6. Bố cục của luận văn
3.4. Định hướng mở rộng đề tài nghiên cứu
Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, còn nhiều vấn đề, nhiều phương diện mà tác giả luận văn sẽ có thể đề cập đến và triển khai mở rộng đề tài trong các nghiên cứu sau, như:
đại dưới các tác động của chính sách nhà nước ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương, vì thế chưa phản ánh được những đặc tính địa phương, các điều kiện về môi trường sống của từng vùng nhằm giúp người đọc có hiểu biết toàn diện hơn về sự bản địa hóa/địa phương hóa của người Bố Y khi di cư sang Việt Nam.
- Bổ sung thêm nghiên cứu chi tiết, cụ thể hơn về văn hóa của người Bố Y ở Trung Quốc để những kết quả so sánh đã được đưa ra trong luận văn được thuyết phục và thỏa đáng hơn.
- Nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa trên nền tảng những kết quả nghiên cứu đã thu thập được và đã giới thiệu trong luận văn, nhưng còn nhiều thiếu sót như văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh, đời sống tinh thần,… của người Bố Y ở cả Việt Nam và Trung Quốc.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu, không chỉ hạn chế với dân tộc Bố Y có số lượng dân số ít trên lãnh thổ Việt Nam mà còn đan xen kết hợp với nhiều dân tộc khác có cùng nguồn gốc từ Trung Quốc, cùng chịu những nguyên nhân lịch sử mà di cư và định cư ở Việt Nam. Đặc biệt là các dân tộc có cùng nguồn gốc tộc người ở Trung Quốc, nhưng khi sang Việt Nam thì hoặc là chia thành các dân tộc khác nhau, hoặc là nhập vào cùng các dân tộc bản địa khác, tạo thành dân tộc lớn hơn… Việc nghiên cứu về những dân tộc này sẽ giúp ích rất lớn cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn về dân tộc Bố Y, đặc biệt sẽ giúp ích cho việc so sánh, tổng kết được chuyên sâu và hệ thống hơn.
- Không chỉ hạn chế ở việc nghiên cứu các đặc trưng văn hóa, trong các đề tài nghiên cứu sau này, bên cạnh tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên, đặc trưng văn hóa của dân tộc Bố Y nói riêng và tất cả các dân tộc khác đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nói chung, chúng tôi sẽ mở rộng sang nghiên cứu các đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội,… như việc chuyển hóa tập quán lao động, sản xuất tự cung tự cấp thành lao động mang tính thương mại, buôn bán,…; chính sách của nhà nước trong việc phát triển thương mại khu vực biên giới,…
Tiểu kết chương 3
Chương ba trên đây, một mặt luận văn đưa tới người đọc những giới thiệu cơ bản nhất về dân tộc Bố Y ở Trung Quốc, trong đó chủ yếu là khu vực tỉnh Quý Châu do đây là nơi quần cư chủ yếu của người Bố Y. Tiếp đó, luận văn lập chỉ ra những điểm giống và khác nhau về các đặc trưng văn hóa của người Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc. Cũng từ đây mà chúng ta có thể khẳng định được mối liên hệ mật thiết, không thể tách rời của dân tộc Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc, bất chấp những khoảng cách về mặt không gian địa lý, sự khác biệt về ngôn ngữ, điều kiện sống,…
Theo tiến trình lịch sử, dân tộc Bố Y ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn như bản sắc văn hóa bị mai một, tình trạng hủ tục lạc hậu vẫn còn phổ biến, việc thực thi chính sách của nhà nước gặp khó khăn,... Tất cả những điều này không chỉ xảy ra với riêng dân tộc Bố Y mà còn là tình trạng chung cho nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam và Trung Quốc, đòi hỏi chính phủ hai nước cần có những biện pháp hiệu quả hơn để khắc phục.
Đứng trước thực trạng đó, từ nhiều năm nay, chính phủ hai nước đã có những nỗ lực không ngừng nhằm giải quyết các vấn đề gìn giữ và bảo tồn văn hóa cho người Bố Y, nhưng bên cạnh đó cũng rất chú trọng việc thực hiện các chính sách đại đoàn kết dân tộc, vừa giữ bản sắc văn hóa truyền thống, nhưng cũng vừa có đủ điều kiện để hội nhập và bắt kịp với trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội trong cả nước.
KẾT LUẬN
1. Dân tộc Bố Y ở Việt Nam tuy có dân số ít, nhưng nếu truy xét nguồn gốc lịch sử, đặc điểm tụ cư, tình hình phân bố và đặc biệt là nghiên cứu mối quan hệ giữa dân tộc Bố Y với các dân tộc khác ở Việt Nam thì có thể thấy được dân tộc này có vị trí nhất định trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, nhất là trong cộng đồng các dân tộc có nguồn gốc từ Trung Quốc, do những nguyên nhân lịch sử mà thiên di sang Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua. Dân tộc Bố Y ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc với địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều tiềm năng khai thác và phát triển. Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, ngữ hệ Thái – Kadai, dân tộc Bố Y ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng cả về ngôn ngữ và văn hóa với các dân tộc trong khu vực, đặc biệt là dân tộc Nùng, Giáy,...
2. Dân tộc Bố Y ở Trung Quốc tụ cư chủ yếu ở tỉnh Quý Châu, ở khu vực Tây Nam Trung Quốc, có các đặc điểm về điều kiện tự nhiên khá giống với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Bắt nguồn từ dân tộc Choang, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến nên người Bố Y ở Trung Quốc có những đặc trưng văn hóa rất giống với các dân tộc có cùng nguồn gốc, đặc biệt là dân tộc Choang hiện sinh sống tập trung ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Dù theo thời gian, các bản sắc văn hóa đặc trưng của họ đã dần thay đổi và có sự giao lưu văn hóa với các dân tộc sinh sống cùng khu vực (dân tộc Miêu), nhưng cho đến hiện nay dân tộc Bố Y ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa của “tổ tiên”. Nhìn chung, cả dân tộc Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc đều có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo.
3. Đặc điểm chung của dân tộc Bố Y ở cả Việt Nam và Trung Quốc là cần cù, chịu khó, hiếu khách và rất tôn trọng lễ nghi giao tiếp, đặc biệt là những nguyên tắc tôn ti trật tự của Nho gia. Bất luận đi từ tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, hay nghiên cứu về mối quan hệ với các cộng đồng người khác,
nghiên cứu về ngôn ngữ và sự biến thiên theo chiều dài lịch sử, đều có thể thấy được giữa dân tộc Bố Y ở Việt Nam và dân tộc Bố Y ở Trung Quốc trong thời điểm hiện tại có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt. Sự tương đồng này không chỉ thể hiện rõ qua văn hóa vật chất (ăn, uống, mặc, ở, đi lại,...) mà còn rõ nét hơn qua văn hóa tinh thần, nhất là trong các phong tục, tập quán truyền thống, trong các tín ngưỡng tôn giáo, các lễ tết,...
4. Tuy nhiên, do cộng đồng người Bố Y ở Trung Quốc có dân số đông hơn, là dân tộc lớn thứ 12/54 dân tộc thiểu số của Trung Quốc nên ít nhiều có trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… cao hơn cộng đồng Bố Y ở Việt Nam. Thêm vào đó do các chính sách ưu đãi và mối quan tâm của chính phủ trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế, trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa… ở từng nước là khác nhau, dẫn đến những điểm khác biệt cũng sẽ ngày càng nhiều lên. Trong đó, vấn đề bản sắc văn hóa bị mai một, vấn đề thực hiện đại đoàn kết dân tộc và thi hành các chính sách dân tộc là những vấn đề lớn đòi hỏi hai chính phủ cần phải đặc biệt quan tâm và coi trọng để khắc phục các bất cập hiện nay. 5. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu về dân tộc Bố Y ở Việt Nam thông qua việc so sánh với dân tộc Bố Y ở Trung Quốc một cách khái quát và tổng thể nhất. Còn nhiều vấn đề có thể mở rộng và triển khai nghiên cứu. Tác giả luận văn với tư cách là một nghiên cứu sinh Trung Quốc, chuyên ngành Việt Nam học, đã có thời gian sinh sống và học tập nhiều năm ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; đã có nhiều dịp đến thăm dân tộc Bố Y ở Quý Châu (Trung Quốc), cũng như các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai, Hà Giang (Việt Nam) hy vọng sẽ có cơ hội được nghiên cứu, giới thiệu đến người đọc trong các đề tài khác và mong muốn nhận được sự đóng góp, góp ý,… của các thày cô giáo, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và Trung Quốc để chúng tôi không ngừng phát triển và hoàn thiện.
Tài liệu tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học,
Hà Nội.
2. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội.
3. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra
dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Hà Nội.
4. Ban chỉ đạo Đại hội, đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (2010), Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Trần Bình, Một số vấn đề về dân tộc và tộc người ở Việt Nam
http://huc.edu.ViệtNam/vi/spct/id43/MOT-SO-VAN-DE--VE-TOC-NGUOI- DAN-TOC-O-VIET-NAM/
6. Trần Ngọc Bình, (2008), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Thanh Niên.
7. Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Hà Nội.
8. Các dân tộc Đông Á. Nxb Khoa học, 1965, Chương 3: Sự phân bố của con người thời cổ.
9. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, Nxb
Văn hóa – Thông tin.
10. Trần Thu Dung (2012), Những cuốn từ điển tiếng dân tộc thiểu số vô giá,
Tiền Phong Online, số 29/12/2012.
11. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Nxb Văn hóa –
Thông tin.
12. Lê Sĩ Giáo (Chủ biên) (2003), Lâm Bá Nam, Hoàng Lương, Dân tộc học đại
cương, Nxb Giáo dục.
13. Đỗ Thị Hòa (2012), Trang phục của các dân tộc thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Tày – Thái, Kadai, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
14. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), “Tục nhận cho con bố mẹ nuôi ở người Bố Y –
Lào Cai”, Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 82, tr. 9-11.
15. Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo (1996), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc, Nxb Đại học Thái Nguyên.
16. Ma Ngọc Hướng, Âu Văn Hợp, Hoàng Thị Cấp (2013), Văn hóa cổ truyền của người Pu Y ở Hà Giang, Nxb Thời đại.
17. Đinh Gia Khánh, Huy Cận (1983), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn
học.
18. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Namvới sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Đình Khoa (1983), Các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
20. Ngô Sĩ Liên (2011), Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Thời đại.
21. Ngô Khải Lộc (2002), Từ điển Bố Y - Hán, Nxb Dân tộc.
22. Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ (1997), Phong tục tập
quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc.
23. Hoàng Lương (2011), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc, Nxb Thông tin truyền thông,
24. Hoàng Nam (2003), Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam
(Quyển 1), Nxb Văn hóa – Thông tin.
25. Hoàng Nam (2013), Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam,
Nxb Văn hóa - Thông tin.
26. Nhiều tác giả (2013), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.
27. Nguyễn Thị Thanh Nga (2005), “Về nhóm Tu Dí ở huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr. 9-13.
28. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu về các vùng dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa
dân tộc.
29. Trần Hữu Sơn , Chảo Chử Chấn, Bùi Duy Chiến (2013), Văn hóa dân gian
30. Ma Quốc Tám (2009), Văn hóa vật thể người Bố Y, Nxb Văn hóa Dân tộc.
31. Hà Văn Tấn (1993), “Văn hóa và ngôn ngữ ở Việt Nam thời tiền sử”, Khảo
cổ học, số 1.
32. GS. Trần Ngọc Thêm, (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. TP Hồ
Chí Minh.
33. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
Nxb Trẻ.
34. Ngô Đức Thịnh (ch.b.), Hoàng Vinh. Trần Ngọc Thêm... (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học xã hội.
35. Mã Tường Thọ (1962), Các bộ tộc cấu thành và chế độ nô lệ của nước Nam
Chiếu, Nxb Nhân dân Thượng Hải (Trung Văn).
36. Thông tấn xã Việt Nam (1996), Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc,
Nxb Văn hóa dân tộc.
37. Hoàng Diệu Thúy (2008), “Phong tục cưới xin của người Bố Y ở xã Quyết
Tiến, huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr. 71 – 76.
38. Đoàn Thị Tình (1987), Tìm hiểu trang phục Việt Nam, Nxb Văn học.
39. Tỉnh ủy Hà Tuyên (1987), 40 năm các dân tộc Hà Tuyên (1945 – 1985), Tập
II, Nxb Hà Tuyên.
40. Hà Xuân Trường (1994), Văn hóa - Khái niệm và thực tiễn, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
41. Tuyên bố về những chính sách văn hóa – Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ
trì từ 26-7 đến 6-8-1982 tại Mêhicô.
42. Unessco (2003), Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Bản dịch),
Paris.
43. UNFPA (Quỹ Dân số Liên hợp quốc), Các Dân tộc Việt Nam: Phân tích các
chỉ tiêu chính từ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, (2011).
Nam - UBQG UNESCO của Việt Nam (1993), Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Viện Dân tộc học(1983), Sổ tay về các dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã
hội.
46. Trần Quốc Việt (2010), Âm nhạc dân gian của người Bố Y, Nxb Văn hóa dân tộc.
47. Trần Quốc Việt (2015), Vai trò của âm nhạc dân gian trong việc tìm người
đồng tộc của người Bố Y ở tỉnh Hà Giang, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM,
ngày 17/04.
48. Trần Quốc Vượng (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
49. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn
Tài liệu tiếng Trung:
50. Dụ Thúy Dung (1980), Đại cương tiếng Bố Y, Nxb Bắc Kinh.
51. Fan Hong Gui (1999), “Khái quát về các dân tộc xuyên biên giới Việt –
Trung”, Tạp chí Dân tộc, kỳ 6.
52. Ngô Khải Lộc (2002), Từ điển Bố Y - Hán, Nxb Dân tộc Bắc Kinh, ISBN
7-105-04965-0.
53. Hoàng Nghĩa Nhân, Vi Liêm Châu (1985), Chí dân tục của dân tộc Bố Y,
Nxb Dân tộc Quý Châu, Quý Châu, Trung Quốc.
54. Nhóm tác giả biên soạn (1984), Lược sử dân tộc Bố Y, Nxb Dân Tộc, Trung
Quốc.
55. Tang Lu Ping (2012), “Phân tích tình hình dạy học song ngữ tại các trường
dân tộc Bố Y”, Tạp chí Học viện Dân tộc Quý Châu, kỳ 04,
http://www.langson.gov.vn/vanquan/node/8350.
56. Triệu Chí Quân (2010), Nghiên cứu văn hóa hát đôi của dân tộc Bố Y, Nxb
Đại học Vân Nam, Trung Quốc.
57. Fan Tong Shou, Weng Jia Lie, (2002) Dân tộc chí – Quý Châu tỉnh Chí, Nxb
Dân tộc Quý Châu.
58. Dương Tam Sơn (2010), Sơ lược khảo sát sự biến đổi về văn hóa kiến trúc
truyền thống cư dân của dân tộc Bố Y, Nxb Học viện dân tộc Quý Châu,
Trung Quốc.
59. Sở nghiên cứu Dân tộc Quảng Tây (1986), Quảng Tây dân tộc lịch sử dữ văn