6. Bố cục của luận văn
3.1. So sánh văn hóa của dân tộc Bố Yở ViệtNam và Trung Quốc
3.1.1. Về văn hóa vật chất 3.1.1.1. Văn hóa ẩm thực
+ Về văn hóa ăn:
Với cùng nguồn gốc nông nghiệp, văn hóa ẩm thực của người Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc về đại thể là giống nhau, các thực phẩm chính đều là gạo, ngô ngoài ra còn có thêm các loại cao lương, kê, khoai và đậu. Người Bố Y cũng
rất thích ăn cơm gồm gạo trộn ngô đã được xay nhuyễn (mèn mén), ăn kèm thêm
các gia vị, tương, đậu phụ... tự chế biến khác…
Nhiều món ăn trong các ngày lễ tết cũng khá tương đồng, trong đó không thể không kể đến món bánh trôi bánh chay nổi tiếng làm bằng bột nếp, có nhiều loại, nhiều màu sắc, được dùng trong các buổi tế lễ thần linh hoặc khi có yến tiệc. Tục lệ nặn bánh trôi bánh chay là một tục lệ rất phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ dân tộc Bố Y mà với cả dân tộc Hán, từ xưa đến nay, trong rất nhiều dịp lễ tết truyền thống, người Trung Quốc đều có thói quen quây quần, sum họp và cùng nặn bánh trôi bánh chay, gói bánh chưng bánh dày,… để cúng tổ tiên, thần thánh…
Nguồn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày cũng thường là thịt các loại gia súc gia cầm tự nuôi như lợn, gà, vịt, các loại rau củ quả tự trồng… Ngoài ra người Bố Y cũng rất thích ăn thịt một số loại thú rừng săn bắt được, như sóc, cầy, cáo,… và một số loại côn trùng sau khi đã được chế biến cẩn thận (thường là rán giòn hoặc phơi khô) như dế, châu chấu, cào cào, ve sầu,...
Qua thực tế khảo sát, tác giả thấy rằng người Bố Y ở Trung Quốc có văn hóa ăn phong phú hơn người Bố Y ở Việt Nam. Điều này thể hiện qua bữa ăn
hàng ngày, mâm cúng ngày lễ ngày tết, thể hiện qua nguồn thực phẩm... Chẳng hạn như người Bố Y ở Trung Quốc coi côn trùng hay thú rừng là một nguồn thực phẩm quan trọng, đây là đặc điểm trong văn hóa ăn không chỉ với người Bố Y mà còn với nhiều dân tộc khác ở Trung Quốc, nhiều nơi còn tổ chức cuộc thi ăn côn trùng hàng năm. Thường thì người Bố Y không ăn đồ sống và không ăn cá do họ quan niệm, người sinh ra cả dân tộc Bố Y từ xa xưa là con gái của Long Vương, được gọi là “Thần ngư” (một con cá thần). Đây cũng là những điểm khác trong văn hóa ăn với người Bố Y ở Việt Nam, người Bố Y ở Việt Nam cũng ăn thịt thú rừng, nhưng không ăn sóc và không chuộng ăn các loại côn trùng phổ biến như người Bố Y ở Trung Quốc, cũng không có sự kiêng kỵ với việc ăn cá.
Ngoài ra, trong cách chế biến thực phẩm thì người Bố Y ở Việt Nam do ảnh hưởng các tập quán ăn uống của người Việt và ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết (nhiệt đới gió mùa) nói chung nên món ăn thường được chế biến khá thanh đạm, ít dầu mỡ, còn người Bố Y ở Trung Quốc thì lại rất thích ăn các món chiên, xào; ăn rất cay, thậm chí có thể trộn ớt vào cơm để ăn cùng như một loại “rau” và không bao giờ ăn “rau luộc, thịt luộc”.
Điểm khác nhau trong văn hóa ăn còn thể hiện qua những bữa ăn ngày thường và khi cúng lễ trong những ngày Tết. Người Bố Y ở Việt Nam thường cúng bánh chưng, bánh dày, người Bố Y ở Trung Quốc thì cúng xôi ngũ sắc và bánh trôi, bánh chay,… được làm bằng gạo nếp.
+ Văn hóa uống:
Tương tự như người Bố Y ở Việt Nam, rượu chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực của người Bố Y ở Trung Quốc, quan trọng như “miếng trầu” trong lễ nghi dân gian của người Việt vậy. Hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch thì mọi gia đình Bố Y đều cất gạo ủ rượu với số lượng lớn, đủ dùng trong suốt năm. Điều này có nghĩa là, nếu làm khách ở hầu hết các gia đình Việt Nam hay Trung Quốc hiện nay, “chén trà” sẽ là “đầu câu chuyện”, còn với các gia đình Bố Y (cả ở Việt Nam và Trung Quốc) bất luận “tửu lượng” của khách thế nào, bất
luận là bạn bè thân thuộc hay chỉ là khách qua đường, người Bố Y đều dùng rượu để đãi khách, loại rượu đãi khách này còn được người Bố Y đặt tên riêng là
“Nghênh khách tửu”. Khi uống rượu họ dùng bát chứ không dùng cốc/ chén, vừa
uống vừa chơi trò chơi, ca hát… Chính vì người Bố Y rất coi trọng “rượu” nên làm khách của gia đình Bố Y, ít nhiều đều phải uống, nếu không sẽ làm “phật lòng” gia chủ.
3.1.1.2. Văn hóa ở
+ Điểm khác nhau: Như đã giới thiệu ở chương hai, do điều kiện kinh tế
còn hạn chế, phần lớn người dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều có đời sống khá nghèo. Vì vậy, trong các sinh hoạt vật chất của họ cũng hết sức đơn sơ và tối giản, điển hình nhất chính là trong văn hóa ở. Nhà của người Bố Y ở Việt Nam thường chỉ có 3 gian, 1 tầng duy nhất hoặc thêm gác xép, trong đó gian giữa là quan trọng nhất, dùng để thờ tự và thực hiện các nghi thức tâm linh. Vật liệu làm nhà chủ yếu là gỗ và các cây họ tre, được xây dựng trên nền đất.
Khác với kiến trúc nhà ở của các dân tộc ở Việt Nam, kiến trúc của các
dân tộc ở Trung Quốc, kể cả các dân tộc thiểu số không chỉ riêng dân tộc Bố Y, thường được xây theo kiểu tầng lầu, thường là 2 tầng, tầng 2 là nơi sinh hoạt chung và quan trọng nhất. Kết cấu một ngôi nhà của người Bố Y ở Trung Quốc cơ bản gồm: Tầng dưới cùng dùng như nhà kho, chứa đồ ăn và các đồ vật khác, chủ nhà ở tầng trên. Đây là loại kiến trúc phổ biến của các dân tộc Trung Quốc ngày xưa, không chỉ là với dân tộc Bố Y. Căn nhà ngoài kết cấu kiên cố, được làm chủ yếu bằng gỗ, trạm trổ tinh xảo và thường được xây trên mặt nước, nên còn được gọi là “nhà sàn nước”.
Lý giải cho điều này cũng rất đơn giản. Đó là do người Bố Y ở Trung Quốc tụ cư chủ yếu lại khu vực tỉnh Quý Châu, thuộc lưu vực sông Nam Bàn, xung quanh là nước bao bọc, cộng thêm xuất thân là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nên người Bố Y ở đây cũng giống như người Bố Y ở Việt Nam, đều rất tôn thờ “nước”. Dù rằng người Bố Y Việt Nam phải xây nhà ở các vùng đồi núi
do điều kiện địa lý bắt buộc, nhưng về bản chất, họ coi “nước” giống như một thứ “đồ đằng” (vật tổ).
Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên và tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình mà người Bố Y ở Trung Quốc xây nhà theo các quy mô khác nhau. Tuy nhiên, nét chung là đều sử dụng thêm nhiều loại vật liệu khác trên nền kiến trúc cột gỗ (can lan) như phiến đá; đá lát mỏng; trừ xà ngang và cầu phong thì toàn bộ căn phòng đều được xây bằng các phiến đá (thạch lầu). Đến với các bản làng Bố Y giống như đến thăm “vương quốc của đá”, vì các ngôi nhà đều làm bằng đá được xây dựng san sát nhau với kiến trúc hoàn chỉnh, tao nhã nhưng lại rất kiên cố, phòng bão phòng hỏa. Còn với người Bố Y ở Việt Nam, rất hiếm khi chúng ta được nhìn thấy một ngôi nhà được bao phủ bằng các viên đá lát, đá phiến như vậy.
+ Điểm giống nhau: Nếu nói về điểm giống nhau liên quan đến kiến trúc
nhà ở của người Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc thì chính là các kiêng kỵ về cách thức chọn nhà, chọn đất, tính tuổi gia chủ, chọn ngày xây nhà,... Người Bố Y ở Trung Quốc cũng thường xây nhà ở những nơi có thế tựa lưng vào núi và gần nguồn nước, một bản nhiều nhất chỉ vào khoảng 20 hộ, có những bản lớn hơn của các dòng họ đông và lớn hơn thì số hộ gia đình có thể lên tới hàng trăm hộ. Hoặc như khi chọn đất làm nhà, trước và sau bản, làng, thôn... không được có mộ huyệt; khi thực hiện các nghi lễ đuổi quỷ, trừ tà ma không được để người ngoài bước vào nhà...
3.1.1.3. Văn hóa mặc
Về cơ bản, trang phục truyền thống của người Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc là giống nhau cả về màu sắc lẫn cách làm (tự nhuộm bằng màu chàm theo kỹ thuật ba-tic, dệt tay, khâu tay,...). Tuy nhiên, do những thay đổi và sự du nhập của văn hóa mặc hiện đại, những bộ trang phục truyền thống kèm theo bộ trang sức chủ yếu được làm bằng bạc, gia đình có điều kiện thì có thể đính ngọc, trâm cài,... chỉ còn được dùng trong những dịp trọng đại như ngày Lễ ngày Tết, còn
ngày thường thì người Bố Y cũng ăn mặc giống như người thuộc các dân tộc khác với áo sơ mi, áo phông, quần vải,… để tiện cho sản xuất và sinh hoạt.
3.1.1.4. Về phương tiện giao thông
Nếu như trước kia, người Bố Y ở Việt Nam thường dùng trâu, bò để chở lương thực hoặc để cày ruộng thì ngày nay cùng với sự phát triển về kinh tế, trình độ dân trí cũng được cải thiện đáng kể nên nhiều nhà đã có máy cày, máy gặt làm nông chuyên dụng cũng như biết ứng dụng các kỹ thuật khoa học tiên tiến vào sản xuất, hạn chế việc hao hụt sức người, sức của như trước kia. Phương tiện vận chuyển, đi lại chủ yếu của người dân xưa kia có ngựa, lừa... dù chủ yếu họ đi bộ (do địa hình đồi núi bất tiện...); nay cùng với sự mở đường và cải tạo hạ tầng giao thông, nhiều nhà đã có xe máy, xe đạp để đi, ngựa, lừa,... được nuôi như các loại gia súc khác (trâu, bò) để chở hàng và lấy thịt làm nguồn thực phẩm hàng ngày.
Người Bố Y ở Trung Quốc thuở hồng hoang cũng chỉ sử dụng gia súc như phương tiện để chở hàng và đi lại hàng ngày, đặc biệt là ngựa, giống như người Bố Y ở Việt Nam xưa kia. Ngày nay, dân tộc Bố Y ở Trung Quốc có sự thay đổi lớn về trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều hộ gia đình có thu nhập cao có khả năng sắm cho mình những phương tiện giao thông hiện đại để chở hàng hóa và đi lại hàng ngày như ô tô con, ô tô tải (đặc biệt ở Trung Quốc do ô tô là mặt hàng sản xuất nội địa nên có giá thành khá rẻ, không như ở Việt Nam). Thêm vào đó, do chính phủ Trung Quốc đã cấm sử dụng xe máy (xe cơ giới) sử dụng xăng dầu nên đến Trung Quốc, sẽ rất khó để chúng ta có thể nhìn thấy những chiếc xe máy lưu thông trên đường, mà chủ yếu chỉ có xe ô tô và xe đạp điện, với người Bố Y cũng không ngoại lệ. Đây là những điểm khác biệt rất lớn trong phương tiện giao thông, vận chuyển của người Bố Y ở Trung Quốc và Việt Nam.
3.1.2. Về văn hóa tinh thần 3.1.2.1. Phong tục, tập quán 3.1.2.1. Phong tục, tập quán + Phong tục cưới hỏi
Phong tục cưới hỏi của người Bố Y ở Việt Nam và ở Trung Quốc về cơ bản là giống nhau, tuân theo lễ giáo Nho gia xưa kia với những quy định nghiêm ngặt về “môn đăng hộ đối”, trong đó yêu cầu đối với người con gái bao giờ cũng nhiều hơn và nghiêm hơn. Nhiều phong tục trong số đó đến nay đã trở thành hủ tục và cần được xóa bỏ. Chẳng hạn như với người Bố Y ở Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng hẳn những quy định về luật hôn nhân áp dụng riêng cho Khu tự trị người Bố Y và người Miêu ở Kiềm Nam, Quý Châu, với những điều khoản như: Tuổi kết hôn với nam là 20 tuổi trở lên, với nữ là 18 tuổi trở lên; Nếu kết hôn với người dân tộc khác thì những người nội tộc không được có những hành vi mang tính kỳ thị với người ngoại tộc hoặc can thiệp vào việc cưới xin; Không được kết hôn đồng tộc hoặc đồng họ (trong phạm vi 3 đời)...
Ngoài những điều được quy định trong pháp luật hôn nhân, thì cả ở Việt Nam hay Trung Quốc, người Bố Y đều có những quy định cho lễ cưới bao gồm các bước như: (1) Nhà trai nhờ thầy mo xem giúp tuổi, tướng mệnh,… của người con gái xem có hợp với con trai mình hay không. Nếu hợp thì sẽ nhờ bà mối sang tìm hiểu và sang làm việc với nhà gái, nhà gái nếu đồng ý sẽ tặng nhà trai 10 quả trứng gà22; (2) Nhà trai tặng sính lễ cho nhà gái, sính lễ thông thường gồm gạo, thịt, rượu, gà…; (3) Đón dâu rước dâu.
Một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn giữ phong tục để con dâu ở lại nhà cha mẹ ruột cho đến khi con dâu có thai thì mới đón về nhà chồng, chỉ trừ một số ngày lễ hoặc ngày trọng đại, người chồng mới đến đón đưa đi rồi lại chở về nhà cha mẹ vợ.
+ Phong tục tang ma
Cũng tương tự như phong tục tang ma của người Bố Y ở Việt Nam, do tín ngưỡng thờ tổ tiên, thờ thần linh nên người Bố Y ở Trung Quốc cũng rất coi trọng các nghi lễ liên quan đến tang ma. Đặc biệt, khi người quá cố là các bậc cao niên có vai vế trong dòng tộc, trong bản làng... thì đám tang càng phải được tổ chức
22
trọng thể với nhiều nghi lễ và kiêng kỵ như đều đặt người chết vào hòm áo quan làm bằng gỗ rồi chôn (không có tục lệ hỏa táng); trong nhà có người mất phải báo hiệu bằng tiếng súng hoặc tiếng chiêng lớn (ngày nay thì thường dùng các phương tiện liên lạc hiện đại như điện thoại di động), sau đó phải mời thầy mo hoặc thầy cúng về làm lễ, sau khi an tang, con cháu trong nhà phải chịu tang 3 năm; với những người chết vì nguyên nhân “không bình thường”, không được dùng tiếng chiêng tiếng trống để cáo phó,...
3.1.2.2. Lễ tết
Ngoài những ngày lễ tết lớn được chính phủ hai nước quy định chung, phạm vi áp dụng trên toàn quốc, với tất cả các dân tộc thì cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác, dân tộc Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc cũng có những ngày tết truyền thống của riêng mình và do có cùng tín ngưỡng thờ thần, thờ tổ tiên, thờ tự nhiên nên về đại thể, các ngày lễ tết truyền thống của người Bố Y ở hai nước là giống nhau cả về tầm quan trọng lẫn cách thức tổ chức. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, về mức sống, người Bố Y ở Trung Quốc có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn hẳn người Bố Y ở Việt Nam nên người Bố Y ở Trung Quốc tổ chức các ngày lễ, tết truyền thống linh đình và quy mô lớn hơn người Bố Y ở Việt Nam rất nhiều. Và, đã từ nhiều năm nay, những lễ hội truyền thống đó đã mang lại nhiều giá trị và thu nhập từ việc quảng bá du lịch cho người Bố Y ở Trung Quốc.
Ngày Tết quan trọng nhất với người Bố Y là Tết Nguyên Đán, trong những ngày này, họ còn tổ chức tiệc tùng, các hoạt động vui chơi giải trí cộng đồng... linh đình và tốn kém hơn cả những gia đình hiện đại như người Hán (kéo dài từ ngày 30 tháng Chạp năm cũ đến ngày 15 tháng Giêng năm mới) với nhiều nghi lễ. Người Bố Y ở những khu vực khác nhau cũng có một số khác biệt nhỏ trong cách thức tổ chức Tết Nguyên Đán truyền thống, như người Bố Y ở Vân Nam thì ăn chay từ ngày mùng 1 đến hết ngày mùng 3 Tết; người Bố Y ở Tứ Xuyên thì bắt buộc phải ăn cháo gà trong mâm cúng Giao thừa hoặc ngày mùng
1, không những thế với mỗi dòng họ khác nhau còn có thể thực hiện các nghi thức khác nhau trước khi dùng bữa,...
Một điểm tương đồng nữa về các đặc trưng văn hóa trong các ngày lễ tết của người Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc đó chính là những kiêng kỵ tuyệt đối phải tuân thủ, ví như: Ngày mùng 1 Tết: Không mở rương, hòm, va-li, không quét nhà, không chải đầu, không hong, phơi quần áo; Từ Mùng 1 đến mùng 3 Tết không động thổ, v.v..
Nhìn chung, không chỉ dân tộc Bố Y ở Việt Nam với dân tộc Bố Y ở