3.4.1. Xác định rõ chức năng cơ bản của Đặc khu kinh tế.
Hội nghị Trung ơng 3 khoá XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thực hiện đờng lối cải cách mở cửa, hiện đại hoá nền kinh tế đất nớc, đa Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Để thực hiện mục tiêu trên, Trung Quốc gặp phải khó khăn hết sức to lớn và nan giải là thiếu trầm trọng nguồn vốn và công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Bởi thế, mở cửa giao lu quốc tế, thu hút đầu t nớc ngoài là nhu cầu cấp bách, cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc, một quốc gia đã từng đóng cửa "tự lập, tự cờng" trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, Trung Quốc không thể mở cửa ồ ạt cùng một lúc các vùng kinh tế, bởi cả đất nớc khổng lồ đang khép mình sau cánh cửa qua một quãng thời gian dài, không thể cùng ào ra, bất kể mạnh yếu, bất kể điều kiện, hoàn cảnh ra sao.Thành công của Trung Quốc chính là ở chỗ đã thực hiện bớc đi đầu tiên là mở cửa vùng ven biển - nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố giao lu với bên ngoài, trong đó xây dựng đặc khu kinh tế đợc coi là bớc đột phá đầu tiên. Trung Quốc đã xác định rõ chức năng chính của đặc khu kinh tế - vừa là "cửa sổ" thu hút vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của nớc ngoài, vừa là "cầu nối" giữa vùng kinh tế nội địa với thế giới trong hoạt động kinh tế thơng mại. Bên cạnh đó, đặc khu kinh tế còn có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ, lôi kéo các vùng kinh tế kém phát triển hơn
đi lên. Việc xác định rõ chức năng và vai trò của đặc khu kinh tế đã giúp các nhà lãnh đạo Trung Quốc định ra những chính sách, biện pháp xây dựng, vận hành đặc khu một cách đúng đắn và hiệu quả. Đây là mối quan hệ hết sức biện chứng, khoa học, cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc.
Việc xác định rõ chức năng của các vùng kinh tế đặc thù nh đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp... là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ riêng với Trung Quốc mà với cả các nớc đang phát triển khác. Nếu không làm đợc điều đó, chắc chắn không thể tìm ra đợc phơng thức vận hành và mục tiêu chính yếu của từng đặc khu kinh tế, do đó sẽ hạn chế tới hiệu quả và tác dụng của chúng.
Hiện nay, ở Việt Nam, vấn đề thu hút nguồn vốn đầu t từ nớc ngoài là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới. Việt Nam là thị trờng đầu t đầy tiềm năng, luật đầu t nớc ngoài của Việt Nam nhìn chung thông thoáng, cởi mở, có sức hấp dẫn với nhiều doanh nhân nớc ngoài. Tuy nhiên, do những hạn chế về môi trờng đầu t, nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, Việt Nam vẫn cha thu hút đợc khối lợng đầu t nớc ngoài nh mong muốn. Trong các khu chế xuất, khu công nghiệp Việt Nam, nhiều diện tích đất, nhà xởng cha đợc các doanh nghiệp đầu t nớc ngoài lấp kín. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song có lẽ lý do hết sức quan trọng là chúng ta cha xác định thật chuẩn xác, hoặc chí ít là cha thực hiện triệt để vai trò, chức năng của từng loại hình khu vực kinh tế.
3.4.2. Thực hiện có hiệu quả thể chế quản lý linh hoạt và chính
sách u đãi.
Nh đã trình bày, để phát huy đầy đủ và mạnh mẽ vai trò của đặc khu kinh tế, Trung quốc đã mạnh dạn cải cách và thực hiện ở đây một thể chế mới, khác biệt với thể chế quản lý truyền thống. Chính quyền và các xí nghiệp trong đặc khu đợc trao quyền tự chủ lớn hơn trong việc hoạch định
chơng trình, kế hoạch phát triển và vận hành khu vực kinh tế của mình. Cơ chế tự chủ là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho các đặc khu phát huy tối đa tính sáng tạo, linh hoạt và chủ động, đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là hoạt động thu hút đầu t nớc ngoài.
Song song với việc thực hiện cơ chế quản lý mới, Trung Quốc còn áp dụng hệ thống chính sách u đãi đặc biệt đối với đặc khu nhất là trong lĩnh vực thuế, tài chính và đầu t xây dựng cơ bản. Những chính sách đó vừa giúp các đơn vị kinh tế trong đặc khu giảm bớt khó khăn về tài chính, vừa tạo sức hấp dẫn và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu t ở đặc khu. Có thể nói, cơ chế và chính sách là khâu then chốt đầu tiên, có tác dụng quyết định thành công của các bớc đi tiếp theo trong cải cách nói chung, hoạt động kinh tế nói riêng.
Từ cách làm của Trung quốc, Việt Nam cần tham khảo một kinh nghiệm quan trọng, đó là cách thức tổ chức, thực hiện những cải tổ về thể chế và thực thi hệ thống chính sách đã đợc hoạch định. Đặc khu kinh tế Trung Quốc không thể đạt đợc thành tựu rực rỡ nh ngày nay nếu không có một bộ máy quản lý gọn nhẹ, thông thoáng, khoa học. Dù vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, song có thể nói các đặc khu kinh tế Trung Quốc đã hoạt động khá hiệu quả trong điều kiện của một cơ chế và hệ thống chính sách mới.
Sau một thời gian dài đợc hởng các chính sách, chế độ u đãi, các đặc khu kinh tế Trung Quốc đã có nhiều điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển và lớn mạnh. Để từng bớc giảm thiểu tình trạng chênh lệch, mất cân đối trong đời sống kinh tế - xã hội giữa các vùng, Trung Quốc đã xoá bỏ dần các u đãi quá đặc biệt đối với các đặc khu kinh tế. Với sự lớn mạnh của mình, các đặc khu kinh tế phải tự vận hành, tự cân đối và quyết định kế hoạch phát triển của mình, nhất là trong lĩnh vực tài chính. Thay vào đó, Trung Quốc tập trung u tiên đầu t cho các vùng khó khăn, chậm phát triển hơn. Mặc dù vậy, với tiềm lực và khả năng sẵn có sau một quãng thời gian dài phát triển, cộng với thể chế hoạt động và quản lý linh hoạt, rộng
mở đợc duy trì hơn hai chục năm qua, các đặc khu kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục đi những bớc đi ổn định, vẫn phát huy vai trò đầu tàu trong công cuộc cải cách mở cửa và hiện đại hoá đất nớc.
3.4.3. Lựa chọn loại hình phát triển kinh tế phù hợp với mục tiêu
xây dựng đặc khu kinh tế.
Trớc hết cần khẳng định, mô hình bao trùm toàn bộ đặc khu kinh tế Trung Quốc là mô hình hớng ngoại, mục tiêu là mở rộng thị trờng quốc tế và thu hút đầu t nớc ngoài. Điểm đáng chú ý ở đây là Trung Quốc chủ tr- ơng xây dựng loại hình kinh tế tổng hợp tại các đặc khu, bao gồm các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính... Mô hình này khá độc đáo - không chỉ thuần tuý gia công hàng xuất khẩu nh khu chế xuất, cũng không hoạt động theo cơ chế khu mậu dịch tự do.
Bớc vào giai đoạn đầu cải cách - mở cửa, Trung Quốc mang một đặc điểm nổi bật là lãnh thổ quá rộng lớn và sự phát triển giữa các vùng quá chênh lệch. Do vậy, Trung Quốc không thể đơn thuần xây dựng các khu gia công xuất khẩu, trông chờ vào nguồn hàng từ các khu vực chậm phát triển hơn. Cách đi hiệu quả của Trung Quốc là xây dựng các đặc khu kinh tế thành các khu vực đa ngành nghề, tích cực thu hút đầu t nớc ngoài, trở thành nhân tố nòng cốt trong toàn bộ nền kinh tế đất nớc.
Đối với Việt Nam, không nhất thiết phải rập khuôn mô hình này của Trung Quốc, song những thể chế linh hoạt và chính sách u đãi vẫn có thể áp dụng tại các khu chế xuất, khu công nghiệp. Nhng nên chăng ở Việt Nam cũng cần xây dựng một đôi khu kinh tế tổng hợp, tuỳ theo đặc điểm địa hình và u thế của từng vùng cụ thể. Chẳng hạn, Hải Phòng là một thành phố có lợi thế về nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, ng nghiệp, giao thông đờng thuỷ... Vì thế, có thể phát triển Hải Phòng thành khu kinh tế tổng hợp bao gồm các ngành công nghiệp, nông nghiệp, ng nghiệp, du lịch, dịch vụ đờng biển.Vấn đề ở chỗ cần lựa chọn những ngành nghề có giá trị kinh tế và có khả năng tìm kiếm, mở rộng thị trờng quốc tế.
Mô hình phát triển là điều hết sức quan trọng đối với mọi nền kinh tế, dù ở phạm vi rộng hay hẹp, nó vẫn quyết định tới bớc đi và thành quả phát triển của một khu vực, một quốc gia. Tại các đặc khu kinh tế, Trung Quốc đã lựa chọn mô hình phát triển tổng hợp, kết hợp cân đối giữa các ngành nghề, trong đó mỗi đặc khu đều nhằm vào một hoặc vài ngành nghề trọng điểm, dựa trên u thế riêng của mình. Kinh nghiệm này của trung Quốc cũng là điều đáng lu tâm tham khảo.
3.4.3. Chọn địa điểm thích hợp để xây dựng đặc khu kinh tế.
Lựa chọn địa điểm xây dựng đặc khu kinh tế là một trong những nhân tố hết sức cơ bản góp phần vào thành công của các đặc khu kinh tế.
Trong năm đặc khu kinh tế của Trung Quốc, trừ Hải Nam, còn bốn đặc khu còn lại đều có vị trí liền kề với ba khu vực kinh tế năng động là Hồng Công, Đài Loan và Ma Cao, trong đó Hồng Công và Đài Loan là đối tợng lý tởng về nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Bên cạnh đó là u thế về khả năng giao tiếp, do Đại Lục, Hồng Công, Đài Loan, Ma Cao đều có chung nguồn gốc văn hoá, đồng nhất về ngôn ngữ. Đó chính là điều kiện có một không hai đối với Trung Quốc, không chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng đặc khu kinh tế, mà còn trong toàn bộ công cuộc cải cách - mở cửa. Đây cũng là lý do giải thích tại sao Trung Quốc lại chọn vùng đất sình lầy, nghèo nàn, lạc hậu của Thẩm Quyến làm nơi xây dựng đặc khu kinh tế đầu tiên. Với việc thực hiện thể chế và các chính sách u đãi, Thẩm Quyến nhanh chóng trở thành nơi hội tụ dày đặc các nhà đầu t Hồng Công, Đài Loan. Bộ mặt kinh tế - xã hội Thẩm Quyến khởi sắc và thay đổi từng ngày, trở thành ngôi sao sáng trong nền kinh tế Trung Quốc. Bên cạnh đầu t, buôn bán hai chiều giữa Đại Lục với Hồng Công cũng tăng trởng không ngừng, góp con số đáng kể trong tổng kim ngạch mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc. Sau khi Hồng Công và Ma Cao trở về Trung Quốc vào tháng 7 năm 1997 và tháng 12 năm 1999, các đặc khu kinh tế cũng nh toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc càng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Đặc biệt, để lợi dụng và thu hút ngày
càng nhiều nguồn vốn và công nghệ tiên tiến của Đài Loan, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra nhiều biện pháp và qui chế u đãi các doanh nghiệp Đài Loan đến làm ăn ở Đại Lục. Hiện nay, Đài Loan là một trong những đối tác đầu t hàng đầu của Trung Quốc, tập trung nhiều nhất tại hai khu vực Quảng Đông và Phúc Kiến. Tuy không nằm kề những khu vực có lợi thế về vốn và công nghệ nh 4 đặc khu nói trên, song đặc khu kinh tế Hải Nam lại nằm trọn trên một tỉnh, với vị trí biển đảo hết sức thuận lợi cho quá trình giao lu và mở rộng hoạt động du lịch, dịch vụ quốc tế.
Với đờng bờ biển chạy suốt chiều dài đất nớc, khoảng cách giữa các vùng kinh tế lại nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc, Việt Nam có khá nhiều lợi thế nếu xây dựng các mô hình tơng tự nh đặc khu kinh tế. Các khu vực này sẽ dễ dàng phát huy vai trò "cầu nối", có điều kiện hỗ trợ, lôi kéo mạnh hơn đối với các vùng kinh tế khác. Ngợc lại, các vùng kinh tế bên ngoài cũng dễ dàng bổ sung nguồn lực cần thiết, góp phần nâng cao thế mạnh của đặc khu, nhất là Việt Nam lại có mạng lới giao thông đờng thuỷ khá rộng lớn và thuận tiện.
Từ những nội dung đã đợc trình bày, có thể khẳng định Trung Quốc đã thành công trong chiến lợc xây dựng đặc khu kinh tế. Hơn hai mơi năm cải cách - mở cửa, các đặc khu kinh tế đã góp phần rất lớn và hết sức quan trọng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế thơng mại. Theo tạp chí "Khoa học xã hội Quảng Đông", thành tựu xây dựng các đặc khu kinh tế là hết sức nổi bật do có nhiều cái nhất: tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất, sử dụng vốn nớc ngoài tập trung nhất, xí nghiệp liên doanh dày đặc nhất, khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ nhanh nhất, phạm vi liên hệ với kinh tế nội địa rộng nhất, mức độ điều tiết của thị trờng lớn nhất... Trớc mắt và lâu dài, đặc khu kinh tế vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu trong sự nghiệp hiện đại hoá đất nớc của Trung Quốc.
Ra đời và đợc tiến hành xây dựng song song với công cuộc đổi mới, gần 1/4 thế kỷ qua các đặc khu kinh tế đã thu đợc nhiều thành tựu đáng kể, xét từ nhiều góc độ. Tất cả những mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đa ra khi bắt tay vào xây dựng đều đã đợc các đặc khu hoàn thành. Với vai trò là "cửa sổ", 5 đặc khu kinh tế thực sự trở thành những khu vực kinh tế năng động liên kết nền kinh tế nội địa Trung Quốc với kinh tế thế giới; với vai trò là "phòng thí nghiệm", sự thành công của các đặc khu đã chứng tỏ sự đúng đắn của đờng lối cải cách mở cửa nền kinh tế, góp phần khẳng định rằng: kinh tế xã hội chủ nghĩa không phải là một nền kinh tế đóng kín. Điều quan trọng nữa là sự phát triển của các đặc khu đã góp phần không nhỏ trong sự cất cánh của kinh tế Trung Quốc.
Nói đến đặc khu kinh tế là nói đến những khu vực kinh tế đặc biệt với những chính sách đặc thù của nó. Chính sách quản lý thông thoáng cùng với những u đãi đặc biệt cộng với những lợi thế khác về mặt địa lý đã tạo nên sự hấp dẫn của các đặc khu kinh tế đối với các nhà đầu t nớc ngoài. Chính điều đó đã tạo nên sự "kỳ diệu", biến các đặc khu kinh tế từ những vùng nghèo nàn, xơ xác thành những khu kinh tế năng động và sầm uất. Nói nh vậy không có nghĩa là Trung Quốc không phải trả giá, thậm chí để có đợc sự "kỳ diệu" Trung Quốc đã phải trả giá đắt. Những yếu kém trong công tác quản lý, hoạch định chính sách, thậm chí là những tính toán sai lầm đã đem lại kết quả không xứng với mong đợi trong giai đoạn đầu mới xây dựng. Cũng có ý kiến cho rằng các đặc khu kinh tế là những khu vực t bản chủ nghĩa trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa, vì thế có cán bộ lãnh đạo ở tỉnh khác khi đến thăm Thẩm Quyến đã than rằng: ở Thẩm Quyến, ngoài lá cờ đỏ 5 sao thì không có gì là xã hội chủ nghĩa.
Những thành công mà các đặc khu kinh tế đã đạt đợc, những mặt trái của nó đều là những bài học quí báu đối với những nớc xã hội chủ nghĩa đang tiến hành công cuộc cải cách nền kinh tế, đặc biệt là đối với Việt Nam. Đối với chúng ta, những bài học từ các đặc khu kinh tế luôn
mang tính thời sự, bởi với một nền kinh tế đang "đổi mới", chúng ta cũng