3.4.1. Huy động vốn qua hình thức tiền gởi
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đưa ra nhằm huy động được nguồn vốn trên thị trường với chủng loại đa dạng và đặc tính sản phẩm có nhiều điểm mạnh nên đã thu hút lượng vốn tăng nhanh chóng qua mỗi năm. Hầu hết các sản phẩm huy động vốn ở NH TMCP Phương Tây đều có những ưu điểm như lãi suất cao, tính cạnh tranh mạnh, giao dịch nhanh chóng, thủ tục nhanh gọn. Các sản phẩm dành cho đối tượng là cá nhân và tổ chức gồm:
Bảng 5 Các sản phẩm huy động vốn ở NH TMCP Phương Tây
CÁ NHÂN TỔ CHỨC
Tiền gửi tiết kiệm bằng vàng
Tiền gửi kỳ phiếu ghi danh
Tiền gửi tiết kiệm VNĐ
Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ
Tiền gửi tiết kiệm rút vốn linh hoạt
Tiền gửi tiết kiệm phát lộc
Tiền gửi tiết kiệm cao niên
Tiền gửi tiết kiệm siêu lãi suất
Tiền gửi tiết kiệm thời gian thực gửi
Tiền gửi tiết kiệm phụ nữ Việt Nam
Tiền gửi xuân 2010
Tiền gửi quà tặng
Tiền gửi tiết kiệm không rút trước hạn
TK 36 tháng lãi suất thả nổi
Tiền gửi thanh toán VNĐ
Tiền gửi thanh toán USD
Tiền gửi kỳ phiếu ghi danh
Tiền gửi kỳ hạn
Tiền gửi phát lộc
Tiền gửi siêu lãi suất
Tiền gửi theo thời gian thực gửi
Tiền gửi xuân 2010
Tiền gửi quà tặng
Tiền gửi 36 tháng lãi suất thả nổi
Tiền gửi thanh toán VNĐ
Tiền gửi thanh toán USD
Trang 37
Trong 03 năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Phương Tây đã cung cấp nhiều sản phẩm tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi của cá nhân và tổ chức. Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phương Tây khá linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc với lãi suất ưu đãi kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đồng thời ngân hàng đã tận dụng thế mạnh về công nghệ thông tin của mình tạo thuận lợi tối đa phục vụ khách hàng trong giao dịch như cho phép khách hàng giao dịch với xác thực bằng vân tay, đây là lợi thế hiện tại của ngân hàng đồng thời là xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai.
Hình 8 Biểu đồ tổng nguồn vốn huy động từ năm 2007 đến Quí 1/2010
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và Quý 1/2010 chưa kiểm toán của Ngân hàng TMCP Phương Tây)
Mặc dù khủng hoảng bắt đầu trong năm 2008 đã ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống ngân hàng nhưng với chiến lược huy động vốn hiệu quả, NH TMCP Phương Tây đã huy động tiền gởi khách hàng tăng 286,92 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương mức tăng tương đối là 50.12%. Đến năm 2009 khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục kết hợp với yếu tố NH tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 1000 tỷ đồng thì kết quả hoạt động huy động tiền gởi tăng trưởng đến 285,05%. Đây là kết quả tốt trong quá trình hoạt động, đã thể hiện được chiến lược huy động vốn và tăng vốn điều lệ của ngân hàng là có hiệu quả cao. Với những sản
Trang 38
phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời với những công nghệ, dịch vụ hỗ trợ tốt đã giúp cho NH TMCP Phương Tây huy động được lượng vốn theo các năm qua như sau:
Bảng 6 Tình hình huy động vốn NH TMCP Phương Tây giai đoạn năm 2007 đến quí 1 năm 2010 theo phân loại
(Đơn vị: triệu đồng) TĂNG TRƯỞNG CHỈ TIÊU HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 QUÍ 1 NĂM 2010 2008/2007 (%) 2009/2008 (%)
I. Tiền gửi của khách hàng
572.452 859.372 3.309.043 2.707.442 50,10 285,05
1. Theo loại hình
- Tiền gửi không kỳ hạn 308.560 411.757 576.763 570.172 33,40 40,07
- Tiền gửi có kỳ hạn 263.892 446.196 2.684.473 2.137.211 69,10 501,64
- Tiền ký quỹ – 1.419 47.807 59 – 3.269,06
2. Theo đối tượng
- Tổ chức 290.041 334.342 1.478.572 816.358 15,30 342,23
- Cá nhân và đối tượng khác
282.411 525.030 1.830.471 1.891.084 85,90 248,64
3. Theo loại tiền
- VNĐ 572.452 830.298 3.251.310 2.623.439 45,10 291,58
- Ngoại tệ quy ra VNĐ
– 29.074 57.733 83.944 – 98,57
II. Tiền gửi của các TCTD
269.328 619.619 5.658.642 2.295.929 130,10 813,25 1. Tiền gửi không kỳ
hạn 69.328 19.619 47.207 709 (71,70) 140,62 2. Tiền gửi có kỳ hạn 200.000 600.000 5.611.435 2.295.220 200,00 835,24 TỔNG HUY ĐỘNG VỐN 841.780 1.478.991 8.967.685 5.003.371 75,70 506,34
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và Quý 1/2010 chưa kiểm toán của Ngân hàng TMCP Phương Tây)
Trang 39
Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động được có sự tăng trưởng nhanh chóng qua các năm. Đặc biệt thấy rõ nhất là vào năm 2009 yếu tố thuận lợi thúc đẩy từ bên trong là do ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 5 lần từ 200 tỷ năm 2007 thành 1000 tỷ năm 2008 từ đó kéo theo số dư huy động năm 2009 tăng cao. Song song đó, yếu tố bên ngoài như lãi suất cao kỷ lục đã thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường huy động vốn của ngân hàng.
Trong năm 2009 NH đã huy động được tổng nguồn vốn là 8.967.685 triệu đồng tương đương mức tăng trưởng tăng 506,34% với giá trị tăng thêm 7.488.694 triệu đồng so với năm 2008, trong đó chủ yếu là tiền gởi của các tổ chức tín dụng chiếm 63.1% tổng số tiền vốn huy động được. Nếu xét riêng số tiền gởi của các TCTD thì năm 2009 so với năm 2008 có sự tăng trưởng đột biến với tỷ lệ tăng trưởng là 835,24% bởi trong giai đoạn này, thị trường tài chính diễn biến rất phức tạp từ lãi suất huy động liên tục thay đổi có lúc đạt 19%/năm, tình hình kinh tế khó khăn, có nhiều yêu cầu hạn chế cho vay của NHNN, nên nhiều TCTD khác với nguồn vốn mạnh có xu hướng gởi tiền vào các NH TMCP nhỏ bởi có lãi suất cao sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn so với cách đem vốn dư cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng do đó NH Phương Tây nhận được nhiều tiền gởi của tổ chức tín dụng khác.
Trang 40
Hình 9 Tỷ lệ huy động vốn của TCTD so với tiền gởi của khách hàng từ năm 2007 đến Quí 1/2010
(Nguồn: dữ liệu từ bảng 6)
Quí 1 năm 2010, tổng vốn huy động đã đạt 5.003.371 triệu đồng tương đương 55.79% so với cả năm 2009, bởi vào năm 2010 tình hình kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục sau cơn khủng hoảng nên đã phản ánh tích cực trong số dư huy động của NH. Qua biểu đồ cho thấy, trong thời gian khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 2008-2009 các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng cường gởi tiết kiệm hơn so với khách hàng cá nhân và xu hướng tỷ lệ tiền gởi này giảm khi khủng hoảng kinh tế vượt qua đáy thấp nhất.
Xét nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, tỷ lệ tiền gởi có kỳ hạn
tăng cao đồng thời tiền gởi không kỳ hạn giảm đáng kể trong năm 2009. Bởi trong năm này lãi suất huy động có nhiều biến động liên tục, lãi suất huy động ở các kỳ hạn không chênh lệch nhau nhiều dẫn đến quyết định người gởi có xu hướng chọn các kỳ hạn ngắn tháng thay vì gởi không kỳ hạn nên tỷ lệ tiền gởi có kỳ hạn tăng lên đáng kể.
Trang 41
Hình 10 Tỷ lệ các loại hình tiền gởi của khách hàng cá nhân và tổ chức từ năm 2007 đến Quí 1/2010
(Nguồn: dữ liệu từ bảng 6)
Nếu xét theo nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng thì mức huy động từ khách hàng cá nhân gia tăng còn mức huy động từ khách hàng tổ chức có xu hướng giảm đi. Sự thay đổi này là do một phần ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô tác động nhiều đến các tổ chức, doanh nghiệp,… Đồng thời khách hàng cá nhân ngày càng quan tâm và tham gia nhiều hơn các hoạt động ngân hàng, đặc biệt lãi suất cao trong các giai đoạn vừa qua đã thu hút được quyết định gởi tiền của khách hàng. Ngoài ra NH TMCP Phương Tây đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng như giới thiệu đến khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Thêm vào đó là việc gia tăng mạng lưới giao dịch trên khắp tỉnh thành đất nước, mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng trên phạm vi toàn quốc, tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, ứng dụng internet vào giao dịch ngân hàng đã tác động nhiều đến kết quả huy động vốn từ khách hàng.
Trang 42
Hình 11 Vốn huy động từ tổ chức và cá nhân từ năm 2007 đến Quí 1/2010
(Nguồn: dữ liệu từ bảng 6)
Xét nguồn vốn huy động từ TCTD, nhìn chung tỷ lệ gởi không kỳ hạn rất
thấp và không đáng kể so với tiền gởi có kỳ hạn. Bởi số tiền các TCTD khác gởi không kỳ hạn chủ yếu là tiền thanh toán bù trừ đáp ứng các giao dịch ngoài hệ thống nên số dư duy trì ở mức không đáng kể và cũng tương đối ổn định qua các năm. Tiền gởi của các TCTD khác tại NH có sự tăng vọt 835,24% ở năm 2009 so với năm 2008 là điều hơi bất thường. Riêng lượng tiền huy động loại hình có kỳ hạn của các TCTD là rất đáng kể do các TCTD có quy mô lớn còn nhiều khoản vốn không thể giải ngân hết được theo nhu cầu thị trường trong năm 2009 bởi điều kiện ràng buộc cung cầu không phù hợp hay yếu tố vĩ mô tác động nên các TCTD đã chọn kênh đầu tư khác là gởi tiền cho các NH có lãi suất huy động cao.
Trang 43
Hình 12 Tiền gởi của các tổ chức tín dụng từ năm 2007 đến Quí 1/2010
(Nguồn: dữ liệu từ bảng 6)
3.4.2. Huy động vốn qua hình thức phát hành chứng từ có giá
Trong thời gian qua, ngân hàng chưa huy động vốn qua phát hành chứng từ có giá, nguyên nhân do khách hàng trong thị trường Việt Nam không quan tâm nhiều đến loại hình đầu tư này bởi lòng tin của họ đối với hệ thống ngân hàng chưa cao. Nguyên nhân trong quá khứ đã có nhiều hình thức phát hành chứng từ có giá này nhưng hệ thống ngân hàng đã gây mất lòng tin đối với khách hàng, do ngân hàng Nhà nước không giữ được lạm phát dẫn đến hiện tượng mất giá đồng tiền và hầu như không còn giá trị khi đến thời gian đáo hạn.
Tuy nhiên thời gian gần đây, thị trường đã dần quan tâm hơn cách hình thức đầu tư này bởi có sự xuất hiện ngày càng nhiều các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, quỹ đầu tư quốc tế và các chuyển biến trong xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư. Do đó ngân hàng cần nên quan tâm thêm hình thức huy động vốn này để gia tăng cơ hội huy động vốn cũng như đa dạng được các kênh huy động vốn nhằm giảm rủi ro trong hoạt động.
Trang 44
3.4.3. Huy động vốn qua hình thức đi vay tổ chức tín dụng khác
Hiện nay, việc vay ở các tổ chức tín dụng khác như vay tái cấp vốn ở ngân hàng Nhà nước, vay vốn ở thị trường liên ngân hàng, vay qua đêm… lãi suất hầu hết đều ở mức rất cao nên NH TMCP Phương Tây không trực tiếp huy động vốn thông qua kênh này.
Bởi hiện tại với chính sách điều tiết vĩ mô để đạt mục tiêu là kiểm soát lạm phát, hạn chế cung tiền lưu thông nên ngân hàng Nhà nước áp dụng mức lãi suất cao không khuyến khích cấp vốn cho tổ chức tín dụng. Đối với các ngân hàng thương mại và thị trường vốn liên ngân hàng thì mức lãi suất cũng cao không kém bởi hiện tại các ngân hàng thương mại khác vẫn không đủ vốn cung cho thị trường nên rất hạn chế cho ngân hàng khác vay vốn.
3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng trong năm 2008 so với năm 2007 tăng mạnh tương đương 237%, do năm 2008 Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ nên có nguồn vốn dồi dào cho hoạt động tín dụng nên kết quả kinh doanh có sự tiến triển vượt bậc. Do khi tăng vốn năm 2008, Ngân hàng đã đầu từ nhiều cho hoạt động mở rộng mạng lưới giao dịch nên lượng vốn đem cho vay giảm và tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROE) giảm 30.77% so với năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 16.67% do ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định.
Trang 45
Bảng 7 Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Tây năm 2007 – 2010
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Q1/2010
Tổng tài sản 506.268 1.295.278 2.661.681 10.314.177 6.320.065 Vốn điều lệ 52.702 200.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Lợi nhuận trước
thuế
20.281 40.965 138.059 160.150 19.281 Tăng lợi nhuận
tuyệt đối so năm trước
- 20.684 97.094 22.091 (140.869)
Tăng trưởng lợi nhuận so năm trước
- 101,99% 237,02% 16,00% -87,96%
Tăng trưởng lợi nhuận trung bình 2007-2009
118,34%
ROE (%) - 13,00 9,00 10,50 -
ROA (%) - 2,35 3,7 1,16 -
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
- 30.418 99.368 119.502 14.461
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và Quý 1/2010 chưa kiểm toán của Ngân hàng TMCP Phương Tây)
Trong các năm qua, Ngân hàng TMCP Phương Tây đã nỗ lực hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra. Tăng trưởng lợi nhuận trung bình qua các năm 2007 đến 2009 là 118.34% đây là tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng rất hấp dẫn trong cả lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
Trang 46
(Đơn vị: triệu đồng)
Hình 13 Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của NHTMCP Phương Tây năm 2007 - 2010
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và Quý 1/2010 chưa kiểm toán của Ngân hàng TMCP Phương Tây)
Với việc phát triển Ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ, quá trình phát triển mạng lưới giúp Ngân hàng ngày càng phát huy hiệu quả về quy mô. Lợi nhuận ròng tăng từ 30,4 tỷ đồng trong năm 2007 lên 99,4 tỷ đồng trong năm 2008, tăng 227%, và năm 2009 lên 119,5 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2008.
Trang 47
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 4.1.1. Môi trường kinh tế quốc tế 4.1.1. Môi trường kinh tế quốc tế
Trong năm 2008 và 2009 vừa qua, hệ thống kinh tế toàn cầu đã đối mặt cuộc khủng hoảng trầm trọng, có thể nói là ảnh hưởng nặng nề nhất trong lịch sử. Điều này đã tác động đến kinh tế trong nước bởi Việt Nam là nước phụ thuộc nhiều vào gia công xuất khẩu, xuất khẩu nông nghiệp, thuỷ hải sản… Trong giai đoạn khủng hoảng, hầu hết hoạt động nhập khẩu của nước ngoài đều ngừng lại hoặc duy trì ở mức thấp trong khi Việt Nam lại là quốc gia nhập siêu nên đã ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, tỷ giá USD biến động, nguồn vốn phục vụ sản xuất thiếu hụt đã làm trầm trọng hoá ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam.
Một khi sản xuất bị ảnh hưởng thì thị trường tiền tệ cũng chịu ảnh hưởng không kém, hầu hết công ty phải đi vay vốn để duy trì sản xuất nhưng không bán được hàng nên ngân hàng khó thu hồi vốn, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, thanh khoản trong hệ thống giảm và nguy cơ mất ổn định cao.
Với diễn biến tình hình chung hiện tại, sự bất ổn chung làm gia tăng các cơ hội đầu cơ vàng, USD, hàng hoá có tính thanh khoản cao khác… do đó người dân và cả tổ chức không muốn gởi tiền tiết kiệm ở ngân hàng do họ kỳ vọng đầu cơ ngắn hạn có lợi hơn. Khó khăn trong huy động vốn của ngân hàng bắt đầu từ những yếu tố trên, do đó ngân hàng có xu hướng phải tăng lãi suất huy động để thu hút vốn nhằm giảm áp lực thanh khoản.
4.1.2. Môi trường kinh tế trong nước