Sự chảy tràn xác định tốc độ lưu lượng của nguyên liệu đầu tối đa cho phép trong thiết bị chảy ngược chiều nhau. Hiện tượng chảy tràn trong RPB được xem xét tương tự như trong các thiết bị thông dụng, tuy nhiên có những điều khác biệt, do vùng chảy thay đổi, do lực li tâm, do hướng trục của rotor. Trong thực tế, điều khác biệt giữa RPB và các thiết bị thông dụng là toàn bộ rotor và vùng packing không bị chảy tràn, ứ đọng chất lỏng hoặc tăng lưu lượng nước đột ngột. Chỉ duy nhất một vài nghiên cứu về việc chảy tràn trong
RPB đã được tiến hành, không có một sự thay đổi đột ngột hay sựảnh hưởng nào lên sự giảm áp suất tổng hay sự ứ đọng chất lỏng với cùng một vận tốc khí, như khi xảy ra trong các thiết bị thông thường. Các điểm chảy tràn đã được suy ra dựa trên xu hướng giảm áp tổng với một vận tốc góc tại tốc độ lưu lượng lỏng, khí ổn định. Hình 1.11: Mối quan hệ giữa sự giảm áp xuất với vận tốc góc. Hình 1.12: Lưu lượng phân cách giữa khí và lỏng trong rotor.
Hình 1.11 cho thấy khuynh hướng xảy ra sự giảm áp trong RPB có trục thẳng đứng. D.P. Rao và các cộng sự [10] đã khảo sát từđiểm (a) với sự giảm vận tốc góc của rotor, sự giảm áp tổng giảm dần tới điểm (b). Điều này chủ yếu là do sự giảm trong giảm áp li tâm, mặc dù sự giảm áp do ma sát tăng dần do sự tăng lượng chất lỏng. Hơn nữa vận tốc góc giảm từ điểm (b) tới điểm (c), lực ly tâm tại đầu vào của chất lỏng là không đủ để ngăn chặn sự ứ đọng của chất lỏng trong vùng này, điều này dẫn tới sự tăng trong quá trình giảm áp do ma sát, mà quá trình này lớn hơn quá trình giảm áp trong lực ly tâm. Do đó sự giảm áp tổng tăng một cách đột ngột. Với sự giảm hơn nữa vận tốc góc từ điểm (c) tới điểm (d) đây là một sự tăng đột ngột của việc thoát chất lỏng ra từ packing. Như là sự thoát ra của chất lỏng được quan sát bởi Singh và các cộng
sự [18], chất lỏng tuôn ra rơi xuống đáy hộp và ra ngoài trong khi khí chảy bên trên chất lỏng như hình 1.12 và ông gọi đó là lưu lượng phân tách, chúng ta xem xét điểm (c) nó là một điểm mạnh nhất của lưu lượng phân tách. Ngoài điểm (d) hầu hết chất lỏng thoát ra qua packing. Singh và đồng nghiệp sử dụng điểm (b) làm điểm chảy tràn, trong những nghiên cứu đã đề cập ở trên, thì trục rotor được giữ thẳng đứng. Số liệu giảm áp mô tả xu hướng giảm khi tăng vận tốc góc và nó trái ngược với xu hướng chỉ ra trong hình 1.11 (xem Kevany và Ganer [8]) do đó lưu lượng chia tách là không đúng. Tóm lại, khái niệm về điểm chảy tràn dường như là không phù hợp cho việc mô tả giới hạn trên cho phép của nguyên liệu đầu vào trong RPB, nó là phù hợp hơn để gọi nó là điểm “phun ra” của chất lỏng. Sự phun chất lỏng mạnh nhất là điểm dưới, nơi mà sự giảm áp suất qua RPB tăng đột ngột với việc giảm vận tốc góc của rotor.