Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Cộng đồng người bố y ở phía bắc việt nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người bố y ở tây nam trung quốc (Trang 85 - 89)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Một số giải pháp

3.3.1. Với dân tộc Bố Y ở Việt Nam 3.3.1.1. Quan điểm chung

Để bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc Bố Y (và các dân tộc khác), cách tốt nhất là sự trao truyền/ truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong nội bộ từng gia đình, dòng họ, bản làng,... Song cũng rất cần có một chiến lược lâu dài mà ngành Văn hoá phải là chủ thể để nghiên cứu và đề xuất phương án bảo tồn. Chẳng hạn như những năm qua, ngành Văn hoá tỉnh Hà Giang đã xây dựng và tiến hành Đề án khảo sát, đánh giá tổng thể các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, trong đó các giá trị văn hoá vật thể được tập trung đánh giá kỹ lưỡng, từ đó lên kế hoạch bảo tồn, phát triển.

Ngành Văn hóa tỉnh Hà Giang cũng đã tiến hành 16 đề án nghiên cứu văn hoá phi vật thể của các dân tộc, trong đó có “Đề án Hát dân ca” của người Bố Y với các chính sách khuyến khích các nghệ nhân, cử cán bộ xuống cơ sở khảo sát, ghi chép, xây dựng kế hoạch mở lớp để nghệ nhân truyền dạy dân ca cho thế hệ trẻ. Chính quyền địa phương khuyến khích, vận động đồng bào sử dụng trang phục, ngôn ngữ của dân tộc trong cuộc sống hàng ngày, trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. Phát huy vai trò của người cao tuổi trong việc giáo dục truyền thống, vốn văn hoá tốt đẹp của dân tộc cho thanh niên người Bố Y bởi đây chính là thế hệ sẽ tiếp tục duy trì và quyết định việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc trong tương lai.

Để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng còn tồn tại nhiều hủ tục, mê tín dị đoan, dân trí thấp… phổ biến trong đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc, trong đó có dân tộc Bố Y, những năm qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là các chính sách đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần đến được với đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm làm chuyển biến nhận thức của đồng bào. Từ đó việc tổ chức các hoạt động thực tiễn để phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng; đẩy lùi và xóa bỏ các luật tục lạc hậu… mới phát huy được tác dụng.

Bên cạnh đó, bản thân các chính quyền sở tại cần quán triệt các chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động, từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số, khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nếp sống văn minh với lộ trình và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng dân tộc, từng khu vực,…; công tác tổng kết, kiểm điểm… cũng cần được tổ chức thường xuyên, hiệu quả, định kỳ theo quý, theo năm…

3.3.1.2. Một số khuyến nghị giải pháp cụ thể

Thứ nhất, tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, chấp hành

các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong các công việc ma chay, hiếu hỷ, trong cả các ngày Tết, ngày lễ hội,...

Thứ hai, vận động đồng bào các dân tộc từng bước xóa bỏ các tập tục

lạc hậu, mê tín, dị đoan... làm ảnh hưởng đến sự phát triển của từng dân tộc và sự phát triển chung của cộng đồng, như: Tục thách cưới (ở mức cao), tục nối dòng, tục khi vợ chết người chồng phải về ở với gia đình bố mẹ đẻ (hoặc gia đình chị em ruột, dòng tộc) để lại những đứa con không cha, không mẹ (nhiều

trường hợp không có người nuôi dưỡng), tục phạt vạ (ở mức cao), tục tảo hôn, không đăng ký khi kết hôn, không làm giấy khai sinh cho con,... Cần loại bỏ niềm tin tuyệt đối vào bùa ngải, ma lai, thầy cúng, thầy mo,…; việc tổ chức ăn uống dài ngày khi có đám tang, gây tốn kém cho gia đình có người chết,...

Thứ ba, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của

từng dân tộc, như: Lễ hội cồng chiêng, khèn, các điệu múa, hát dân gian...; tổ chức các hoạt động/ sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng trong vùng đồng bào dân tộc; phát huy vai trò của già làng, ông cậu, người phụ nữ, người tiêu biểu... để tuyên truyền vận động, giáo dục con em học tập nếp sống văn minh, tiến bộ.

Thứ tư, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, lồng ghép và đưa các nội dung về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; từ bỏ các tục lệ lạc hậu,... ; xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước của cộng đồng/ thôn bản, nhằm từng bước vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá, xóa bỏ các tục lệ lạc hậu, mê tín, dị đoan...

Thứ năm, trong quá trình tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động,

Mặt trận Tổ quốc các cấp cùng chính quyền, đoàn thể chăm lo phát huy vai trò của người tiêu biểu, ông cậu, già làng, nhân sĩ, trí thức, người có uy tín, chức sắc các tôn giáo... trong cộng đồng tham gia tuyên truyền, vận động, giáo dục bà con dân tộc thiểu số học tập nếp sống văn minh, tiến bộ, từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín, dị đoan... Hàng năm phải có đánh giá sơ kết việc triển khai thực hiện và căn cứ nội dung, tiêu chí để bình xét danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Khu dân cư tiên tiến”, “Khu dân cư văn hoá”,…

Thứ 6, từ tỉnh đến cơ sở cần có kế hoạch, lộ trình phát triển đời sống văn

hoá, tinh thần của các tầng lớp nhân dân mà cụ thể là đồng bào các dân tộc thiểu số cho những năm trước mắt và cả lâu dài. Muốn vậy, phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp tổ chức

các hoạt động văn hoá cơ sở có đủ trình độ chính trị và chuyên ngành về văn hoá cơ sở. Đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc tại chỗ để họ có thể gắn bó lâu dài với cơ sở, có khả năng am hiểu thực tiễn, phong tục, tập quán của đồng bào.

Thứ 7, coi trọng việc biên soạn tài liệu, xây dựng các chương trình văn

hoá phù hợp với từng đối tượng, từng dân tộc bằng cả hai thứ tiếng phổ thông và tiếng dân tộc đáp ứng yêu cầu của cán bộ cơ sở và nhân dân các dân tộc; Quan tâm chú trọng đáp ứng các yêu cầu về thông tin, cập nhật thông tin chung và thông tin của tình hình địa phương cơ sở, nhất là các thông tin có tính chất trao đổi kinh nghiệm hoạt động văn hoá, giúp nâng cao trình độ cán bộ cơ sở và nhân dân,…

3.3.2. Với dân tộc Bố Y ở Trung Quốc 3.3.2.1. Quan điểm và định hướng chung 3.3.2.1. Quan điểm và định hướng chung

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều mặt tương đồng về cả thế chế kinh tế, chính trị lẫn xã hội, văn hóa, tư tưởng,... Những quyết sách của chính phủ hai nước áp dụng với cộng đồng các dân tộc thiểu số cũng có nhiều điểm giống nhau, có tính tham chiếu lớn. Tuy nhiên, do Trung Quốc là quốc gia rộng lớn và đông dân hơn Việt Nam rất nhiều lần, vì vậy những vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số cũng nhiều hơn và ở mức độ lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Đặc biệt, khi mà dân tộc Bố Y ở Trung Quốc lại là một dân tộc lớn, có lịch sử lâu đời vào bậc nhất ở Trung Quốc; văn hóa của người Bố Y có ảnh hưởng đến văn hóa của nhiều dân tộc anh em xung quanh... nên chính phủ Trung Quốc càng cần phải thận trọng hơn khi áp dụng, thi hành các biện pháp mang tính “cải cách” hoặc “đại khai phá” đối với dân tộc này, khu vực này, nếu không, ngoài những hệ lụy về môi trường sống, về bản sắc văn hóa bị mai một hoặc hỗn tạp... sẽ còn có nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra như xung đột sắc tộc, bạo động xã hội,...

Những năm qua, chính phủ Trung Quốc đã và đang ngày càng ý thức được

tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số. Một mặt, chính phủ Trung Quốc không ngừng gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng ngân sách cho các hạng mục, dự án hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... Mặt khác, nhà nước không ngừng mở rộng tuyên truyền, giao lưu văn hóa giữa dân tộc Bố Y với các dân tộc khác, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người Bố Y ở tỉnh Quý Châu có thể sinh sống hòa hợp, được hưởng các điều kiện kinh tế, xã hội... như với bất kỳ dân tộc nào khác ở Trung Quốc, đặc biệt là trong mối quan hệ, so sánh với dân tộc Hán. Chẳng hạn như việc nhà nước Trung Quốc tích cực xây dựng và triển khai các hạng mục phát triển kinh tế, thu hút đầu tư xây

dựng “Khu kinh tế khai phát Châu tự trị dân tộc Bố Y và dân tộc Miêu”, nhưng bên cạnh đó cũng ban hành các chính sách bảo tồn văn hóa như “Biện pháp thi hành bảo vệ bản làng truyền thống Châu tự trị dân tộc Miêu và Bố Y Kiềm Nam”,...

Để dần xóa bỏ khoảng cách chênh lệch vùng miền, xóa bỏ các quan niệm, tư tưởng phiến diện của người Hán với các dân tộc thiểu số, bên cạnh sự giúp sức rất lớn từ những công trình, đề xuất, đóng góp ý kiến của đông đảo tầng lớp học giả, nhà nghiên cứu dân tộc học Trung Quốc,... chính phủ Trung Quốc đã có nhiều biện pháp tích cực hơn trong việc nâng cao dân trí, trình độ văn hóa,... cho người Bố Y; tạo mọi điều kiện cho họ được hưởng những chính sách giáo dục, y tế, chính sách văn hóa, xã hội... như với dân tộc Hán, chẳng hạn như những chính sách hôn nhân, chính sách tôn giáo,... Đây là những vấn đề rất thú vị mà tác giả luận văn sẽ chuyên sâu nghiên cứu và giới thiệu trong những bài viết, đề tài nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu Cộng đồng người bố y ở phía bắc việt nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người bố y ở tây nam trung quốc (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)