Giải pháp quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch đổ

Một phần của tài liệu Những giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 10, tp hồ chí minh (Trang 94 - 98)

+ Các khối trưởng có nhiệm vụ triển khai phương hướng, mục tiêu nói trên đến các thành viên trong khối, và các thành viên trong khối có nhiệm vụ lập bản kế hoạch về đổi mới PPDH của mình nộp cho khối trưởng, trên cơ sở đó khối trưởng xây dựng kế hoạch cho công tác đổi mới PPDH chung cho toàn khối (kế hoạch phải thể hiện rõ từng bước tiến hành đổi mới, những yêu cầu và kiến nghị đề xuất).

+ Sau khi các khối xây dựng được bản kế hoạch, ban chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhà trường tập hợp lại, nghiên cứu, từ đó lập kế hoạch tổng thể, toàn diện cho hoạt động đổi mới PPDH của nhà trường.

+ Ban chỉ đạo tiến hành thông báo, quán triệt nội dung và những yêu cầu về đổi mới PPDH bằng văn bản cho tất cả cán bộ, giáo viên trong toàn trường.

3.2.4. Giải pháp quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH. PPDH.

- Mục tiêu: Xác định nội dung cho bước quản lý của Ban giám hiệu nhằm thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH trong nhà trường. - Nội dung: Thiết kế các công việc cụ thể của bước quản lý thực

hiện kế hoạch đổi mới PPDH. - Cách thực hiện:

Kế hoạch là cơ sở để triển khai các hoạt động trong nhà trường. Tương tự như vậy, để đổi mới PPDH cần phải căn cứ vào kế hoạch đổi mới PPDH đã được xây dựng, đồng thời việc quản lý đổi mới PPDH, quản lý thực hiện kế hoạch phải gắn với chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.

+ Theo kế hoạch đã được xác định, lãnh đạo trường chỉ ra tiến độ thực hiện hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến khích việc đổi mới phương pháp, cụ thể hóa chủ trương đổi mới thành những văn bản có tính pháp quy, tổ chức hướng dẫn cho các thành viên của trường quán triệt chủ trương và các văn bản đã được ban hành.

+ Đơn vị làm nhiệm vụ chuyên môn như khối, tổ bộ môn cần tạo điều kiện để cho các tổ viên có thời gian, điều kiện vật chất cho việc nghiên cứu về đổi mới PPDH (phương pháp dạy cho trẻ em lứa tuổi thiếu niên, quy trình soạn bài theo phương pháp mới). + Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phối hợp với các khối có liên quan tổ chức việc giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy. Bố trí lịch cho giáo viên đăng ký dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp, thông báo cho các thành viên của ban chỉ đạo và giáo viên các lớp có liên quan đến dự giờ.

+ Các đơn vị phụ trách cơ sở vật chất cần tạo điều kiện để giáo viên sử dụng có hiệu quả các phương tiện giảng dạy, đảm bảo giáo

án, tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Các giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy cần nhận thức rõ hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy là hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học nên cần được tiến hành thường xuyên liên tục. Giáo viên phải tham gia tích cực các buổi sinh hoạt chuyên môn về PPDH do tổ khối và do nhà trường tổ chức, đăng ký thực hiện và giảng dạy theo phương pháp đổi mới, tiến hành nghiên cứu khoa học cấp quận (hoặc thành phố) về đổi mới phương pháp giảng dạy.

Khi lựa chọn phương pháp giảng dạy giáo viên cần lưu ý những điểm sau đây:

- Sử dụng nhiều phương pháp để khơi dậy và duy trì sự quan tâm của học sinh..

- Sắp xếp để học sinh tham gia vào bài giảng càng nhiều càng tốt. - Lượng thời gian dành cho nói ở mức tối thiểu.

- Hãy thử nghiệm nhiều kỹ thuật khác nhau và kiên trì với phương thức tiếp cận đã chọn.

- Có kế hoạch chu đáo cho bài giảng (kiến thức, tài liệu, trang thiết bị…).

- Có kế hoạch đánh giá hoặc thông tin phản hồi để biết được kết quả giảng dạy của mình.

- Nhiệt tình và tự tin vào PHDH mà mình sử dụng

Việc giảng dạy ở các trường TH là sự kết hợp dạy lý thuyết với thực hành. Nhưng thường thì học sinh phải học các tiết về lý thuyết trước khi học thực hành. Vậy điều các giáo viên phải quan tâm là làm thế nào để buổi dạy hấp dẫn học sinh, thu hút sự chú ý

của học sinh. Điều quan trọng là giáo viên khi tiến hành giảng dạy phải áp dụng các nguyên tắc học tập của trẻ em (lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng) và sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp. Sau đây là một số biểu hiện của một tiết dạy hấp dẫn:

+ Giáo viên ngay lập tức khơi dạy ở học sinh sự tò mò bằng một câu hỏi lý thú hoặc một hoạt động gây ngạc nhiên.

+ Giáo viên cần nêu rõ những yêu cầu của tiết học và những kết quả mà học sinh phải đạt được.

+ Giáo viên sử dụng các thuật ngữ quen thuộc hoặc giải thích một cách cẩn thận (có minh họa) bất kỳ từ mới nào.

+ Giáo viên tiến hành bài giảng theo các bước lôgic, kết nối kiến thức mới với kiến thức cũ.

+ Giáo viên buộc học sinh tích cực tham gia vào bài dạy của mình bằng hình thức đặt ra các câu hỏi, bài tập, thúc đẩy thảo luận, yêu cầu học sinh lên bảng và sử dụng bảng để trả lời câu hỏi hay giải các bài tập.

+ Giáo viên tóm tắt bài học sau buổi lên lớp và thông báo cho học sinh biết những công việc sẽ làm trong tiết giảng sau.

+ Giáo viên thông thái và nhiệt tình trong suốt tiết dạy.

Để giảng dạy một bài lý thuyết các phương pháp dạy của giáo viên thường dùng đó là:

+ Thuyết minh. + Thảo luận. + Đặt câu hỏi. + Động não.

+ Học tập qua giải quyết vấn đề. + Bài tập thực hành.

+ Mô phỏng và đóng vai.

Một phần của tài liệu Những giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 10, tp hồ chí minh (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w