0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Một số chính sách và biện pháp của đặc khu kinh tế.

Một phần của tài liệu VỀ MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC (Trang 41 -43 )

2.3.1.Về thể chế quản lý.

Phơng thức quản lý theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, xơ cứng đã

trở thành bài học đắt giá đối với Trung Quốc và nhiều nớc xã hội chủ nghĩa trớc đây. Nó không chỉ kìm hãm sức sản xuất, mà còn làm giảm khả năng sáng tạo, tự chủ của những ngời quản lý và trực tiếp tham gia lao

động sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc đã áp dụng thể chế quản lý đặc thù tại các đặc khu, khác hẳn với thể chế quản lý truyền thống.

Trung Quốc chủ trơng giao quyền tự chủ cao cho chính quyền và các doanh nghiệp ở đặc khu kinh tế. Nghĩa là, ngoài những quy định trong hệ thống chính sách đợc Quốc hội thông qua, chính quyền đặc khu có quyền ban hành quy chế mang tính pháp quy, phù hợp với nhu cầu và tình hình phát triển, tự xem xét phê duyệt một số hạng mục, dự án đầu t kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật mà không cần báo cáo lên trên, miễn là việc phê duyệt không trái với hiến pháp và pháp luật đã đợc ban hành. Các đặc khu kinh tế hoàn toàn đủ thẩm quyền phê chuẩn các dự án dới 30 triệu USD với điều kiện không thuộc danh sách các hạng mục cần kiểm soát của Nhà nớc. Chính quyền Trung ơng Trung Quốc đã từ bỏ việc can thiệp trực tiếp, cụ thể vào các vấn đề kinh tế của địa phơng. Việc tính toán, quản lý các thông số kinh tế cụ thể hoàn toàn do địa phơng tự quyết định. Trung ơng chỉ quản lý vĩ mô và giám sát việc tôn trọng chính sách, luật pháp chung. Các xí nghiệp trong đặc khu, bao gồm cả xí nghiệp ba loại vốn cũng đợc hởng quyền tự chủ cao, không chịu sự can thiệp của chính quyền trong quá trình vận hành. Theo đó, chủ xí nghiệp hoàn toàn chủ động, tự quyết định phơng thức kinh doanh, quản lý nhân công, điều hành nguồn vốn và chịu lỗ lãi về các hạng mục kinh doanh của mình.

Lấy một ví dụ cụ thể là chủ trơng phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn của đặc khu kinh tế Hải Nam, Trung Quốc đã cho phép Hải Nam đợc làm thủ tục cấp thị thực và liên doanh với nớc ngoài.

Nh vậy, so với phơng thức quản lý tập trung, quan liêu cũ, các đặc khu kinh tế đợc vận hành theo một cơ chế hoàn toàn mới, tự chủ hơn, thông thoáng hơn. Nhờ vậy chính quyền và các xí nghiệp thực sự phát huy đợc tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả trong hoạt động quản lý, kinh doanh, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của các đặc khu kinh tế. Đó cũng chính là những điểm cơ bản nhằm nâng cao vai trò và tầm cỡ của các đặc

khu kinh tế. Bộ máy hành chính của đặc khu kinh tế trở nên có thực lực, có cơ hội thoát khỏi tình trạng quan liêu, cồng kềnh, thiếu hiệu quả.

Rõ ràng là so với thời kỳ trớc năm 1978, nhất là trong bối cảnh vừa kinh qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng sau cuộc "Đại cách mạng văn hoá" (1966 - 1976), Trung Quốc đã hết sức mạnh dạn và táo bạo khi thực hiện chủ trơng đổi mới cơ chế quản lý tại các đặc khu kinh tế. Đây là yếu tố quan trọng, then chốt giúp các đặc khu thoát khỏi tình trạng bị trói buộc, lệ thuộc bởi các quy định, thể chế trì trệ, bế tắc, định ra hớng đi lâu dài và tự chủ cho mình. Phải nói rằng, cải cách, đổi mới cơ chế quản lý là khâu đột phá mang tầm chiến lợc, đa nền kinh tế Trung Quốc nói chung, các đặc khu kinh tế nói riêng phát triển theo hớng rộng mở hơn, mạnh mẽ hơn. Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn, hiệu quả của cơ chế quản lý mới tại các đặc khu kinh tế. Ngay từ những ngày đầu và hơn hai chục năm qua, các đặc khu kinh tế Trung Quốc đã chủ động, tích cực, sáng tạo hơn rất nhiều trong kế hoạch và chiến lợc xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mình. Có thể khẳng định những thành công mà các đặc khu kinh tế Trung Quốc đạt đợc trong mấy chục năm qua không thể tách rời chủ trơng cải cách cơ chế quản lý của Đảng và Chính phủ Trung Quốc.

Cần nói thêm rằng, cải cách thể chế quản lý là việc làm không chỉ cần thiết, hữu ích đối với các đặc khu kinh tế, mà hơn thế nó là yếu tố sống còn đối với toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc trên lộ trình xây dựng và phát triển. Đặc biệt là trong điều kiện và yêu cầu xây dựng nền kinh tế đa thành phần sở hữu hiện nay, Trung Quốc càng chú trọng đến khâu đổi mới và cải cách thể chế quản lý, nhất là thể chế quản lý tài sản công hữu.

Một phần của tài liệu VỀ MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC (Trang 41 -43 )

×