Với dân tộc Bố Yở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Cộng đồng người bố y ở phía bắc việt nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người bố y ở tây nam trung quốc (Trang 82 - 85)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.Với dân tộc Bố Yở Trung Quốc

3.2.2.1. Vấn đề giao lưu, tiếp biến và mai một văn hóa

Ngoài những vấn đề mà bất cứ dân tộc thiểu số nào, không chỉ ở riêng Việt Nam, đều phải đối mặt như vấn đề bản sắc văn hóa bị mai một, tình trạng hủ tục, tệ nạn xã hội hay những quan niệm sai lệch vẫn còn tiếp diễn... như đã đưa ra ở phần 3.2.1 trên, thì dân tộc Bố Y ở Trung Quốc cũng đang phải đối mặt

với những vấn đề tương tự như với dân tộc Bố Y ở Việt Nam mà nói rộng hơn là với bất cứ quốc gia nào có nhiều dân tộc như Việt Nam, Trung Quốc trên thế giới (như Nhật Bản, Hàn Quốc... )

Chẳng hạn như vấn đề mai một ngôn ngữ, người Bố Y ở Trung Quốc hiện nay cũng chỉ còn một số ít trong đó có thể nói được tiếng Bố Y cổ. Phần lớn những thế hệ sinh sau, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng văn hóa những năm 70 của thế kỷ 20 cho đến nay, nhiều người Bố Y đã ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng “ngôn ngữ chung” trong các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội hàng ngày nên chủ yếu dùng tiếng phổ thông trong giao tiếp... Nhiều người trong số họ còn học ngoại ngữ và học tiếng của các dân tộc khác để giao tiếp được thuận lợi hơn. Chẳng hạn như phần lớn người Bố Y ở Quý Châu đều có thể nói được tiếng Choang, tiếng Quảng (bạch thoại) hoặc phương ngữ của tỉnh Vân Nam... bên cạnh tiếng phổ thông.

Việc xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai cũng khiến cho dân tộc Bố Y ở Trung Quốc gặp khó khăn trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Kể từ sau chiến tranh Nha Phiến (1840) đến nay, cả xã hội Trung Quốc có sự thay đổi lớn do nền văn hóa phương Tây du nhập vào, nhiều dân tộc đã bị “Tây phương hóa”, trong đó có dân tộc Bố Y. Ví dụ như xưa kia vũ khí chủ yếu của đàn ông Bố Y dùng trong chiến trận hoặc trong hoạt động săn bắt ngày thường là kiếm, là cung tên... nhưng do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mà người Bố Y đã không còn dùng kiếm và cung nữa, thay vào đó là dùng súng, lựu đạn... Đến thế kỷ 20, 21 như ngày nay thì việc ứng dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại của phương Tây vào sản xuất, lao động và đời sống đã trở nên hết sức phổ biến ở các gia đình, bản làng Bố Y.

3.2.2.2. Một số vấn đề khác

+ Xung đột, bạo động xã hội:

Do những năm gần đây, các biện pháp, chính sách dân tộc của nhà nước Trung Quốc về chiến lược đại đoàn kết dân tộc được áp dụng rộng rãi với cường

độ ngày càng mạnh, nhiều biện pháp mang tính cưỡng chế được thi hành, bao gồm cả việc thực hiện di dân, giải phóng mặt bằng, những nỗ lực để thực hiện việc hòa nhập giữa nhiều dân tộc với nhau... đã tạo ra tâm lý “phản kháng” hoặc “khó chấp nhận” ở người Bố Y, dẫn đến hệ quả là những cuộc xung đột trong vài năm gần đây ở Quý Châu. Điển hình như vụ bạo động xảy ra ở phía Tây Bắc tỉnh Quý Châu ngày 12/08/2011 kéo theo sự tham gia của hàng trăm người, Khoảng 10 chiếc xe ô tô đã bị đập phá trong khi 5 chiếc khác bị đốt cháy. Những người dân quá khích còn chặn các con phố lại. Trong khi đó, hơn chục cảnh sát và nhân viên an ninh bị thương khi cố gắng giải tán đám đông. Cách đó chưa đầy 1 tháng, một vụ bạo động khác cũng xảy ra (với lý do tương tự) dẫn đến cái chết của một người vô tội...27

+ Khó khăn khi thực thi những chính sách dân tộc:

Không những thế, do những đặc trưng khép kín của các dân tộc thiểu số nên nhìn chung, tư duy, tập quán chỉ đạo tư tưởng và hành động hàng ngày của họ vẫn mang nặng tính bảo thủ cố hữu, thậm chí còn lạc hậu... cho nên những nỗ lực của nhà nước Trung Quốc trong việc nâng cao dân trí, cải thiện đời sống thông qua việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào lao động sản xuất đã khiến một bộ phận lớn người Bố Y không thể thích ứng ngay được. Nhiều gia đình người Bố Y không muốn “bán đất, bán ruộng”, từ bỏ nghề nông... khiến cho chính phủ Trung Quốc khi thi hành những chính sách này gặp rất nhiều khó khăn, kết quả thu về chậm... Đây là những hệ quả tất yếu cho một nền kinh tế phát triển quá nóng như Trung Quốc, đòi hỏi chính phủ phải nghiêm túc xem xét và nhìn lại để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

+ Tình trạng phân biệt giai cấp, phân hóa giàu nghèo khá phổ biến Một thực tế chung của tất cả các quốc gia do nhiều dân tộc hợp thành là việc hòa nhập giữa dân tộc này với dân tộc khác rất khó do những chênh lệch/ khác biệt về trình độ học vấn, về điều kiện sống... Với dân tộc Bố Y ở Trung

27

Quốc cũng vậy, dù là dân tộc lớn thứ 12 trên tổng số 56 dân tộc của Trung Quốc, nhưng thực chất vẫn chỉ là một dân tộc “rất nhỏ” so với dân tộc Hán (cũng như dân tộc Bố Y ở Việt Nam so với dân tộc Kinh). Vì vậy, hiện tượng “kỳ thị, coi thường” người dân tộc thiểu số vẫn khá là phổ biến trong quan niệm, tư tưởng của người Trung Quốc. Nhất là trong giai đoạn ngày nay, khi mà sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội Trung Quốc ngày càng rõ rệt thì hiện tượng này thậm chí còn trở nên nổi cộm và phổ biến hơn ở Việt Nam rất nhiều.

Một phần của tài liệu Cộng đồng người bố y ở phía bắc việt nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người bố y ở tây nam trung quốc (Trang 82 - 85)