Về văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu Cộng đồng người bố y ở phía bắc việt nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người bố y ở tây nam trung quốc (Trang 74 - 79)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2. Về văn hóa tinh thần

3.1.2.1. Phong tục, tập quán + Phong tục cưới hỏi

Phong tục cưới hỏi của người Bố Y ở Việt Nam và ở Trung Quốc về cơ bản là giống nhau, tuân theo lễ giáo Nho gia xưa kia với những quy định nghiêm ngặt về “môn đăng hộ đối”, trong đó yêu cầu đối với người con gái bao giờ cũng nhiều hơn và nghiêm hơn. Nhiều phong tục trong số đó đến nay đã trở thành hủ tục và cần được xóa bỏ. Chẳng hạn như với người Bố Y ở Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng hẳn những quy định về luật hôn nhân áp dụng riêng cho Khu tự trị người Bố Y và người Miêu ở Kiềm Nam, Quý Châu, với những điều khoản như: Tuổi kết hôn với nam là 20 tuổi trở lên, với nữ là 18 tuổi trở lên; Nếu kết hôn với người dân tộc khác thì những người nội tộc không được có những hành vi mang tính kỳ thị với người ngoại tộc hoặc can thiệp vào việc cưới xin; Không được kết hôn đồng tộc hoặc đồng họ (trong phạm vi 3 đời)...

Ngoài những điều được quy định trong pháp luật hôn nhân, thì cả ở Việt Nam hay Trung Quốc, người Bố Y đều có những quy định cho lễ cưới bao gồm các bước như: (1) Nhà trai nhờ thầy mo xem giúp tuổi, tướng mệnh,… của người con gái xem có hợp với con trai mình hay không. Nếu hợp thì sẽ nhờ bà mối sang tìm hiểu và sang làm việc với nhà gái, nhà gái nếu đồng ý sẽ tặng nhà trai 10 quả trứng gà22; (2) Nhà trai tặng sính lễ cho nhà gái, sính lễ thông thường gồm gạo, thịt, rượu, gà…; (3) Đón dâu rước dâu.

Một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn giữ phong tục để con dâu ở lại nhà cha mẹ ruột cho đến khi con dâu có thai thì mới đón về nhà chồng, chỉ trừ một số ngày lễ hoặc ngày trọng đại, người chồng mới đến đón đưa đi rồi lại chở về nhà cha mẹ vợ.

+ Phong tục tang ma

Cũng tương tự như phong tục tang ma của người Bố Y ở Việt Nam, do tín ngưỡng thờ tổ tiên, thờ thần linh nên người Bố Y ở Trung Quốc cũng rất coi trọng các nghi lễ liên quan đến tang ma. Đặc biệt, khi người quá cố là các bậc cao niên có vai vế trong dòng tộc, trong bản làng... thì đám tang càng phải được tổ chức

22

trọng thể với nhiều nghi lễ và kiêng kỵ như đều đặt người chết vào hòm áo quan làm bằng gỗ rồi chôn (không có tục lệ hỏa táng); trong nhà có người mất phải báo hiệu bằng tiếng súng hoặc tiếng chiêng lớn (ngày nay thì thường dùng các phương tiện liên lạc hiện đại như điện thoại di động), sau đó phải mời thầy mo hoặc thầy cúng về làm lễ, sau khi an tang, con cháu trong nhà phải chịu tang 3 năm; với những người chết vì nguyên nhân “không bình thường”, không được dùng tiếng chiêng tiếng trống để cáo phó,...

3.1.2.2. Lễ tết

Ngoài những ngày lễ tết lớn được chính phủ hai nước quy định chung, phạm vi áp dụng trên toàn quốc, với tất cả các dân tộc thì cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác, dân tộc Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc cũng có những ngày tết truyền thống của riêng mình và do có cùng tín ngưỡng thờ thần, thờ tổ tiên, thờ tự nhiên nên về đại thể, các ngày lễ tết truyền thống của người Bố Y ở hai nước là giống nhau cả về tầm quan trọng lẫn cách thức tổ chức. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, về mức sống, người Bố Y ở Trung Quốc có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn hẳn người Bố Y ở Việt Nam nên người Bố Y ở Trung Quốc tổ chức các ngày lễ, tết truyền thống linh đình và quy mô lớn hơn người Bố Y ở Việt Nam rất nhiều. Và, đã từ nhiều năm nay, những lễ hội truyền thống đó đã mang lại nhiều giá trị và thu nhập từ việc quảng bá du lịch cho người Bố Y ở Trung Quốc.

Ngày Tết quan trọng nhất với người Bố Y là Tết Nguyên Đán, trong những ngày này, họ còn tổ chức tiệc tùng, các hoạt động vui chơi giải trí cộng đồng... linh đình và tốn kém hơn cả những gia đình hiện đại như người Hán (kéo dài từ ngày 30 tháng Chạp năm cũ đến ngày 15 tháng Giêng năm mới) với nhiều nghi lễ. Người Bố Y ở những khu vực khác nhau cũng có một số khác biệt nhỏ trong cách thức tổ chức Tết Nguyên Đán truyền thống, như người Bố Y ở Vân Nam thì ăn chay từ ngày mùng 1 đến hết ngày mùng 3 Tết; người Bố Y ở Tứ Xuyên thì bắt buộc phải ăn cháo gà trong mâm cúng Giao thừa hoặc ngày mùng

1, không những thế với mỗi dòng họ khác nhau còn có thể thực hiện các nghi thức khác nhau trước khi dùng bữa,...

Một điểm tương đồng nữa về các đặc trưng văn hóa trong các ngày lễ tết của người Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc đó chính là những kiêng kỵ tuyệt đối phải tuân thủ, ví như: Ngày mùng 1 Tết: Không mở rương, hòm, va-li, không quét nhà, không chải đầu, không hong, phơi quần áo; Từ Mùng 1 đến mùng 3 Tết không động thổ, v.v..

Nhìn chung, không chỉ dân tộc Bố Y ở Việt Nam với dân tộc Bố Y ở Trung Quốc, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều có những ngày lễ truyền thống trong năm khá giống nhau, nếu có khác thì chỉ là sự khác biệt nhỏ về ý nghĩa, nguồn gốc và món ăn dùng để cúng bái… Còn về cơ bản thời gian là giống nhau, điển hình như một số ngày Tết truyền thống của người Bố Y ở cả hai nước như: Tết Nguyên đán (Mùng 1/1); Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng - 15/1); Tết Xuân Long (2/2)23; Tết Thanh Minh (3/3)24; Tết Ngưu Vương (8/4); Tết Đoan Ngọ (5/5); Tết Cô Cô (6/6)25; Tết Rằm tháng 7 (15/7);…

Lý giải cho những tương đồng trong văn hóa của dân tộc Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta đều thấy được rằng do có cùng nguồn gốc, cùng sinh sống tại những nơi có điều kiện tự nhiên tương đồng (vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc đều có địa hình chủ yếu

23

Ngày 2/2 (Tết Xuân Long): Cúng thần thổ địa nhằm cầu xin thần bảo hộ cho cả làng bản được bình an. Trong ngày này, người Bố Y sẽ mổ gà cúng thần và ăn xôi hai màu đen, trắng.

24

Ngày 3/3: Là ngày Tết truyền thống rất lớn của dân tộc Bố Y, có nguồn gốc và truyền thuyết được lưu truyền đến tận bây giờ, đây là ngày bắt đầu mùa vụ nên phải làm xôi ngũ sắc, mổ gà… làm lễ cúng tế Thần núi, thần thổ địa, thần tổ tiên và các loại quỷ thần lúa nước; ở một số nơi, hàng vạn nam thanh nữ tú trong làng còn tụ tập tại sân làng chung để thi hát đối đáp.

25

Ngày 6/6: Tùy theo từng vùng mà ngày lễ tháng 6 cũng có sự khác nhau, có nơi chọn ngày 6/6, có nơi là ngày 16/6 hoặc 26/6. Đây là ngày lễ mà người Bố Y vô cùng coi trọng, còn được gọi là ngày Tết “Tiểu Nguyên Đán”, tức là quy mô và ý nghĩa cũng quan trọng, to lớn như ngày Tết Nguyên Đán. Thờ Thần ruộng; Thần thổ địa và Thần núi, trong ngày này, người Bố Y sẽ lấy máu gà tươi hoặc tiết lợn bôi lên các loại cờ giấy hoặc làm thành hình các con chim lớn cắm vào các ruộng với quan niệm nếu làm như vậy, các loại sâu hại sẽ không đến phá hoại mùa màng nữa.

là đồi núi, nhiều rừng, sông suối...) và do cùng có tập quán lao động sản xuất tương tự nhau của những cư dân gốc nông nghiệp trồng lúa nước... đã khiến cho người Bố Y khi di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam ít nhiều vẫn giữ được những bản sắc văn hóa của tổ tiên. Tuy nhiên, cũng rất dễ nhận thấy rằng, tuy có chung nguồn gốc nhưng do khoảng cách về vị trí địa lý; do có sự khác biệt về ngôn ngữ, giao thông đi lại, phương tiện giao tiếp, đặc biệt là do chính sách đoàn kết dân tộc của hai nhà nước, hai chính phủ Việt Nam – Trung Quốc có sự khác nhau,… dẫn đến tập quán sinh sống và việc trao đổi, giao lưu văn hóa giữa cộng đồng người Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc chịu rất nhiều ảnh hưởng, tác động mang tính ràng buộc. Chính điều này đã tạo nên sự phân hóa/ khác biệt giữa cùng một tộc người Bố Y nhưng cư trú ở hai quốc gia khác nhau. Thêm vào đó, do quá trình sinh sống và tụ cư chịu ảnh hưởng từ những tộc người khác trong cùng một phạm vi lãnh thổ, địa lý nên người Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc bên cạnh những điểm tương đồng đã có nhiều khác biệt lớn.

3.1.2.3. Tôn giáo, tín ngưỡng

+ Tôn giáo: Cho đến thời điểm hiện nay, người Bố Y ở cả Trung Quốc và Việt Nam, đều vẫn không theo các tôn giáo lớn mang tính quốc tế như ở các dân tộc lớn khác (Ví dụ: Người Hán thường theo đạo Phật) mà chủ yếu họ vẫn tuân theo những nguyên tắc của hệ tư tưởng Nho gia (Nho giáo). Theo thời gian và sự giao thoa văn hóa, một số ít người Bố Y ở Trung Quốc theo đạo Cơ đốc. Với người Bố Y ở Việt Nam vấn đề tôn giáo dường như có sự thay đổi nhiều hơn, đặc biệt là với sự du nhập của văn hóa phương Tây, một bộ phận nhỏ người Bố Y theo đạo Thiên Chúa và đạo Cơ đốc (đặc biệt là ở tỉnh Lào Cai do trong lịch sử, đây là nơi thực dân Pháp sinh sống, làm việc trong một thời gian dài). Ngoài ra, dân tộc Bố Y ở Việt Nam cũng có sự giao lưu tôn giáo với các dân tộc khác nên ngoài đạo Nho, giống như dân tộc Nùng, họ còn kết hợp thờ Phật giáo và Đạo giáo (Tam giáo).

quán chuyên canh lúa nước lâu đời, ngoài tín ngưỡng thờ tổ tiên người Bố Y còn duy trì các tín ngưỡng nguyên thủy gồm thờ các thần thiên thiên, thờ vật tổ (đồ đằng), như thờ thần Núi, thần Đá, thần Nước; thần Cây, thần Ruộng, thần Sấm, thần Bếp, thần Thổ địa,… Đây là những vị thần có ý nghĩa rất thiêng liêng, nhận được sự sùng bái và kính trọng của người Bố Y. Khi đến làm khách tại các gia đình người Bố Y, tuyệt đối không được đụng, chạm vào tượng thần linh được thờ trong gia đình. Đối với các cây Sơn thần và cây đại La Hán, người Bố Y quan niệm đó là các “thần cây” nên tuyệt đối không được chặt phá…

Ngoài ra, khác với người Bố Y ở Việt Nam, người Bố Y ở Trung Quốc còn có tín ngưỡng “thờ” số chẵn, tức là chỉ cần liên quan đến con số, thì nhất định phải là số chẵn, ví dụ như tặng quà thì cũng phải tặng “quà chẵn”,…

Một phần của tài liệu Cộng đồng người bố y ở phía bắc việt nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người bố y ở tây nam trung quốc (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)