0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG TÂY VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN (Trang 48 -48 )

4.1.1. Môi trường kinh tế quốc tế

Trong năm 2008 và 2009 vừa qua, hệ thống kinh tế toàn cầu đã đối mặt cuộc khủng hoảng trầm trọng, có thể nói là ảnh hưởng nặng nề nhất trong lịch sử. Điều này đã tác động đến kinh tế trong nước bởi Việt Nam là nước phụ thuộc nhiều vào gia công xuất khẩu, xuất khẩu nông nghiệp, thuỷ hải sản… Trong giai đoạn khủng hoảng, hầu hết hoạt động nhập khẩu của nước ngoài đều ngừng lại hoặc duy trì ở mức thấp trong khi Việt Nam lại là quốc gia nhập siêu nên đã ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, tỷ giá USD biến động, nguồn vốn phục vụ sản xuất thiếu hụt đã làm trầm trọng hoá ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam.

Một khi sản xuất bị ảnh hưởng thì thị trường tiền tệ cũng chịu ảnh hưởng không kém, hầu hết công ty phải đi vay vốn để duy trì sản xuất nhưng không bán được hàng nên ngân hàng khó thu hồi vốn, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, thanh khoản trong hệ thống giảm và nguy cơ mất ổn định cao.

Với diễn biến tình hình chung hiện tại, sự bất ổn chung làm gia tăng các cơ hội đầu cơ vàng, USD, hàng hoá có tính thanh khoản cao khác… do đó người dân và cả tổ chức không muốn gởi tiền tiết kiệm ở ngân hàng do họ kỳ vọng đầu cơ ngắn hạn có lợi hơn. Khó khăn trong huy động vốn của ngân hàng bắt đầu từ những yếu tố trên, do đó ngân hàng có xu hướng phải tăng lãi suất huy động để thu hút vốn nhằm giảm áp lực thanh khoản.

4.1.2. Môi trường kinh tế trong nước

Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng nhiều đến chính sách tiền tệ của nhà nước nước trong thời gian gần đây, các thành phần kinh tế cần tăng cường vốn để duy trì sản xuất nhằm tránh các nguy cơ phá sản. Trong khi đó NHNN đang theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát nên đã liên tục rút tiền ra khỏi lưu thông, tăng

Trang 48

tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại. Điều này gây áp lực lên hoạt động huy động vốn của cả hệ thống ngân hàng nói chung và NH TMCP Phương Tây nói riêng.

Đối với các cá nhân thì tình hình không khả quan hơn, với thu nhập thấp nhưng mức giá cả quá cao do lạm phát dẫn đến lượng tiền nhàn rỗi có thể huy động từ nhân dân khá thấp. Trong thời gian qua, sự đình trệ trong sản xuất đã làm gia tăng nạn thất nghiệp, nên lượng tiền tích luỹ trong dân chúng cũng giảm theo bởi họ cần dùng tiền trong chi tiêu cơ bản.

Đối với nước ta, lao động chủ yếu là ở nông thôn nên nguồn thu nhập không ổn định và họ không có thói quen gởi tiền tiết kiệm cho ngân hàng mà họ thường tích trữ bằng vàng. Chỉ các cá nhân ở khu vực thành thị thì họ tham gia vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua hoạt động đầu tư mua các chứng chỉ tiền gởi mà ngân hàng phát hành hoặc gởi tiết kiệm.

Nếu thống kê giá trị thu nhập của cả quốc gia và tình hình huy động vốn chung của cả ngân hàng theo từng năm ta nhận thấy:

Bảng 8 Tương quan giữa thu nhập quốc gia và vốn huy động của NH TMCP Phương Tây từ năm 2005-2009

NĂM TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA (TỶ ĐỒNG) HUY ĐỘNG VỐN NHTMCP PHƯƠNG TÂY (TRIỆU ĐỒNG) 2005 822.432 119.885 2006 951.456 171.814 2007 1.108.752 572.452 2008 1.436.955 859.372 2009 1.567.553 3.309.043

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam & Số liệu trong báo cáo hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Tây từ năm 2005 đến 2009)

Các bước tính toán hệ số tương quan giữa thu nhập quốc gia và huy động vốn của NH TMCP Phương Tây được thực hiện như sau:

Trang 49

Bảng 9 Hiệp phương sai của tổng thu nhập quốc gia và huy động vốn của NH TMCP Phương Tây Tổng thu nhập quốc gia (Tỷ đồng) Huy động vốn ở NH TMCP Phương Tây (Triệu đồng) 822.432 119.885 (354.998) (886.628) 314.750.883.092 951.456 171.814 (225.974) (834.699) 188.619.983.141 1.108.752 572.452 (68.678) (434.061) 29.810.281.469 1.436.955 859.372 259.525 (147.141) (38.186.878.786) 1.567.553 3.309.043 390.123 2.302.530 898.270.754.177 =1,177,430 =1,006,513 Tổng 1.393.265.023.093 348.316.255.773

Bảng 10 Tính phương sai của biến thu nhập quốc gia

Tổng thu nhập quốc gia (Tỷ đồng) 822.432 (354.998) 126.023.296.006 951.456 (225.974) 51.064.067.897 1.108.752 (68.678) 4.716.612.742 1.436.955 259.525 67.353.433.245 1.567.553 390.123 152.196.267.228 =1.177.430 Tổng 401.353.677.117 100.338.419.279

Bảng 11 Tính phương sai của Huy động vốn ở NH TMCP Phương Tây

Huy động vốn ở NH TMCP Phương Tây (Triệu đồng)

119.885 (886.628) 786.109.565.035 171.814 (834.699) 696.722.754.481 572.452 (434.061) 188.409.125.345 859.372 (147.141) 21.650.532.737 3.309.043 2.302.530 5.301.643.479.888 =1.006.513 Tổng 6.994.535.457.487 1.748.633.864.372

Trang 50

Như vậy hệ số tương quan (R) của tổng thu nhập quốc gia và vốn huy động của NH TMCP Phương Tây là:

R = Cov(x,y) var(x) * var(y)

= 348.316.255.773

100.338.419.279 * 1.748.633.864.372 = 0,831

Với hệ số tương quan giữa thu nhập quốc gia và lượng vốn huy động của

ngân hàng là 0,831 cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế trong nước đối

với hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do đó có thể dự đoán được mức vốn huy động của ngân hàng thông qua thống kê thu nhập quốc gia để từ đó ngân hàng có kế hoạch tốt trong hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng.

4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH

Áp lực cạnh tranh giữa khối Ngân hàng thương mại quốc doanh và khối Ngân hàng TMCP đang tăng lên mạnh mẽ và đã có sự chuyển dịch thị phần khá nhanh từ khối Ngân hàng thương mại quốc doanh sang khối NH TMCP trong thời gian gần đây. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng truyền thống sẽ gia tăng mạnh khi các ngân hàng nước ngoài tăng cường hoạt động tại Việt Nam.

Huy động vốn trong các năm vừa qua chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động đồng nội tệ có xu hướng giảm, lãi suất huy động ngoại tệ tăng nhẹ. Huy động vốn của các ngân hàng vẫn còn chậm và chủ yếu ở kỳ hạn ngắn, người gửi tiền vẫn giữ kỳ vọng lãi suất tiền gửi cao, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động vốn và khuyến mại cho tiền gửi tiết kiệm nên ngân hàng vẫn khó huy động được vốn.

Hiện tại, tỷ trọng chính trong tổng huy động vốn vẫn là huy động vốn ngắn hạn chiếm hơn 80%, trong đó, tiền gửi có kỳ hạn tập trung chủ yếu ở dãy kỳ hạn dưới 6 tháng. Bởi hầu hết vốn huy động được là từ người gởi tiền tiết kiệm nhưng họ vẫn luôn có tâm lý mong chờ lãi suất sẽ tăng thêm nên không chấp nhận ràng buộc lãi suất kỳ hạn dài.

Trang 51

Từ những yếu tố trên đã có sự cạnh tranh trong thị trường huy động vốn giữa các ngân hàng trong thời gian qua, nguyên nhân do các ngân hàng hiện tại vẫn không đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, lượng nhu cầu vay vẫn còn lớn hơn lượng vốn huy động được.

4.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 4.3.1. Sản phẩm – Dịch vụ 4.3.1. Sản phẩm – Dịch vụ

Sản phẩm kinh doanh đa dạng, lãi suất luôn ở mức hấp dẫn nhất trên thị trường đó là ưu điểm nổi bật của NH trong môi trường hoạt động hiện tại. Nhưng vẫn có một khoảng cách giữa đặc tính sản phẩm ở nguồn cung với đòi hỏi của nhu cầu trong thực tế. Do chưa có nhiều sự lựa chọn dành cho khách hàng lẫn những sản phẩm chuyên biệt dành cho các phân khúc thị trường hẹp.

4.3.2. Hệ thống tổ chức

Đây là nhân tố khá quan trọng trong toàn thể hoạt động của ngân hàng. Ngân Hàng đã tổ chức hệ thống theo các trung tâm chức năng để có thể kiểm soát tốt chi phí và lợi nhuận hoạt động từng bộ phận đồng thời kiểm tra được quyền lợi và nhiệm vụ mỗi trung tâm nhằm có kế hoạch quản lý và điều hành hợp lý, giúp phát huy tối đa tiềm lực cả hệ thống.

4.3.3. Tài nguyên con người

Tổng số lao động của Ngân hàng TMCP Phương Tây tại thời điểm 31/12/2009 là 594 người (trong đó, người lao động Việt Nam là 594 người). Trong đó trình độ từ đại học trở lên chiếm 69% tổng số lao động.

Trang 52

Hình 14 Tỷ lệ trình độ trong ngân hàng TMCP Phương Tây

(Nguồn: bảng cáo bạch NHTMCP Phương Tây 30-06-2010)

Ngân hàng TMCP Phương Tây luôn chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và đa dạng nghiệp vụ cho nhân viên thông qua việc mở các trung tâm đào tạo tại các chi nhánh, tổ chức các lớp kỹ năng và nghiệp vụ ngân hàng cho tất cả nhân viên, và cử cán bộ phù hợp tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tổ chức trong và ngoài nước.

Hình 15 Tỷ lệ cán bộ nhân viên theo độ tuổi

(Nguồn: bảng cáo bạch NHTMCP Phương Tây 30-06-2010)

Ngân hàng dành chính sách lương, thưởng và những chế độ đãi ngộ cao cho các nhân viên giỏi, có trình độ học vấn cao và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến ngành nghề hoạt động của Ngân hàng nhằm một mặt tạo tâm lý ổn định cho nhân viên và mặt khác để tập hợp, thu hút nguồn nhân lực giỏi về làm việc cho Ngân hàng.

Trang 53

4.3.4. Công nghệ

Ngân hàng Phương Tây rất tự hào là xếp thứ 1/22 ngân hàng thương mại về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin do Hội tin học Việt Nam tổ chức (Báo cáo Việt Nam ICT Index 2008). Điều này thể hiện đúng chiến lược của Ngân hàng trong việc phát triển hạ tầng công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Ngân hàng TMCP Phương Tây là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam sử dụng công nghệ vân tay trong giao dịch trên hệ thống quản trị ngân hàng trực tuyến CoreBanking – Microbank;

Có thể nói, công nghệ thông tin là xương sống của hệ thống ngân hàng. Đây là cơ sở nền tảng để ngân hàng cạnh tranh trong thời đại hiện tại. Với trình độ công nghệ đã đạt được, NH TMCP Phương Tây đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh trong hiện tại có tiềm năng phát triển trong tương lai.

4.3.5. Chi phí

Phí dịch vụ, chi phí hoạt động của NH TMCP Phương Tây là tương đối thấp so với các ngân hàng khác do NH đã áp dụng nhiều khâu quản lý dựa vào hệ thống mạng máy tính, giảm thiểu nhiều chi phí liên lạc so với hình thức quản lý bằng hình thức truyền thống.

4.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN QUA CÁC CHUẨN MỰC LIÊN QUAN MỰC LIÊN QUAN

4.4.1. Hệ số an toàn vốn (CAR)

Đứng trước những khó khăn trên, Ngân hàng TMCP Phương Tây đã nỗ lực hoàn thành hết các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra. Trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng khá cao như: vốn điều lệ trong năm 2008 gấp 5 lần năm 2007, tăng trưởng tín dụng năm 2008 tăng 117% và năm 2009 tăng 31,27% so với năm 2008, huy động vốn từ tiền gửi các khách hàng năm 2009 tăng 285% so với năm 2008.

Trang 54

Hệ số an toàn vốn (CAR) của Ngân hàng TMCP Phương Tây luôn được giữ ở mức lớn hơn qui định của NHNN là 8%. Theo số liệu báo cáo tài chính các năm từ 2007 đến quí I năm 2010, hệ số an toàn vốn thể hiện như sau:

Bảng 12 Hệ số an toàn vốn trong năm 2007 – 2010

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quý I/2010

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) (%) 57,7 75,0 23,12 25,51

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Phương Tây cung cấp).

Nhìn chung, ngân hàng TMCP Phương Tây luôn giữ mức hệ số an toàn vốn (CAR) cao hơn mức yêu cầu nghĩa là luôn có mức độ an toàn vốn cao. Tuy nhiên điều này đã dẫn đến việc chưa khai thác tiềm năng nguồn vốn huy động, nếu khai thác hết tiềm năng này và mức cấp tín dụng ổn định sẽ gia tăng đáng kể lợi nhuận chung của Ngân hàng.

4.4.2. Xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức quốc tế

Trong thời gian qua, Ngân hàng đã chưa có yêu cầu các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên với sự công khai hoá và có kiểm toán hàng năm thì việc đánh giá này hoàn toàn khả thi. Nếu với một kết quả đánh giá tốt sẽ là cơ hội nâng cao uy tín Ngân hàng và đồng thời hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự xếp hạng này có nhiều chỉ tiêu, một trong những số đó là chỉ tiêu đánh giá ngân hàng thực hiện chiến lược đầu cơ hay đầu tư dựa vào các chỉ số tài chính, cơ cấu nợ cho vay và cơ cấu nguồn vốn huy động. Do đó nếu ngân hàng muốn có chiến lược huy động vốn ở thị trường thế giới thì cần xem xét toàn diện các tiêu chí đánh giá này để đạt thứ hạng tốt, đây là một chứng nhận để ngân hàng có thể gia nhập thị trường vốn quốc tế.

4.4.3. Rủi ro lãi suất

Trên cơ sở dự báo lãi suất, nếu có xu hướng giảm thì ngân hàng cần chuyển dịch nguồn vốn huy động sang kỳ hạn ngắn và ngược lại khi xu hướng lãi suất tăng thì ngân hàng cần tạo xu hướng khuyến khích huy động nguồn vốn có kỳ

Trang 55

hạn dài nhằm đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng trong môi trường biến động lãi suất. Tuy nhiên để quản trị được rủi ro này, ngân hàng cần kết hợp với chính sách điều chỉnh với hoạt động cho vay theo chiều hướng ngược lại.

Các yếu tố cấu thành lãi suất cho vay

Chi phí hoạt động

Chi phí huy động vốn

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Chi phí thanh khoản

Chi phí vốn chủ sở hữu

Hình 16 Các yếu tố cấu thành lãi cho vay

(Nguồn: Tổng hợp lý thuyết)

Theo thực tế hiện tại, nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Phương Tây chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn, nhưng đây là nguồn vốn có lãi suất huy động cao. Hiện tại ngân hàng đang áp dụng chính sách áp dụng lãi suất thả nổi theo thị trường để chia sẻ lợi nhuận và rủi ro đối với khách hàng cả trong hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay.

Hình 17 Lượng vốn huy động có kỳ hạn và không kỳ hạn

Trang 56

Với số nguồn vốn không kỳ hạn, ngân hàng khó chủ động được kế hoạch sử dụng. Nhưng nếu huy động nguồn vốn này theo luật số lớn trong xác suất nghĩa là huy động ở số lượng lớn khách hàng thì vẫn có một lượng hay tỷ lệ vốn ổn định. Đây là nguồn vốn có lãi suất huy động thấp, ít bị ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường như vậy ngân hàng có thể ổn định lợi nhuận trong môi trường biến động lãi suất hiện nay.

4.4.4. Rủi ro thanh khoản

Trong bối cảnh Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đã có dấu hiệu của rủi ro thanh khoản trên hệ thống ngân hàng. Hiện tượng lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2009 cho thấy rõ điều này. Sự thiếu hụt thanh khoản xuất phát từ một số ngân hàng cho vay vượt quá khả năng huy động tiền gửi cho thấy những ngân hàng này đang phụ thuộc khá nhiều vào lượng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Phương Tây đã áp dụng các biện pháp để phòng ngừa như sau:

• Thực hiện nghiêm ngặt và chặt chẽ về các qui định về dự trữ bắt buộc, đồng thời duy trì số dư tiền gửi thanh toán tại NHNN và duy trì số dư tiền mặt tại quỹ ở mức phù hợp.

• Tuân thủ chặt chẽ về tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản của NHNN, luôn duy trì tài sản lỏng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán đến hạn.

• Tăng cường tính minh bạch, hợp tác với các ngân hàng thương mại Việt Nam để luôn duy trì một hạn mức tín dụng đủ lớn trong từng thời kỳ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán phát sinh.

Do tuân thủ chặt chẽ các quy định về phòng ngừa rủi ro thanh khoản của NHNN và các quy định quản trị nội bộ như trên, năm 2008, mặc dù thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế có nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Phương Tây đã thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro thanh khoản, giữ nguồn vốn ổn định và tăng trưởng bền vững.

Trang 57

Bảng 13 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản của NH TMCP Phương Tây năm 2007-2009

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG TÂY VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN (Trang 48 -48 )

×