Giải pháp xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, sách – tà

Một phần của tài liệu Những giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 10, tp hồ chí minh (Trang 102)

phục vụ đổi mới PPDH

- Mục tiêu: Xác định tầm quan trọng của giải pháp xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, sách – tài liệu phục vụ đổi mới PPDH. - Nội dung: Xác định cụ thể các công việc cần phải thực hiện trong

việc xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, sách – tài liệu phục vụ đổi mới PPDH.

- Cách thực hiện:

Các cấp có thẩm quyền của quận và thành phố phải quan tâm sửa sang, xây dựng trường lớp đúng chuẩn để có thể phục vụ đổi mới PPDH. Mặc dù là địa phương có sự đầu tư lớn nhất cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, tuy nhiên, do quỹ đất đô thị quá hạn hẹp, ở TPHCM hiện nay vẫn còn không ít ngôi trường có quy mô cực nhỏ được xây dựng trước giải phóng và không hề lớn lên sau hơn 30 năm, và quận 10 cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Ở quận Bình Thạnh, nằm sát ngay hông chợ Bà Chiểu, trên đường Vũ Tùng, ngôi trường tiểu học Tô Vĩnh Diện lớn không hơn một ngôi nhà là bao. Cửa lớp nằm ngay sát lề đường, nghĩa là học sinh mặt thì nhìn vào bảng đen còn lưng thì quay ra con lộ tấp nập người. Khoảng cách giữa chỗ trò ngồi và đường đi chỉ vài ba mét. Sân chơi cho học trò bao năm nay vẫn là niềm mơ ước.Cũng trong tình trạng trường không sân chơi này là một loạt trường khác như Huỳnh Mẫn Đạt (Quận 5), Lê Đình Chinh (Bình Thạnh), Nguyễn Viết Xuân (Tân Bình)… Hiệu trưởng một ngôi trường đang khát sân chơi cho biết: “Trong điều kiện chật hẹp, không sân chơi như vậy, dù giáo viên cố gắng mấy cũng khó đạt hiệu quả cao trong đổi mới phương pháp. Đặc biệt là trong dạy học ngoại khoá, dạy buổi thứ 2”. Tất cả những gì vừa đề cập đều có ở quận 10 như trường Trí Tri, Hoàng Diệu.

Bên cạnh việc sửa sang, xây dựng trường lớp mới thì việc xây dựng các phòng chức năng, thiết bị, thí nghiệm cũng không kém phần quan trọng.Hiện nay có trường vẫn chưa có phòng chức năng để giảng dạy. Qua thanh tra chuyên đề, các trường phần nhiều không có phòng thiết bị riêng, không có thư viện, phòng thí nghiệm phục vụ

cho hoạt động đổi mới PPDH. Đa số phòng thiết bị và thư viện vẫn trong tình trạng 2 trong 1

Kế đến, phải đầu tư trang bị bàn ghế vì bàn ghế lạc hậu, không đúng quy cách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp. Bàn ghế không đúng quy cách, khi triển khai đổi mới phương pháp gặp không ít khó khăn trong thực hiện, đặc biệt trong việc tổ chức các buổi học theo dạng thảo luận.Ông Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết: "Có ý kiến cho rằng cứ đưa trang thiết bị vào nhà trường, giảm sĩ số lớp học, tổ chức học tập hai buổi/ ngày trong trường thì tự khắc sẽ có đổi mới phương pháp dạy học, không cần phải hô hào, thúc đẩy khó khăn. Ý kiến ấy đã nói lên được phần nào tầm quan trọng của điều kiện vật chất trong công cuộc đổi mới nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học!"

Ngoài ra, còn phải cung trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Có trường ngay những phương tiện dạy học thô sơ nhất như bản đồ (trong môn Địa lý) cũng không cập nhật. Ví như bản đồ cũ rích từ năm 1992 khiến HS rất khó khăn trong học tập. Lại có trường hợp cái cần thì không có, cái chưa cần thì lại đưa về, như trường hợp đàn piano đưa về các trường, trong khi có trường chưa có giáo viên phụ trách bộ môn âm nhạc, vậy là cây đờn mới tinh này phải trùm mền. Ngay ở một trường tương đối khá, việc ứng dụng công nghệ thông tin cho dạy học cũng gặp rào cản bởi chữ “thiếu”. Mặc dù GV trường rất nhiệt tình trong soạn giáo án điện tử, thế nhưng các giáo án này cũng ít dịp được phát huy tác dụng vì... trường chưa sắm nổi máy đèn chiếu!

Việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi rất lớn sự tương thích về cơ sở vật

chất và trang thiết bị dạy học. Thực tế cho thấy ở những cơ sở có điều kiện nay đủ về vật chất, trang thiết bị, cùng với sự đồng bộ về đội ngũ, chất lượng dạy - học rất cao kể từ khi thực hiện phương pháp mới, chương trình mới. Còn ngược lại, không ít nơi đã gặp hệ quả chẳng mấy tốt đẹp.Một sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị xứng tầm là hết sức cần thiết để việc đổi mới chương trình, đổi mới PPDH đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tóm lại, các giải pháp quản lý công tác đổi mới PPDH nói trên có mối quan hệ chặt chẽ, khắng khít với nhau, có tác động qua lại bổ sung cho nhau và hướng vào các trọng tâm của việc quản lý đổi mới PPDH là:

- Quản lý đổi mới phương pháp làm việc với tài liệu (lựa chọn thông tin).

- Quản lý đổi mới phương pháp truyền đạt tới người học (chuyển thông tin đến người học).

- Quản lý đổi mới tiếp cận sư phạm nhằm tìm các thông tin phản hồi.

Ngoài ra, các biện pháp nêu trên còn chứa đựng cả yếu tố định hướng lẫn yếu tố kỹ thuật phục vụ cho quá trình thực hiện từng bước quản lý đổi mới PPDH trong các trường TH.

3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

Tổ chức khảo nghiệm theo phiếu, đối tượng khảo nghiệm là 30 CBQL và 200 GV của 10 trường TH.

- Kết quả khảo nghiệm

Mức độ khảo nghiệm của các giải pháp được xác định theo 3 mức độ: - Tính cần thiết + A: Rất cần thiết + B: Cần thiết + C: Không cần thiết - Tính khả thi + A: Rất khả thi + B: Khả thi + C: Không khả thi

Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 3.3

Bảng 3.3:

Bảng 3.3.a : Bảng khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp

S T T

Nội dung giải pháp

Tính cần thiết A B C CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Nâng cao nhận thức của CBQL&GV 30 (100%) 200 (100%) 2 Xây dựng quy trình quản lý hoạt động 30 (100%) 142 (71%) 58 (29%) 3 Quản lý xây dựng kế hoạch 30 (100%) 136 (68%) 64 (32%) 4 Quản lý tổ chức thực hiện 30 (100%) 150 (75%) 50 (25%) 5 Quản lý kiểm tra đánh 30 146 54

giá (100%) (73%) (27%) 6 Xây dựng CSVC, thiết bị dạy học 30 (100%) 200 (100%)

Bảng 3.3.b : Bảng khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp

ST T Nội dung giải pháp Tính khả thi A B C CBQL GV CBQL GV CBQ L GV 1 Nâng cao nhận thức của CBQL&G V 28 (93.3% ) 178 (89%) 2 (6.7% ) 22 (11%) 2 Xây dựng quy trình quản lý hoạt động 30 (100%) 153 (76.5% ) 47 (23.5% ) 3 Quản lý xây dựng kế hoạch 29 (96.7% ) 141 (70.5% ) 1 (3.3% ) 59 (29.5% ) 4 Quản lý tổ chức thực hiện 27 (90%) 163 (81.5% ) 3 (10%) 37 (18.5% ) 5 Quản lý kiểm tra đánh giá 28 (93.3% ) 182 (91%) 2 (6.7% ) 18 (9%) 6 Xây dựng CSVC, thiết bị dạy học 27 (90%) 149 (74.5% 3 (10%) 51 (25.5% ) Kết quả bảng trên cho thấy:

- 100% CBQL đều cho rằng sáu giải pháp của chúng tôi đề xuất là có tính cần thiết, và trên 90% cho rằng có tính khả thi cao. 100% GV cho rằng giải pháp nâng cao nhận thức của CBQL & GV và giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là cần thiết.

Không có giáo viên nào cho rằng sáu giải pháp này là không cần thiết và không khả thi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có trên 70% ý kiến cho rằng quy trình và các giải pháp về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá do chúng tôi đề xuất là có tính khả thi, quy trình này có thể chuyển giao cho các trường TH, và việc thực hiện quy trình sẽ tạo ra tính đồng bộ trong quản lý của Ban giám hiệu các trường TH, giúp quản lý tốt đổi mới PPDH trong trường do họ quản lý

- Các tiêu chí trong phiếu đánh giá tiết dạy là cần thiết và khả thi, có thể sử dụng rộng rãi như một công cụ giúp đánh giá khách quan hơn đối với các tiết dạy của giáo viên theo những tiêu chí của đổi mới PPDH.

Tóm lại các giải pháp quản lý đổi mới PPDH trong trường TH do chúng tôi đề xuất có thể sử dụng được, có tính khả thi và cần thiết cao và có thể được chuyển giao cho các trường TH trên địa bàn quận 10 thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên việc chuyển giao và thực thi các biện pháp này cần chú ý đến một số kinh nghiệm quản lý đổi mới PPDH của các trường đã được khái quát như:

- Từ ban chỉ đạo đổi mới PPDH của trường tới các tổ khối chuyên môn phải đưa vào kế hoạch, xây dựng kế hoạch chỉ đạo ,quyết tâm thực hiện và đưa vào thành tiêu chí thi đua đánh giá giáo viên. - Phải tiến hành tổ chức học tập, truyền đạt chủ trương, nội dung và

nhiệm vụ cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học tới từng giáo viên. Phải phát động thành phong trào, thường xuyên theo dõi, đánh giá đúc kết kinh nghiệm, điều chỉnh và biểu dương khen

thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có nhiều sáng kiến cải tiến trong phương pháp dạy học.

- Các trường TH cần chủ động xây dựng lại hệ thống các bài giảng mới sao cho đảm bảo tính khoa học, tính khái quát, chặt chẽ đồng thời chứa đựng những minh họa thực tế sinh động nhằm giúp cho học sinh nhận thức bài giảng một cách dễ dàng.

- Phải tăng cường hơn nữa vấn đề thực hành ở một số môn học như: Tự nhiên xã hội, kỹ thuật, mỹ thuật.

3.4. Các điều kiện cần có để đảm bảo việc thực hiện các giải pháp được đề xuất. được đề xuất.

Để làm tốt công tác đổi mới phương pháp trong suốt quá trình dạy học cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:

- Toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường phải thể hiện nỗ lực thực hiện kế hoạch đổi mới.

- Nhà trường cần phải đáp ứng những yêu cầu về tài liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình đổi mới..

- Xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các tập thể và cá nhân tích cực tham gia vào nhiệm vụ chung.

- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

• Nền tảng tư tưởng của chủ trương đổi mới PPDH trong các trường học là tư tưởng Hồ Chí Minh về việc học: học phải đi đôi với hành, phải thiết thực chu đáo trong công việc huấn luyện, phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học. Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về việc học, Đảng ta đã đề ra phương châm, quan điểm, nguyên lý giáo dục.

Trong những năm gần đây tất cả các nhà trường trong cả nước đang hướng vào việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thừ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, luật giáo dục, chỉ thị số 15/1999/CT – Bộ Giáo dục&Đào tạo ngày 20/4/1999 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc “Đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm”.

Cùng với các trường sư phạm trong cả nước, các trường TH khắc phục mọi khó khăn, tập trung đổi mới PPDH trên cơ sở cải tiến thiết bị dạy, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình dạy học.

Đặc biệt các trường TH rất quan tâm đến việc xây dựng quy trình quản lý hoạt động đổi mới PPDH. Quy trình này gồm 3 bước: quản lý việc xây dựng kế hoạch, quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý việc kiểm tra đánh giá.

Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài vì phải thay đổi nhận thức và thói quen thường ngày của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Vì vậy không thể nôn nóng, cũng

không thể cực đoan, bảo thủ mà cần phải có kế hoạch thực hiện từng bộ phận, từng bước và không nên thỏa mãn với những gì đã đạt được. Đổi mới PPDH gắn chặt với đổi mới về mục tiêu, nội dung, cơ sở vật chất và thiết bị, cách quản lý và đánh giá, cần thực hiện đồng bộ những đổi mới trong các trường TH để tạo điều kiện cần thiết hổ trợ cho việc quản lý đổi mới PPDH.

• Thực trạng hoạt động đổi mới phương pháp ở các trường TH Quận 10 thành phố Hồ Chí minh đã cho thấy: cần phải nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên và trình độ quản lý của cán bộ quản lý lãnh đạo nhà trường TH ngang tầm với yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng, không chỉ đổi mới các phương pháp dạy học truyền thống lạc hậu mà cần phải áp dụng sáng tạo các phương pháp dạy học mới, hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương, sao cho chất lượng chuyên môn có chiều sâu, sát với nội dung đổi mới của sách giáo khoa, tránh đổi mới phương pháp dạy học theo hình thức đối phó, mang tính phong trào.

• Trên cơ sở lý luận khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục và thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường TH Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học sau đây:

o Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên học sinh về đổi mới phương pháp dạy học ở trường TH.

o Xây dựng quy trình quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong trường TH.

o Quản lý xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học.

o Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học.

o Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu sách phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.

• Luận văn đã hoàn thành đầy đủ mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu.

2. Một số kiến nghị.

2.1.Với giáo viên các trường TH

Cần có ý thức tự học, tự bồi dưỡng về PPDH, về việc đổi mới PPDH cho phù hợp với đặc điểm đối tượng, với những yêu cầu của xã hội tri thức. Trong đổi mới PPDH càng tập trung vào người học càng đòi hỏi giáo viên có nhiều năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức – hướng dẫn học sinh cách học. Vì vậy giáo viên phải chủ động, sáng tạo trong dạy học, vai trò vị trí của giáo viên càng quan trọng, trình độ đào tạo và chế độ đãi ngộ với giáo viên càng phải cao hơn.

2.2.Với Ban giám hiệu các trường TH

Cần tăng cường công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của người học và quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý kiểm tra dạy học theo đổi mới PPDH. Thường xuyên quan tâm bố trí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,

tạo mọi điều kiện về thiết bị, tài liệu, môi trường giáo dục cho cán bộ, giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập đạt kết quả cao nhất. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để ngày càng nhiều lực lượng tham gia vào giáo dục. Tổ chức phong trào thi đua sôi nổi trong việc đổi mới PPDH. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến các chế độ khen thưởng, bồi dưỡng cho những giáo viên tích cực tham gia việc đổi mới PPDH và đạt được kết quả tốt .

2.3.Với chính quyền địa phương

Nâng cao nhận thức cho nhân dân, quan tâm nhiều đến vấn đề

Một phần của tài liệu Những giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 10, tp hồ chí minh (Trang 102)