Về hệ thống chính sách.

Một phần của tài liệu Về mô hình đặc khu kinh tế trong quá trình cải cách mở cửa ở trung quốc (Trang 43 - 50)

Xác định và thực thi hệ thống các chính sách, biện pháp xây dựng đặc khu kinh tế là việc làm hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành công của đặc khu kinh tế. Hơn thế, điều đó còn phản ánh hiệu quả của quá trình cải cách thể chế quản lý, biến phơng hớng xây dựng đặc khu

trở thành hiện thực.Trong những năm qua, Trung Quốc đã thực thi chế độ u đãi đặc biệt với các đặc khu kinh tế, trong đó nổi bật là chính sách u đãi và thu hút đầu t nớc ngoài.

Chức năng quan trọng và cơ bản của các đặc khu kinh tế Trung Quốc là đảm nhận vai trò "cửa sổ" trong giao lu quốc tế trên nhiều lĩnh vực nh hoạt động kinh tế đối ngoại, tiếp thu công nghệ kỹ thuật và văn hoá, khoa học tiên tiến... Vì thế, thu hút đầu t nớc ngoài là nhiệm vụ hết sức quan trọng và chính yếu để xây dựng đặc khu kinh tế theo mô hình hớng ngoại, mở rộng liên doanh, liên kết nớc ngoài.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Trung Quốc đã tích cực cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sản xuất và sinh hoạt của các nhà đầu t. Hay nói cách khác, Trung Quốc đã tích cực, chủ động tạo "môi trờng cứng" hết sức thuận lợi cho các nhà đầu t nớc ngoài. Từ 1980 đến 1985, Trung Quốc đã đầu t 7,6 tỷ NDT (theo thời giá, tơng đ- ơng 3,5 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các đặc khu kinh tế; Xây dựng mạng lới giao thông nối liền các đặc khu với 550 thành phố trong các tỉnh nội địa và với hầu khắp các nớc châu á, châu Âu, châu Mỹ; đã hoàn thành hệ thống thông tin liên lạc hiện đại với 150 nớc và khu vực, xây dựng thêm nhà máy điện tại Thẩm Quyến và Hạ Môn, hợp tác với nớc ngoài xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc; đã xây dựng nhiều cơ sở du lịch, trung tâm buôn bán, dịch vụ, nhà ở, trờng học và cơ sở sản xuất. Năm 1994, các đặc khu kinh tế lại tiếp tục tăng đầu t cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Riêng ở Thẩm Quyến, số máy điện thoại đã lên tới trên 1 triệu máy, những khó khăn về vấn đề liên lạc đã đợc giải quyết một bớc quan trọng, cũng trong năm 1994 đã xây dựng đợc 18 cầu treo, 16 cầu vợt, 2 cầu qua sông, 58 km đờng bộ, tạo sự thuân lợi trong giao thông vận tải [1;9].

Song song với việc tạo "môi trờng cứng", Trung Quốc cũng thực hiện xây dựng "môi trờng mềm" khá hấp dẫn. Trung Quốc thờng xuyên đổi

mới và hoàn thiện hệ thống chính sách, biện pháp thu hút đầu t nớc ngoài, nhằm tạo dựng ở đây một môi trờng đầu t, kinh doanh hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đang tìm hớng làm ăn tại các đặc khu kinh tế.

Từ năm 1979, Trung Quốc đã lần lợt phê chuẩn nhiều bộ luật u đãi đầu t nớc ngoài nh: luật chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc và nớc ngoài của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; Luật về thuế đối với xí nghiệp chung vốn kinh doanh với nớc ngoài của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1980); Luật thuế đối với xí nghiệp nớc ngoài (1981); Luật xí nghiệp vốn n- ớc ngoài của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1986); Qui định của Quốc vụ viện về khuyến khích đầu t nớc ngoài (1986); Qui định về việc thực hiện hơn nữa quyền tự chủ trong sử dụng nhân công và tiền lơng công nhân viên chức, bảo hiểm và phúc lợi xã hội trong các xí nghiệp vốn nớc ngoài (1986); Qui định về việc thực hiện hơn nữa quyền chủ động sử dụng nhân lực trong các xí nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài (1988)...

Điều lệ đặc khu kinh tế Quảng Đông đợc Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn tháng 8 năm 1980 đã đề cập đến những nội dung u đãi các xí nghiệp có vốn nớc ngoài, nh tỷ lệ nộp thuế, chế độ miễn giảm thuế, chế độ quản lý nhân sự, sử dụng đất đai, quản lý ngoại tệ... Tơng tự, đặc khu Hải Nam cũng đợc quyền thực thi nhiều chính sách u đãi nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nớc ngoài tại đặc khu. Chẳng hạn, cho phép công ty hàng không nớc ngoài mở đờng bay quốc tế tới Hải Nam; cho phép ngân hàng nớc ngoài đợc xây dựng cơ quan làm việc tại Hải Nam...

Chính sách quản lí ngoại tệ là một trong những vấn đề đợc các doanh nghiệp nớc ngoài hết sức quan tâm. Về lĩnh vực này, Trung Quốc đã đa ra những qui định tơng đối rõ ràng, cởi mở và ổn định. Chẳng hạn, "xí nghiệp ba loại vốn" có thể điều chỉnh ngoại tệ cho nhau dới sự giám sát của bộ phận quản lý ngoại tệ....

Ngoài những chính sách đặc biệt trên, sức hút mà các đặc khu kinh tế có đợc còn là do chính sách thuế khoá, huy động và sử dụng vốn,

chế độ sử dụng đất đai... Ví dụ, giá thuế và bán đất ở các đặc khu kinh tế Trung Quốc đều rẻ hơn ở Hồng Công. Công ty nào đầu t trên 5 triệu USD vào các đặc khu kinh tế sẽ đợc miễn thuế đất đai. Thực hiện miễn thuế xuất khẩu có hạn định cho mọi sản phẩm, miễn thuế nhập khẩu t liệu sản xuất, định mức thuế thấp đối với t liệu tiêu dùng nhập khẩu, trừ thuốc lá và rợu mạnh... Thủ tục cấp thị thực xuất nhập cảnh cho các nhà đầu t nớc ngoài và Hoa kiều cũng đơn giản và có giá trị nhiều lần. Trong các đặc khu kinh tế, các chủ nớc ngoài đợc tự do chọn hình thức kinh doanh, tự do lựa chọn và sa thải công nhân, tự do định mức lơng thởng, đợc phép tiêu thụ một phần sản phẩm tại chỗ hoặc trong nội địa, đợc giảm 50% thuế thu nhập cho số lợi nhuận tái đầu t.

Để thấy rõ hơn chính sách u đãi của các đặc khu kinh tế đối với doanh nhân nớc ngoài, xin đơn cử ví dụ về thuế thu nhập: trong khi mức thuế thu nhập đối với các xí nghiệp Trung Quốc là 55% thì mức nộp của các xí nghiệp liên doanh thấp hơn và của các xí nghiệp trong các đặc khu kinh tế còn thấp hơn nữa. Cụ thể nh sau:

Loại thuế Xí nghiệp liên doanh Xí nghiệp liên doanh ở đặc khu kinh tế

-Thuế thu nhập thống nhất - Thuế thu nhập của các xí nghiệp liên doanh có hơn 70% sản phẩm để xuất khẩu.

- Thuế lợi nhuận chuyển ra nớc ngoài.

- Thời hạn không phải nộp thuế kể từ khi có lợi nhuận.

33% 15%

10%

2 năm đầu; 3-5 năm tiếp theo là 50% khoản thuế phải nộp.

15% 10%

0%

2 năm đầu; 3-5 năm tiếp theo là 50% khoản thuế phải nộp.

(Nguồn: Một số vấn đề về đặc khu kinh tế, Hà Nội 1993, trang 88). Tuy nhiên bên cạnh những chính sách u đãi đầu t nớc ngoài tại các đặc khu kinh tế, Trung Quốc cũng đề ra những qui định rạch ròi về điều

nhằm đảm bảo an ninh, chủ quyền, lợi ích của Trung Quốc, vừa đảm bảo cho những hoạt động bình thờng, ổn định của các doanh nghiệp nớc ngoài đến đầu t tại đặc khu.

Mục đích ban đầu khi thành lập các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc là nhằm mở ra những "cửa sổ" trong giao lu quốc tế, nhng cho đến nay với những chính sách thông thoáng đặc thù các đặc khu đã thực sự trở thành những cửa ngõ quan trọng trong kinh tế đối ngoại, là mô hình hớng ngoại hiệu quả, góp phần to lớn vào mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc. Cùng với công cuộc cải cách - mở cửa, các đặc khu kinh tế Trung Quốc đã tồn tại và phát triển ổn định, vững chắc hơn 1/4 thế kỷ nay. Sự thành công của các đặc khu kinh tế càng khẳng định sự đúng đắn của đ- ờng lối cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.

Chơng 3

một số nhận xét bớc đầu về mô hình đặc khu Kinh tế ở Trung Quốc

3.1. Thành tựu.

3.1.1. Thu hút vốn đầu t nớc ngoài.

Nh đã trình bày, xuất phát từ ý tởng xây dựng đặc khu kinh tế trở thành nơi thu hút nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, Chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng tiến hành cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang bị hệ thống giao thông, điện nớc, thông tin liên lạc khá hoàn chỉnh tại các đặc khu kinh tế. Bên cạnh đó là hệ thống chính sách thu hút đầu t nớc ngoài thông thoáng, hoàn bị, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp đến làm ăn tại đặc khu. Những yếu tố đó đã tạo sức hấp dẫn lớn, thu hút ngày càng nhiều và hiệu quả nguồn vốn đầu t từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu t của hai khu vực đầy tiềm năng và lợi thế là Hồng Công và Đài Loan.

Hệ quả tất yếu của đầu t nớc ngoài là tăng nguồn vốn, nâng cấp trang thiết bị hiện đại, bổ trợ phơng pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động kinh tế; tạo cơ hội tìm việc làm cho đông đảo ngời lao động, góp phần nâng cao chất lợng sống của ngời dân. Có thể nói, đặc khu kinh tế Trung Quốc đã rất thành công trong lĩnh vực thu hút đầu t nớc ngoài. Một trong những khó khăn lớn nhất của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa là thiếu vốn và công nghệ tiên tiến. Nếu không sớm giải quyết vấn đề này, Trung Quốc sẽ không thể thực hiện đợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, càng không thể tiến hành công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế. Với - u thế của mình, cùng những chính sách và cơ chế thông thoáng, rộng mở, các đặc khu kinh tế đã tận dụng mọi khả năng và điều kiện cho phép thu hút mạnh mẽ nguồn đầu t bên ngoài, nhanh chóng làm thay đổi diện mạo

và thúc đẩy hiệu quả quá trình hiện đại hoá của đặc khu, tạo nên "cú hích" mạnh cho sự phát triển kinh tế nội địa.

Đầu t nớc ngoài trong những năm đầu phát triển nhằm vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều hơn là sản xuất, vì tất cả bốn đặc khu kinh tế gần nh xuất phát từ con số không. Thực tế này cho thấy có những đầu t khổng lồ trong giai đoạn đầu phát triển của các đặc khu. Tỷ lệ áp đảo (khoảng 90%) đầu t xuất phát từ Hồng Công và Ma Cao dới dạng phát triển cơ sở hạ tầng, các phơng tiện giải trí và sản xuất công nghiệp nhẹ [4;43].

Các số liệu cho thấy trong giai đoạn từ 1979 đến 1985, đầu t nớc ngoài vào khu vực công nghiệp của Thẩm Quyến lên tới 300 triệu USD, bằng 40% tổng vốn đầu t. Chỉ sau năm 1985, khi sơ đồ cơ sở hạ tầng cơ bản gần hoàn chỉnh, đầu t nớc ngoài mới bắt đầu tăng, con số đó tăng lên 60% năm 1987 và 72% năm 1992 [4;43]. Nhờ có những u thế về cơ chế quản lý và chính sách u đãi, các đặc khu kinh tế đã thu hút phần lớn các xí nghiệp 100% vốn của nớc ngoài, các xí nghiệp liên doanh góp vốn, các xí nghiệp gia công lắp ráp và bồi hoàn thơng nghiệp. Chỉ sau bảy năm thành lập lợng vốn đầu t của nớc ngoài vào bốn đặc khu kinh tế đầu tiên chiếm 1/4 tổng số vốn đầu t nớc ngoài vào Trung Quốc. Năm 1991, Thẩm Quyến thu hút đợc tới 1 tỷ USD tiền vốn, tăng 44% so với năm 1990; Chu Hải thu hút đợc 850 triệu USD, tăng 72%; Sán Đầu thu hút đợc 570 triệu USD, tăng 200%. Tính chung cả năm đặc khu kinh tế, trong thời kỳ 1979- 1993 đã phê chuẩn 16 ngàn hạng mục đầu t của nớc ngoài chiếm 16,6% số hạng mục loại này của cả nớc; kim ngạch đầu t theo hiệp định là 22 tỷ USD, chiếm 19,2 % của cả nớc. Năm 1995, riêng Thẩm Quyến thu hút 10 tỷ USD, vợt cả thành phố Thợng Hải [1;9].

Sau mấy năm đầu hớng phát triển có phần lệch sang các ngành dịch vụ, từ năm 1986 trở về đây, sau khi Trung Quốc bổ sung 22 điều luật, đã hớng việc gọi vốn đầu t vào các ngành sản xuất sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, nh ngành điện tử, hoá dầu. Hiện nay vốn đầu t nớc ngoài

vào công nghiệp và nông nghiệp so với thời kỳ đầu tăng từ 60% lên 85%, vào khách sạn đã giảm từ 26% xuống 8% [1;10].

Đầu t trực tiếp nớc ngoài vào các đặc khu đợc thực hiện dới nhiều dạng khác nhau: các liên doanh góp vốn, liên doanh chia sản phẩm, các chi nhánh do nớc ngoài hoàn toàn sở hữu, các hiệp định buôn bán đền bù và thầu khoán nhỏ. Trong số này công thức liên doanh góp vốn đặc biệt hấp dẫn đối với Trung Quốc, vì nó chia sẻ rủi ro cũng nh lợi nhuận theo tỷ lệ vốn, thờng kéo theo việc chuyển giao công nghệ và để cho bên nớc ngoài tiêu thụ sản phẩm vì họ có kinh nghiệm hơn trên thị trờng quốc tế. Những con số đầy thuyết phục trong lĩnh vực thu hút vốn đầu t nớc ngoài đã biến các đặc khu kinh tế thành những bài học thí điểm đầy kinh nghiệm đối với các vùng kinh tế khác ở Trung Quốc. Đồng thời, nhờ có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nên các đặc khu cũng có nhiều khả năng trợ giúp và lôi kéo các vùng kinh tế khác phát triển.

Một phần của tài liệu Về mô hình đặc khu kinh tế trong quá trình cải cách mở cửa ở trung quốc (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w