Cấu trúc của hệ thống văn hóa

Một phần của tài liệu Cộng đồng người bố y ở phía bắc việt nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người bố y ở tây nam trung quốc (Trang 42 - 43)

6. Bố cục của luận văn

2.1.3.Cấu trúc của hệ thống văn hóa

Lâu nay tính hệ thống của văn hóa chưa được chú trọng đầy đủ, cho nên cũng chưa có được một mô hình hệ thống văn hóa đầy đủ và có sức thuyết phục. Từ mỗi góc độ, mỗi mục đích nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu dựa trên những kết quả nghiên cứu của bản thân để xây dựng cho hệ thống văn hóa một cấu trúc nhất định, phù hợp với đề tài nghiên cứu. Chẳng hạn như GS. Trần Ngọc Thêm [32] trong các công trình nghiên cứu về văn hóa của mình đã chia văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố cơ bản như sau:

STT Tiểu hệ Phân loại

1 Văn hóa nhận thức

Nhận thức về vũ trụ Nhận thức về con người

2 Văn hóa tổ chức đời sống

Văn hóa tổ chức đời sống tập thể (Tổ chức nông thôn; tổ chức quốc gia; tổ chức đô thị)

Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân/sinh hoạt văn hóa (Tín ngưỡng; phong tục tập quán; lễ hội...)

3 Văn hóa ứng xử với

môi trường tự nhiên

Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên

4 Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Giao lưu văn hóa; dung hợp trong tiếp nhận Ứng phó với môi trường xã hội

Giáo sư Đào Duy Anh trong “Việt Nam văn hoá sử cương”, dựa theo F.

Sartiaux, lại chia văn hoá Việt Nam thành ba bộ phận cấu thành: Kinh tế sinh hoạt, Xã hội sinh hoạt và Tri thức sinh hoạt.

Với đề tài và phạm vi nghiên cứu luận văn của mình, tác giả xin tạm đưa ra

hệ thống văn hóa với các bộ phận hợp thành như sau: (1) Văn hóa vật chất (hoặc văn hóa đảm bảo đời sống): Bao gồm các tiểu loại Văn hóa ẩm thực (ăn, uống,

hút...); Văn hóa ở (kiến trúc/ nhà...) Văn hóa mặc (y phục, đồ trang sức,...) và

Các phương tiện giao thông đi lại; (2) Văn hóa tinh thần bao gồm các tiểu loại: Phong tục tập quán (cưới xin, tang ma,…), Lễ tết và Tôn giáo tín ngưỡng,…; (3) Văn hóa xã hội bao gồm quan hệ xã hội, tổ chức xã hội, chế độ sở hữu,… và (4) Các hoạt động kinh tế gồm các hoạt động khai thác tự nhiên (săn bắt, hái lượm),

trồng trọt, chăn nuôi, và nghề phụ,...

Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích/ giới thiệu về 2 thành tố văn hóa cơ bản: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, còn văn hóa xã hội và các hoạt động kinh tế chỉ được giới thiệu sơ lược ở Chương Một, như là cơ sở cho việc phân tích, giới thiệu về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc Bố Y ở Chương Hai dưới đây.

Một phần của tài liệu Cộng đồng người bố y ở phía bắc việt nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người bố y ở tây nam trung quốc (Trang 42 - 43)