanh số thu nợ 257.097 1.228.187 1.326.286 968.341

Nợ xấu cuối kỳ 6.938 34.703 37.498 20.979

Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ (%)

1,10 2,30 2,19 1,70

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và Quý 1/2010 chưa kiểm toán của Ngân hàng TMCP Phương Tây)

Lần lượt qua các năm 2007-2009 doanh số thu nợ luôn nhỏ hơn doanh số cho vay nhưng đến quí 1 năm 2010 đã có sự thay đổi. Doanh số thu nợ lại lớn hơn doanh số cho vay 539.694 triệu nguyên nhân là NH đã hạn chế cho vay trong

Trang 35

giai đoạn này. Chỉ trong quí 1/2010 doanh số thu nợ đã bằng 78.84% so với năm 2009 cho thấy NH đã đẩy mạnh hoạt động thu nợ nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo qui định của NHNN và tăng tính thanh khoản hệ thống.

Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tăng đáng kể trong năm 2008 so với năm 2007 ở mức 2,3% bởi trong giai đoạn này NH đang tăng vốn tự có và tăng hoạt động cho vay nên chưa kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên qua năm 2009 và quí I năm 2010 thì tỷ lệ này đã được kiểm soát tốt hơn tương ứng ở mức 2,19% và 1,7%. Điều này cho thấy NH đã có biện pháp kiểm soát hiệu quả hoạt động cho vay nhằm đảm bảo an toàn hơn trong hoạt động cấp tín dụng, góp phần đảm bảo nguồn vốn và đảm bảo lợi nhuận trong hoạt động.

(Đơn vị: Triệu đồng)

Hình 7 Biểu đồ doanh số cho vay, thu nợ và tỷ lệ nợ xấu ở NHTMCP Phương Tây năm 2007-2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và Quý 1/2010 chưa kiểm toán của Ngân hàng TMCP Phương Tây)

Tuy nhiên trong phương pháp áp dụng phân loại nợ của Việt Nam có tiêu chuẩn thấp hơn so với các nước khác trên thế giới, nên lượng nợ xấu sẽ tăng lên nhiều hơn nếu tính theo tiêu chuẩn kế toán Quốc tế (IFRS). Do đó, bản thân

Trang 36

Ngân hàng cần tự xây dựng tiêu chuẩn nội bộ cao hơn tiêu chuẩn quốc gia để vận hành nhằm giảm thiểu hơn nữa những tác hại do rủi ro nợ xấu gây ra.

3.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 3.4.1. Huy động vốn qua hình thức tiền gởi 3.4.1. Huy động vốn qua hình thức tiền gởi

Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đưa ra nhằm huy động được nguồn vốn trên thị trường với chủng loại đa dạng và đặc tính sản phẩm có nhiều điểm mạnh nên đã thu hút lượng vốn tăng nhanh chóng qua mỗi năm. Hầu hết các sản phẩm huy động vốn ở NH TMCP Phương Tây đều có những ưu điểm như lãi suất cao, tính cạnh tranh mạnh, giao dịch nhanh chóng, thủ tục nhanh gọn. Các sản phẩm dành cho đối tượng là cá nhân và tổ chức gồm:

Bảng 5 Các sản phẩm huy động vốn ở NH TMCP Phương Tây

CÁ NHÂN TỔ CHỨC

 Tiền gửi tiết kiệm bằng vàng

 Tiền gửi kỳ phiếu ghi danh

 Tiền gửi tiết kiệm VNĐ

 Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ

 Tiền gửi tiết kiệm rút vốn linh hoạt

 Tiền gửi tiết kiệm phát lộc

 Tiền gửi tiết kiệm cao niên

 Tiền gửi tiết kiệm siêu lãi suất

 Tiền gửi tiết kiệm thời gian thực gửi

 Tiền gửi tiết kiệm phụ nữ Việt Nam

 Tiền gửi xuân 2010

 Tiền gửi quà tặng

 Tiền gửi tiết kiệm không rút trước hạn

 TK 36 tháng lãi suất thả nổi

 Tiền gửi thanh toán VNĐ

 Tiền gửi thanh toán USD

 Tiền gửi kỳ phiếu ghi danh

 Tiền gửi kỳ hạn

 Tiền gửi phát lộc

 Tiền gửi siêu lãi suất

 Tiền gửi theo thời gian thực gửi

 Tiền gửi xuân 2010

 Tiền gửi quà tặng

 Tiền gửi 36 tháng lãi suất thả nổi

 Tiền gửi thanh toán VNĐ

 Tiền gửi thanh toán USD

Trang 37

Trong 03 năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Phương Tây đã cung cấp nhiều sản phẩm tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi của cá nhân và tổ chức. Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phương Tây khá linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc với lãi suất ưu đãi kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đồng thời ngân hàng đã tận dụng thế mạnh về công nghệ thông tin của mình tạo thuận lợi tối đa phục vụ khách hàng trong giao dịch như cho phép khách hàng giao dịch với xác thực bằng vân tay, đây là lợi thế hiện tại của ngân hàng đồng thời là xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai.

Hình 8 Biểu đồ tổng nguồn vốn huy động từ năm 2007 đến Quí 1/2010

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và Quý 1/2010 chưa kiểm toán của Ngân hàng TMCP Phương Tây)

Mặc dù khủng hoảng bắt đầu trong năm 2008 đã ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống ngân hàng nhưng với chiến lược huy động vốn hiệu quả, NH TMCP Phương Tây đã huy động tiền gởi khách hàng tăng 286,92 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương mức tăng tương đối là 50.12%. Đến năm 2009 khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục kết hợp với yếu tố NH tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 1000 tỷ đồng thì kết quả hoạt động huy động tiền gởi tăng trưởng đến 285,05%. Đây là kết quả tốt trong quá trình hoạt động, đã thể hiện được chiến lược huy động vốn và tăng vốn điều lệ của ngân hàng là có hiệu quả cao. Với những sản

Trang 38

phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời với những công nghệ, dịch vụ hỗ trợ tốt đã giúp cho NH TMCP Phương Tây huy động được lượng vốn theo các năm qua như sau:

Bảng 6 Tình hình huy động vốn NH TMCP Phương Tây giai đoạn năm 2007 đến quí 1 năm 2010 theo phân loại

(Đơn vị: triệu đồng) TĂNG TRƯỞNG CHỈ TIÊU HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 QUÍ 1 NĂM 2010 2008/2007 (%) 2009/2008 (%)

I. Tiền gửi của khách hàng

572.452 859.372 3.309.043 2.707.442 50,10 285,05

1. Theo loại hình

- Tiền gửi không kỳ hạn 308.560 411.757 576.763 570.172 33,40 40,07

- Tiền gửi có kỳ hạn 263.892 446.196 2.684.473 2.137.211 69,10 501,64

- Tiền ký quỹ 1.419 47.807 59 – 3.269,06

2. Theo đối tượng

- Tổ chức 290.041 334.342 1.478.572 816.358 15,30 342,23

- Cá nhân và đối tượng khác

282.411 525.030 1.830.471 1.891.084 85,90 248,64

3. Theo loại tiền

- VNĐ 572.452 830.298 3.251.310 2.623.439 45,10 291,58

- Ngoại tệ quy ra VNĐ

29.074 57.733 83.944 98,57

II. Tiền gửi của các TCTD

269.328 619.619 5.658.642 2.295.929 130,10 813,25 1. Tiền gửi không kỳ

hạn 69.328 19.619 47.207 709 (71,70) 140,62 2. Tiền gửi có kỳ hạn 200.000 600.000 5.611.435 2.295.220 200,00 835,24 TỔNG HUY ĐỘNG VỐN 841.780 1.478.991 8.967.685 5.003.371 75,70 506,34

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và Quý 1/2010 chưa kiểm toán của Ngân hàng TMCP Phương Tây)

Trang 39

Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động được có sự tăng trưởng nhanh chóng qua các năm. Đặc biệt thấy rõ nhất là vào năm 2009 yếu tố thuận lợi thúc đẩy từ bên trong là do ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 5 lần từ 200 tỷ năm 2007 thành 1000 tỷ năm 2008 từ đó kéo theo số dư huy động năm 2009 tăng cao. Song song đó, yếu tố bên ngoài như lãi suất cao kỷ lục đã thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường huy động vốn của ngân hàng.

Trong năm 2009 NH đã huy động được tổng nguồn vốn là 8.967.685 triệu đồng tương đương mức tăng trưởng tăng 506,34% với giá trị tăng thêm 7.488.694 triệu đồng so với năm 2008, trong đó chủ yếu là tiền gởi của các tổ chức tín dụng chiếm 63.1% tổng số tiền vốn huy động được. Nếu xét riêng số tiền gởi của các TCTD thì năm 2009 so với năm 2008 có sự tăng trưởng đột biến với tỷ lệ tăng trưởng là 835,24% bởi trong giai đoạn này, thị trường tài chính diễn biến rất phức tạp từ lãi suất huy động liên tục thay đổi có lúc đạt 19%/năm, tình hình kinh tế khó khăn, có nhiều yêu cầu hạn chế cho vay của NHNN, nên nhiều TCTD khác với nguồn vốn mạnh có xu hướng gởi tiền vào các NH TMCP nhỏ bởi có lãi suất cao sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn so với cách đem vốn dư cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng do đó NH Phương Tây nhận được nhiều tiền gởi của tổ chức tín dụng khác.

Trang 40

Hình 9 Tỷ lệ huy động vốn của TCTD so với tiền gởi của khách hàng từ năm 2007 đến Quí 1/2010

(Nguồn: dữ liệu từ bảng 6)

Quí 1 năm 2010, tổng vốn huy động đã đạt 5.003.371 triệu đồng tương đương 55.79% so với cả năm 2009, bởi vào năm 2010 tình hình kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục sau cơn khủng hoảng nên đã phản ánh tích cực trong số dư huy động của NH. Qua biểu đồ cho thấy, trong thời gian khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 2008-2009 các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng cường gởi tiết kiệm hơn so với khách hàng cá nhân và xu hướng tỷ lệ tiền gởi này giảm khi khủng hoảng kinh tế vượt qua đáy thấp nhất.

Xét nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, tỷ lệ tiền gởi có kỳ hạn

tăng cao đồng thời tiền gởi không kỳ hạn giảm đáng kể trong năm 2009. Bởi trong năm này lãi suất huy động có nhiều biến động liên tục, lãi suất huy động ở các kỳ hạn không chênh lệch nhau nhiều dẫn đến quyết định người gởi có xu hướng chọn các kỳ hạn ngắn tháng thay vì gởi không kỳ hạn nên tỷ lệ tiền gởi có kỳ hạn tăng lên đáng kể.

Trang 41

Hình 10 Tỷ lệ các loại hình tiền gởi của khách hàng cá nhân và tổ chức từ năm 2007 đến Quí 1/2010

(Nguồn: dữ liệu từ bảng 6)

Nếu xét theo nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng thì mức huy động từ khách hàng cá nhân gia tăng còn mức huy động từ khách hàng tổ chức có

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG TÂY VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN (Trang 32 -32 )

×