QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (Trang 72 - 73)

Để phát triển công nghiệp nông thôn xứng với tiềm năng góp phần vào thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá kinh tế nông thôn như nghị quyết Đại hội VIII đề ra, cần quán triệt các quan điểm sau:

- Phát triển công nghiệp nông thôn phải được coi là một nội dung quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất ở nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

- Phát triển công nghiệp nông thôn là sự nghiệp của chính bản thân nông thôn, có sự hỗ trợ, hợp tác và trực tiếp tham gia của các doanh nghiệp ở đô thị và các khu công nghiệp. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và khuyến khích trong quá trình này nhưng không thể làm thay các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh. Người trực tiếp thực hiện sự phát triển công nghiệp nông thôn là các nhà kinh doanh và dân cư nông thôn. Bởi vậy chính sách cần hướng vào lực lượng này.

- Phát triển công nghiệp nông thôn là quá trình động. Bởi vậy việc phát triển công nghiệp nông thôn cần theo những phương án thích hợp cho từng giai đoạn, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Các tác động lịch sử cần được xem xét và phân tích toàn diện. Đồng thời các chính sách kích thích cần được nghiên cứu và thay đổi kịp thời khi môi trường có sự thay đổi.

- Cũng như kinh tế nói chung, công nghiệp nông thôn hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò điều tiết thông qua các quy hoạch và chính sách nhằm định hướng công nghiệp nông thôn tránh sự cạnh tranh thái quá, nhưng không can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh và gò ép với các đơn vị sản xuất cũng như từng vùng.

- Công nghiệp nông thôn phát triển không chỉ vì mục đích tự thân mà chính vì mục tiêu kinh tế chính trị xã hội, vì lợi ích của các chủ thể có liên quan. Bởi vậy phải xác định được rõ, cụ thể các mục tiêu phát triển, các lợi ích mà nó đáp ứng cũng như mức độ đáp ứng các lợi ích đó.

- Phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn phải gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Đây là hai ngành kinh tế mà trong quá trình phát triển có mối quan hệ chặt chẽ về lao động, nguyên liệu, thị trường và môi trường... Giải quyết tốt mối quan hệ mang tính chất bổ trợ và cạnh tranh, đó sẽ làm cho nền kinh tế xã hội ở nông thôn phát triển bền vững, quan hệ sản xuất được tăng cường, đời sống nhân dân ở nông thôn được sung túc.

- Phát triển công nghiệp nông thôn đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với công nghiệp đô thị và trong nước, kết hợp hài hoà các loại hình quy mô, tổ chức và sở hữu, lựa chọn công nghệ thiết bị thích hợp, kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, thiết bị tiên tiến với thủ công, cơ khí nhỏ trong nhiều loại hình công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn là động lực xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập, tăng sức mua của người nông thôn, hình thành các cụm công nghiệp nông thôn, tranh thủ khả năng đầu tư của mọi thành phần kinh tế, của mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để tham quan phát triển ngành nghề nông thôn.

- Gắn vùng nguyên liệu tại nông thôn, trực tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, góp phần làm tăng giá trị nông lâm sản, đông thời đáp ứng yêu cầu lao động nhiều và sử dụng lao động giản đơn, đào tạo nghề cho lao động không đòi hỏi dài.

- Việc phát triển công nghiệp nông thôn phải không xâm phạm những vùng đất màu mỡ có điều kiện thuận lợi về sản xuất nông nghiệp, đảm bảo ghìn giữ các di sản thiên nhiên, các công trình văn hoá, di tích lịch sử có giá trị của dân tộc. Bảo vệ môi trường, sinh thái giữ vững ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w