100 500 1700 1900 1700 1900 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2000.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (Trang 27 - 30)

I. ĐIỀU KIỆN, LỢI THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở TỈNH BẮC NINH

1999 100 500 1700 1900 1700 1900 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2000.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2000.

Sản xuất công nghiệp đã có bước khởi sắc. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 1999 đạt 1.290 tỷ đồng. Trong đó, khu vực quốc doanh chiếm 29,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25,3%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 44,8%. Nếu phân theo vùng lãnh thổ thì huyện Từ Sơn chiếm 1/4giá trị sản xuất công nghiệp trong số 8 huyện thị xã của tỉnh. Trong ngành công nghiệp thì công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng rất cao, đạt 99,9% giá trị công nghiệp của tỉnh năm 1999, tập trung chủ yếu vào các ngành: sản xuất sản phẩm từ hoá chất phi kim loại (chiếm 42% giá trị sản xuất công nghiệp); sản xuất kim loại (12,4%); sản xuất thuốc lá (11,5%); sản xuất gường, tủ, bàn ghế (11,4%). Năm 1999 có 9.496 cơ sở sản xuất công nghiệp, thu hút 42.630 lao động, trong đó, có 12 DNNN thu hút 5.440 lao động; 99 HTX thu hút 2.431 lao động; 32 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân thu hút 1.690 lao động; 9.350 hộ cá thể thu hút 32.620 lao động; 3 công ty liên doanh với nước ngoài thu hút gần 500 lao động.

BẢNG 6: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP.

(đơn vị: tỷ đồng, giá so sánh 1994)

Năm 1995 1996 1997 1998 1999

Giá trị sản xuất công nghiệp

453,7 480,2 570,7 635,0 1056,2 Khu vực trong nước. 453,7 480,1 570,7 634,2 793,2 Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài

0 0,1 0 0,8 263,0

Nguồn: Niên giám thống kê Nhà nước năm 1999.

BẢNG 7: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC.

(đơn vị: tỷ đồng, giá so sánh 1994)

Năm 1995 1996 1997 1998 1999

GTsản xuất công nghiệp trong nước.

453,7 480,1 570,7 634,2 793,2 GT sản xuất công nghiệp

Nhà nước

263,6 262,0 317,4 353,3 388,6 - Trung ương quản lý 262,4 257,8 305,4 327,1 332,4

- Địa phương quản lý 1,2 4,2 12,0 26,2 56,2 GT sản xuất công nghiệp

ngoài quốc doanh

190,1 218,1 253,3 280,9 404,6 Nguồn: Dựa theo báo cáo của Sở kế hoạch và đầu tư tháng 5/2000

Trên địa bàn tỉnh có 58 làng nghề, trong đó có những làng nghề có từ lâu đời và rất nổi tiếng như rèn Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, gốm Phù Lãng, tranh Đông Hồ. Hiện có 31 làng nghề truyền thống và 27 làng nghề mới, trong đó 49 làng nghề sản xuất tiểu công nghiệp với 17 loại sản phẩm chính, 4 làng nghề xây dựng, 3 làng nghề thương mại, 1 làng nghề du lịch và một làng nghề thuỷ sản. Năm 1999, giá trị sản xuất của làng nghề đạt trên 200 tỷ đồng ( chiếm 74% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh ), tạo việc làm cho trên 34.000 lao động, thu hút vốn hàng chục tỷ đồng vào sản xuất, đóng góp ngân sách hơn 1,3 tỷ đồng.

BẢNG 8: PHÂN BỐ CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH NĂM 200

Tên huyện Số lượng làng nghề

Từ Sơn 16 Yên Phong 15 Lương Tài 7 Gia Bình 6 Thuận Thành 5 Quế Võ 5 Tiên Du 4

Nguồn: Báo cáo của Sở kế hoạch và đầu tư 6/2000.

Ngành xây dựng cơ bản năm 1999 huy động vốn đầu tư đạt 89,9 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước và các DNNN chiếm 39,3% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh, vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư chiếm 58,2%, vốn khu vực liên doanh chiếm 2,5%. Năm 1999 có 37 doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xây dựng, trong đó có 5DNNN, 2 HTX, 30 công ty và doanh nghiệp tư nhân. Tổng số lao động trong ngành này năm 1999 là 4.970 người.

Trong ngành vận tải, khối lượng vận chuyển hàng hoá năm 1999 đạt 2,9 triệu tấn, khối lượng luân chuyển hàng hoá 60,1 triệu tấn km. Trong số đó, khu vực vận tải ngoài quốc doanh chiến 90,3% khối lượng vận chuyển

và 98,3% khối lượng luân chuyển hàng hoá của tỉnh. Vận tải hành khách năm 1999 đạt 2,3 triệu người, trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc doanh chiếm 88,7%. Năm 1999 có 2DNNN, 7 HTX và 3.630 hộ cá thể kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh. Tổng số lao động trong ngành này năm 1999 là 5.760 người.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ năm 1999 đạt 1.228,6 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 81,6%. Hiện có 7.464 cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó có 13 DNNN, 9HTX, 17 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, 7.425 hộ cá thể.

3. Những lợi thế tiềm năng đối với phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh.

- Tiềm năng lớn nhất là con người tỉnh Bắc Ninh năng động, sáng tạo, có nhiều làng nghề truyền thống, nghề buôn bán có từ lâu đời và có nhiều người buôn bán giỏi.

- Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền đối với các doanh nghiệp cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh.

- Bắc Ninh có tiềm năng phát triển du lịch có nền văn hoá lâu đời với truyền thống văn hoá Kinh Bắc, có làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng, có nhiều lễ hội, nhiều di tích văn hoá và lịch sử .

- Vị trí kinh tế địa lý thuận lợi, rất gần thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên tỉnh có rất nhiều cơ hội để phát triển.

- Hệ thống giao thông rất phát triển cũng là tiềm năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế của mình.

4. Những khó khăn, trở ngại trong môi trường kinh doanh ở tỉnh.

Tuy được các cấp chính quyền quan tâm trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nhìn chung đến nay, còn có nhiều khó khăn trong việc phát triển công nghiệp nông thôn như:

- Là một tỉnh nhỏ “đất chật người đông”. Đây là điều bất lợi cho phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn do một số tiềm lực bị hạn chế, trong đó đặc biệt là vấn đề đất đai, mặt bằng cho sản xuất.

- Tiềm năng về tự nhiên rất hạn chế, các tài nguyên khoáng sản, rừng... hầu như không đáng kể.

- Đến nay, nền kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp mang tính độc canh, chủ yếu là trồng lúa và nuôi lợn phân tán trong các hộ gia đình. Đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và ngày càng giảm là một trong những trở ngại lớn cho việc phát triển nông nghiệp.

- Thu nhập bình quân đầu người thấp, khoảng 3 triệu đồng/ năm ( 210 USD) nên sức mua và qui mô thị trường nội tỉnh bị hạn chế.

- Số lượng doanh nghiệp còn ít, trung bình 400 người dân có 1 doanh nghiệp. Qui mô cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhỏ, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w