4.3.1. Sản phẩm – Dịch vụ
Sản phẩm kinh doanh đa dạng, lãi suất luôn ở mức hấp dẫn nhất trên thị trường đó là ưu điểm nổi bật của NH trong môi trường hoạt động hiện tại. Nhưng vẫn có một khoảng cách giữa đặc tính sản phẩm ở nguồn cung với đòi hỏi của nhu cầu trong thực tế. Do chưa có nhiều sự lựa chọn dành cho khách hàng lẫn những sản phẩm chuyên biệt dành cho các phân khúc thị trường hẹp.
4.3.2. Hệ thống tổ chức
Đây là nhân tố khá quan trọng trong toàn thể hoạt động của ngân hàng. Ngân Hàng đã tổ chức hệ thống theo các trung tâm chức năng để có thể kiểm soát tốt chi phí và lợi nhuận hoạt động từng bộ phận đồng thời kiểm tra được quyền lợi và nhiệm vụ mỗi trung tâm nhằm có kế hoạch quản lý và điều hành hợp lý, giúp phát huy tối đa tiềm lực cả hệ thống.
4.3.3. Tài nguyên con người
Tổng số lao động của Ngân hàng TMCP Phương Tây tại thời điểm 31/12/2009 là 594 người (trong đó, người lao động Việt Nam là 594 người). Trong đó trình độ từ đại học trở lên chiếm 69% tổng số lao động.
Trang 52
Hình 14 Tỷ lệ trình độ trong ngân hàng TMCP Phương Tây
(Nguồn: bảng cáo bạch NHTMCP Phương Tây 30-06-2010)
Ngân hàng TMCP Phương Tây luôn chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và đa dạng nghiệp vụ cho nhân viên thông qua việc mở các trung tâm đào tạo tại các chi nhánh, tổ chức các lớp kỹ năng và nghiệp vụ ngân hàng cho tất cả nhân viên, và cử cán bộ phù hợp tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tổ chức trong và ngoài nước.
Hình 15 Tỷ lệ cán bộ nhân viên theo độ tuổi
(Nguồn: bảng cáo bạch NHTMCP Phương Tây 30-06-2010)
Ngân hàng dành chính sách lương, thưởng và những chế độ đãi ngộ cao cho các nhân viên giỏi, có trình độ học vấn cao và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến ngành nghề hoạt động của Ngân hàng nhằm một mặt tạo tâm lý ổn định cho nhân viên và mặt khác để tập hợp, thu hút nguồn nhân lực giỏi về làm việc cho Ngân hàng.
Trang 53
4.3.4. Công nghệ
Ngân hàng Phương Tây rất tự hào là xếp thứ 1/22 ngân hàng thương mại về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin do Hội tin học Việt Nam tổ chức (Báo cáo Việt Nam ICT Index 2008). Điều này thể hiện đúng chiến lược của Ngân hàng trong việc phát triển hạ tầng công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Ngân hàng TMCP Phương Tây là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam sử dụng công nghệ vân tay trong giao dịch trên hệ thống quản trị ngân hàng trực tuyến CoreBanking – Microbank;
Có thể nói, công nghệ thông tin là xương sống của hệ thống ngân hàng. Đây là cơ sở nền tảng để ngân hàng cạnh tranh trong thời đại hiện tại. Với trình độ công nghệ đã đạt được, NH TMCP Phương Tây đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh trong hiện tại có tiềm năng phát triển trong tương lai.
4.3.5. Chi phí
Phí dịch vụ, chi phí hoạt động của NH TMCP Phương Tây là tương đối thấp so với các ngân hàng khác do NH đã áp dụng nhiều khâu quản lý dựa vào hệ thống mạng máy tính, giảm thiểu nhiều chi phí liên lạc so với hình thức quản lý bằng hình thức truyền thống.
4.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN QUA CÁC CHUẨN MỰC LIÊN QUAN MỰC LIÊN QUAN
4.4.1. Hệ số an toàn vốn (CAR)
Đứng trước những khó khăn trên, Ngân hàng TMCP Phương Tây đã nỗ lực hoàn thành hết các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra. Trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng khá cao như: vốn điều lệ trong năm 2008 gấp 5 lần năm 2007, tăng trưởng tín dụng năm 2008 tăng 117% và năm 2009 tăng 31,27% so với năm 2008, huy động vốn từ tiền gửi các khách hàng năm 2009 tăng 285% so với năm 2008.
Trang 54
Hệ số an toàn vốn (CAR) của Ngân hàng TMCP Phương Tây luôn được giữ ở mức lớn hơn qui định của NHNN là 8%. Theo số liệu báo cáo tài chính các năm từ 2007 đến quí I năm 2010, hệ số an toàn vốn thể hiện như sau:
Bảng 12 Hệ số an toàn vốn trong năm 2007 – 2010
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quý I/2010
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) (%) 57,7 75,0 23,12 25,51
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Phương Tây cung cấp).
Nhìn chung, ngân hàng TMCP Phương Tây luôn giữ mức hệ số an toàn vốn (CAR) cao hơn mức yêu cầu nghĩa là luôn có mức độ an toàn vốn cao. Tuy nhiên điều này đã dẫn đến việc chưa khai thác tiềm năng nguồn vốn huy động, nếu khai thác hết tiềm năng này và mức cấp tín dụng ổn định sẽ gia tăng đáng kể lợi nhuận chung của Ngân hàng.
4.4.2. Xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức quốc tế
Trong thời gian qua, Ngân hàng đã chưa có yêu cầu các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên với sự công khai hoá và có kiểm toán hàng năm thì việc đánh giá này hoàn toàn khả thi. Nếu với một kết quả đánh giá tốt sẽ là cơ hội nâng cao uy tín Ngân hàng và đồng thời hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài.
Sự xếp hạng này có nhiều chỉ tiêu, một trong những số đó là chỉ tiêu đánh giá ngân hàng thực hiện chiến lược đầu cơ hay đầu tư dựa vào các chỉ số tài chính, cơ cấu nợ cho vay và cơ cấu nguồn vốn huy động. Do đó nếu ngân hàng muốn có chiến lược huy động vốn ở thị trường thế giới thì cần xem xét toàn diện các tiêu chí đánh giá này để đạt thứ hạng tốt, đây là một chứng nhận để ngân hàng có thể gia nhập thị trường vốn quốc tế.
4.4.3. Rủi ro lãi suất
Trên cơ sở dự báo lãi suất, nếu có xu hướng giảm thì ngân hàng cần chuyển dịch nguồn vốn huy động sang kỳ hạn ngắn và ngược lại khi xu hướng lãi suất tăng thì ngân hàng cần tạo xu hướng khuyến khích huy động nguồn vốn có kỳ
Trang 55
hạn dài nhằm đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng trong môi trường biến động lãi suất. Tuy nhiên để quản trị được rủi ro này, ngân hàng cần kết hợp với chính sách điều chỉnh với hoạt động cho vay theo chiều hướng ngược lại.
Các yếu tố cấu thành lãi suất cho vay
Chi phí hoạt động
Chi phí huy động vốn
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Chi phí thanh khoản
Chi phí vốn chủ sở hữu
Hình 16 Các yếu tố cấu thành lãi cho vay
(Nguồn: Tổng hợp lý thuyết)
Theo thực tế hiện tại, nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Phương Tây chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn, nhưng đây là nguồn vốn có lãi suất huy động cao. Hiện tại ngân hàng đang áp dụng chính sách áp dụng lãi suất thả nổi theo thị trường để chia sẻ lợi nhuận và rủi ro đối với khách hàng cả trong hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay.
Hình 17 Lượng vốn huy động có kỳ hạn và không kỳ hạn
Trang 56
Với số nguồn vốn không kỳ hạn, ngân hàng khó chủ động được kế hoạch sử dụng. Nhưng nếu huy động nguồn vốn này theo luật số lớn trong xác suất nghĩa là huy động ở số lượng lớn khách hàng thì vẫn có một lượng hay tỷ lệ vốn ổn định. Đây là nguồn vốn có lãi suất huy động thấp, ít bị ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường như vậy ngân hàng có thể ổn định lợi nhuận trong môi trường biến động lãi suất hiện nay.
4.4.4. Rủi ro thanh khoản
Trong bối cảnh Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đã có dấu hiệu của rủi ro thanh khoản trên hệ thống ngân hàng. Hiện tượng lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2009 cho thấy rõ điều này. Sự thiếu hụt thanh khoản xuất phát từ một số ngân hàng cho vay vượt quá khả năng huy động tiền gửi cho thấy những ngân hàng này đang phụ thuộc khá nhiều vào lượng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Phương Tây đã áp dụng các biện pháp để phòng ngừa như sau:
• Thực hiện nghiêm ngặt và chặt chẽ về các qui định về dự trữ bắt buộc, đồng thời duy trì số dư tiền gửi thanh toán tại NHNN và duy trì số dư tiền mặt tại quỹ ở mức phù hợp.
• Tuân thủ chặt chẽ về tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản của NHNN, luôn duy trì tài sản lỏng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán đến hạn.
• Tăng cường tính minh bạch, hợp tác với các ngân hàng thương mại Việt Nam để luôn duy trì một hạn mức tín dụng đủ lớn trong từng thời kỳ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán phát sinh.
Do tuân thủ chặt chẽ các quy định về phòng ngừa rủi ro thanh khoản của NHNN và các quy định quản trị nội bộ như trên, năm 2008, mặc dù thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế có nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Phương Tây đã thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro thanh khoản, giữ nguồn vốn ổn định và tăng trưởng bền vững.
Trang 57
Bảng 13 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản của NH TMCP Phương Tây năm 2007-2009
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Tài sản thanh khoản
-Tiền mặt, vàng bạc
-Tiền gởi ở NHNN Việt Nam -Tiền, vàng gởi ở các TCTD khác Tổng 5.418 81.936 433.457 520.811 9.932 161.733 866.541 1.038.206 13.434 86.165 6.131.257 6.230.856 Cho vay ngắn hạn 300.387 435.382 540.736
Dư nợ cho vay 628.415 1.364.529 1.791.247
Tổng vốn huy động 841.780 1.478.991 8.967.685 Rủi ro thanh khoản
Xét theo chỉ tiêu 1 (%)
Tài sản thanh khoản - Vay ngắn hạn Tổng nguồn vốn huy động (tiền gửi) Xét theo chỉ tiêu 2 (%)
Dư nợ cho vay
Tổng nguồn vốn huy động (tiền gửi)
26,19 74,65 40,76 92,26 63,45 19,97
(Nguồn: Báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và tự tính chỉ tiêu rủi ro thanh khoản)
Nhìn chung qua các năm, nếu đo lường rủi ro thanh khoản của NH phải được đánh giá bằng nhiều tiêu chí khác nhau để phản ánh khách quan tình hình hoạt động của NH.
Nếu xét theo chỉ tiêu 1 là quan sát tài sản có tính lỏng so với vốn huy động
thì ở năm 2007 có mức độ rủi ro cao hơn các năm 2008-2009. Tỷ lệ này dần được tăng lên và đáp ứng mức thanh toán tức thời cao hơn trong những năm sau nghĩa là mức độ rủi ro thanh khoản giảm đi.
Nếu xét theo chỉ tiêu 2 thì năm 2007 có mức sử dụng vốn huy động khá cao đạt 74,65% tổng nguồn vốn huy động. Riêng năm 2009 tỷ lệ này đạt mức 92,26% là ngưỡng khá cao có thể gây ra rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, giai đoạn
Trang 58
này là lúc ngân hàng đang tăng vốn điều lệ nên tỷ lệ này không phản ánh đúng thực trạng tình hình hiện tại bởi NH đã dùng một phần vốn tự có để cho vay.
Như vậy nhìn chung NH TMCP Phương Tây đã kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản liên tục trong những năm 2007-2009. Tuy nhiên nếu NH duy trì kiểm soát rủi ro thanh khoản theo chỉ tiêu 1 ở mức cao sẽ làm NH giảm đáng kể lợi nhuận bởi NH phải duy trì những tài sản có tính lỏng cao mà lãi suất thu được lại thấp.
4.5. PHÂN TÍCH SWOT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN ĐỘNG VỐN
Phân tích các yếu tố bên trong của ngân hàng gồm điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn đồng thời phân tích các cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
4.5.1. Điểm mạnh (S – Strength)
- Thứ nhất: NH TMCP Phương Tây đang từng bước hiện đại hoá, ứng dụng những phần mềm công nghệ hiện đại trong việc quản lý ngân hàng nói chung. Với nhiều giải thưởng và bình chọn về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng đang sử dụng hệ thống phần mềm Corebanking - Microbank. Đây là một chương trình phần mềm ưu việt, hiện đại, linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu trực tuyến và môi trường xử lý tức thời, theo sát các thông lệ và các yêu cầu nghiệp vụ của Ngân hàng.
- Thứ hai: NH TMCP Phương Tây trong những năm qua không những gia tăng mạng lưới hoạt động mà tốc độ tăng của vốn điều lệ cũng rất cao. Tăng vốn điều lệ không chỉ tăng uy tín của ngân hàng với khách hàng mà còn là cơ sở quan trọng giúp các NH phát triển, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả.
- Thứ ba: Các sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp phục vụ tương đối đa dạng, đáp ứng hầu hết yêu cầu của thị trường.
Trang 59
- Thứ tư: Đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, trình độ cao và đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm cao trong quản lý. Ngân hàng luôn đặt vấn đề đào tạo nhân viên lên hàng đầu trong tất cả các hoạt động.
4.5.2. Điểm yếu (W-Weaknesses)
- Thứ nhất: Nguồn lực của NH TMCP Phương Tây còn khá thấp so với các NH khác đang hoạt động. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, mức vốn pháp định áp dụng cho các NHTMCP Việt Nam đến năm 2010, là 3.000 tỷ đồng. Hiện tại NH đang đẩy mạnh hoạt động tăng vốn điều lệ để đạt được mức yêu cầu. Hiện tại vốn điều lệ NH là 2000 tỷ đồng, đây là mức vốn rất khiêm tốn so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Với mức vốn điều lệ thấp sẽ làm giảm khả năng huy động vốn trên thị trường cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.
- Thứ hai: Chiến lược quảng bá thương hiệu chưa đủ mạnh để tạo dấu ấn trên thị trường nên một bộ phận khách hàng chưa biết đến.
- Thứ ba: Hệ thống mạng lưới ngân hàng chưa rộng khắp, chưa phủ kín trên các tỉnh và khu vực cả nước nên việc huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn bởi sự khó tiếp cận của khách hàng.
Trang 60
Bảng 14 Thống kê số lượng khách hàng giao dịch theo địa bàn các tỉnh thành phố của NH TMCP Phương Tây
Địa bàn giao dịch Khách hàng tổ chức Khách hàng cá nhân Tổng số khách hàng giao dịch Cần Thơ 137 10.008 10.145 TP. HCM 137 46.727 46.864 Hà Nội 172 6.019 6.191 Đà Nẵng 56 3.667 3.723 Long Xuyên 18 1.403 1.421 Vũng Tàu 16 1.127 1.143 Bắc Ninh 33 1.111 1.144 Quy Nhơn 47 2.374 2.421 Bình Dương 16 546 562 Biên Hoà 26 848 874 Cao Lãnh 17 432 448 Hà Đông 9 727 736
Ngã Bảy Hậu Giang 2 163 165
Rạch Giá Kiên Giang 17 264 281
Đà Lạt 7 1.609 1.616 Long An 10 805 815 Hội An 13 1.192 1.205 Tây Ninh 7 249 256 Huế 11 2.075 2.086 Mỹ Tho 9 518 527 Vĩnh Long 17 6.601 6.618 Tổng cộng 777 88.464 89.241
(Nguồn: Bảng cáo bạch ngân hàng TMCP Phương Tây 2010)
4.5.3. Cơ hội (O – Opportunities)
- Thứ nhất: Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm tăng uy tín và vị thế của các NHTM Việt Nam trên thị trường thế giới, điều này là động lực thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển hơn, do đó nhu cầu vốn tăng mạnh đồng thời lượng tiền lưu thông sẽ tăng lên, tài sản bình quân đầu người tăng lên và tiền tích luỹ,
Trang 61
tiết kiệm, và nhu cầu thanh toán của mọi người đều tăng mạnh. Các ngân hàng rất có lợi bởi yếu tố này trong đó có NH TMCP Phương Tây.
- Thứ hai: Mở cửa nền kinh tế giúp NH TMCP Phương Tây mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết, huy động vốn ở các NH nước ngoài. Các tập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần hay hợp tác liên doanh phát triển sản phẩm dịch vụ đem lại nhiều lợi ích trong quá trình phát triển của cả hai bên. NH TMCP Phương Tây có thể nâng cao được năng lực tài chính mà còn hiện đại hoá được