Theo số liệu thống kê của tỉnh đến tháng 5 năm 2000, các cơ sỏ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, dưới các hình thức tổ chức doanh nghiệp và công ty tư nhân, DNNN địa phương, hợp tác xã đều có qui mô vừa và nhỏ.
BẢNG 9: SỐ CƠ SỞ SX-KD TỈNH BẮC NINH THEO QUI MÔ VỐN CỦA DNSố lượng doanh nghiệp chia theo qui mô vốn kinh Số lượng doanh nghiệp chia theo qui mô vốn kinh doanh
Loại Doanh nghiệp Trên 5 tỷ
đồng Trên 1 tỷ vàdưới 5 tỷ đồng Trên 100 triệu dưới 1 tỷ đồng Dưới 100 triệu đồng DNNN trung ương 10 1 0 0 DNNN địa phương 2 27 0 0 HTX 0 128 0 DN tư nhân 0 0 21 7 Công ty TNHH 3 47 36 0 Hộ kinh tế cá thể 0 0 20.410 Nguồn: Dựa theo báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư tháng 5/2000.
Ngoài ra trong số hơn 20.410 hộ kinh tế cá thể sản xuất phi nông nghiệp đăng ký theo nghị định 66/HĐBT (hiện nay là nghị định 02/CP ngày 2/3/2000) thì hầu hết có qui mô nhỏ và cực nhỏ. Chẳng hạn trong công nghiệp của tỉnh, số lao động bình quân 1 hộ cá thể chỉ hơn 3 người.
1. Vai trò của công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
Cũng như nhiều địa phương khác, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các doanh nghiệp lớn không nhiều và chỉ tập trung vào một số ít ngành, nghề
như thuốc lá, kính, may, gốm, xây dựng. Trong nhiều ngành, nghề khác, cơ sở sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong công nghiệp, các cơ sở ngoài quốc doanh chiếm 44,8% giá trị sản xuất công nghiệp; trong giao thông, vận tải các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ thực hiện trên 90% khối lượng vận chuyển hàng hoá và hơn 89% vận tải hành khách; trong thương mại và dịch vụ, chỉ riêng các cơ sở khu vực ngoài quốc doanh chiếm trên 80% tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ của tỉnh.
Vai trò của các cơ sở công nghiệp còn được thể hiện trên các mặt như: tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập dân cư, thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất kinh doanh, làm cho nên kinh tế năng động và hiệu quả hơn...
- Vai trò quan trọng của các cơ sở công nghiệp là tạo việc làm: chỉ tính riêng các cơ sở công nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh đã tạo việc làm cho hơn 35.000 người, trong khi đó các doanh nghiệp Nhà nước có qui mô lớn chỉ thu hút được hơn 4.000 lao động. Trong ngành vận tải, các cơ sở có qui mô vừa và nhỏ thu hút được 5.582 trên tổng số 5.760 lao động của ngành này. Số liệu tương ứng trong thương mại là 9.092/ 10.842 lao động toàn ngành. Riêng làng nghề với hơn 14.000 hộ nghề đã giải quyết việc làm cho 42.000 lao động với mức thu nhập trung bình 350.000 - 450.000 đồng/ tháng (cao hơn nhiều so với thu nhập từ nông nghiệp ).
Khả năng tạo việc làm của công nghiệp nông thôn là rất lớn do số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, yêu cầu đối với lao động không cao, suất đầu tư cho một chỗ làm việc thấp ( từ 0,5 -1 triệu đồng so với 10 triệu đồng trong các doanh nghiệp lớn ). Điều này rất phù hợp với điều kiện nông thôn. Trên cơ sở tạo thêm việc làm, các cơ sở công nghiệp góp phần tăng thu nhập dân cư, đa dạng hoá các nguồn thu nhập, nhờ đó mà góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Thu hút vốn vào sản xuất, kinh doanh: do các cơ sở công nghiệp bao quát diện rộng nên có thể thu hút được nhiều vốn trong dân cư vào kinh doanh. Theo số liệu của tỉnh, vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư của dân cư năm 1999 chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đây là lượng vốn không nhỏ được huy động vào sản xuất kinh doanh.
- Đóng góp vào GDP của tỉnh: Với số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh lớn cùng với tổng lượng vốn huy động được cũng như lực lượng lao động hùng hậu, các cơ sở công nghiệp đóng góp không nhỏ vào GDP, tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chỉ tính riêng trong công nghiệp, các cơ sở công nghiệp chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Các cơ sở
sản xuất trong các làng nghề của tỉnh hàng năm đã tạo ra của cải trị giá trên 200 tỷ đồng.
- Góp phần làm cho nền kinh tế năng động hiệu quả hơn: do qui mô nhỏ nên các cơ sở sản xuất kinh doanh này rất linh hoạt, năng động trong cơ chế thị trường, rễ dàng chuyển hướng kinh doanh sang những lĩnh vực hiệu quả hơn. Ngoài ra, do số lượng các các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng lên, sản phẩm đa dạng, phong phú nên đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thị trường, đồng thời làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn. Qua khảo sát thực tế cho thấy, ngay trong các làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỳ có đến mấy chục loại hình sản phẩm.
- Hình thành đội ngũ các nhà kinh doanh: việc phát triển các các cơ sở sản xuất kinh doanh hình thành nên đội ngũ các nhà kinh doanh, có tác dụng gieo mầm cho các nhà quản lý tài năng. Thực tế kinh doanh của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy, số lượng các giám đốc doanh nghiệp có năng lực ngày càng nhiều.
2. Đặc điểm của các cơ sở công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có một số đặc điểm như sau:
- Nhiều các cơ sở công nghiệp gắn với làng nghề. Tất cả các huyện đều có làng nghề ( từ 14 làng nghề như Yên Phong, Từ Sơn đến 2 làng nghề như Tiên Du ).
- Qui mô các cơ sở công nghiệp còn rất nhỏ: bình quân 1 hộ cá thể có 3 lao động, một doanh nghiệp tư nhân có 30 lao động, một công ty TNHH có 65 lao động, 1 HTX có 25 lao động, 1 DNNN địa phương có 196 lao động.
- Phân bố không đều: Toàn tỉnh có 41 doanh nghiệp tư nhân thì có 15 doanh nghiệp ở Yên Phong, 14 doanh nghiệp ở thị xã Bắc Ninh và 8 doanh nghiệp ở Từ Sơn. Trong số 85 công ty TNHH cả tỉnh thì có 52 công ty ở Từ Sơn và Tiên Du, 24 công ty ở thị xã Bắc Ninh.
- Phân lớn các cơ sở công nghiệp tập trung vào một số ngành chủ yếu: 1. Sản xuất kim loại, 2. Sản xuất đồ mộc gia dụng, 3. Sản xuất hàng hoá từ khoáng chất phi kim loại, 4. Sản xuất giấy, 6. Sản xuất thực phẩm, đồ uống. Một số doanh nghiệp kinh doanh các nghề ít triển vọng, gây ô nhiễm lớn sẽ bị loại bỏ hoặc bị công nghệ hiện đại thay thế.
- Việc liên kết, hợp tác trong kinh doanh còn hạn chế, kể cả trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
- Kinh doanh tại chỗ là chủ yếu, nhiều doanh nghiệp chưa vươn ra các thị trường bên ngoài.