Các phương pháp chế tạo vật liệu polyme blend

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo blend trên cơ sở cao su tự nhiên và cao su etylen propylen (EPDM) (Trang 36 - 37)

IV. BLEND TỪ CSTN VÀ CAO SU EPDM

4.4.Các phương pháp chế tạo vật liệu polyme blend

Quá trình chế tạo blend có thể tiến hành bằng các phương pháp sau:

+ Bốc hơi hoặc kết tủa từ hỗn hợp dung dịch polyme

+ Trộn hợp các polyme thành phần (thường là các polyme nhựa nhiệt dẻo) trên các thiết bị gia công chất dẻo và cao su như máy cán, máy trộn, máy đùn...

+ Làm đông hỗn hợp polyme

+ Trùng hợp monome này trong polyme khác.

Trong đó, các phương pháp chế tạo blend từ dung dịch và ở trạng thái nóng chảy trên các thiết bị gia công chất dẻo được sử dụng phổ biến hơn cả vì dễ thao tác và có hiệu quả kinh tế cao.[21]

4.4.1. Chế to polyme blend t dung dch polyme

Để có thể chế tạo được polyme blend từ phương pháp này, một đòi hỏi rất quan trọng là các polyme phải cùng tan tốt trong một dung môi hoặc tan tốt trong các dung môi có khả năng trộn lẫn tốt với nhau. Để các polyme trong dung dịch phân tán tốt vào nhau cần phải khuấy chúng ở tốc độ rất cao trong một thời gian khá dài. Trong nhiều trường hợp, quá trình khuấy trộn dung dịch còn kèm theo cả quá trình gia nhiệt để tăng tính trộn hợp. Sau khi thu được màng polyme blend, cần đuổi hết dung môi bằng phương pháp sấy ở áp suất thấp và nhiệt độ thấp, tránh bị rạn nút bề mặt màng, bị nhiệt phân huỷ hay bị ôxy hoá nhiệt.

4.4.2. Chế to blend trng thái nóng chy

Phương pháp chế tạo vật liệu blend ở trạng thái nóng chảy trên máy gia công nhựa nhiệt dẻo như máy cán, máy đùn, máy trộn…. là phương pháp kết hợp đồng thời các yếu tố cơ, lý, hoá, nhiệt và tác động cưỡng bức lên các polyme thành phần, các chất phụ gia, trộn lẫn và blend hoá chúng với nhau. Để thu được các polyme blend có tính chất mong muốn phải tối ưu hoá các thông số công nghệ: Thời gian sấy, nhiệt độ các vùng của xylanh, áp suất phun, áp suất đùn…. và tỷ lệ các polyme thành phần cũng như các phụ gia. Tuy nhiên do các polyme khác nhau về bản chất, cấu tạo, cấu trúc hoá học, nhiệt độ chảy mềm, chỉ số chảy và có xu hướng tự tách pha nên sản phẩm bao giờ cũng tồn tại “ứng suất dư” trống lại sự cưỡng bức này làm cho trạng thái và cấu trúc của vật liệu polyme blend chưa ổn định tức thời nên cần có một thời gian để "tự điều chỉnh". Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nói chung vật liệu polyme blend có “ứng suất dư” nhỏ và các tính chất tốt khi các polyme thành phần có khả năng trộn hợp và tương hợp tốt với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo blend trên cơ sở cao su tự nhiên và cao su etylen propylen (EPDM) (Trang 36 - 37)