Giảm áp suất khí trong RPB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế canxi cacbonat kích thước nano mét (Trang 36 - 37)

Sự giảm áp xuất khí trong RPB có ý nghĩa quan trọng khi thiết kế và tính toán thiết bị, nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự chảy tràn, hiệu suất phản ứng, năng suất thiết bị...

Đường đi của khí qua RPB được chỉ ra trong hình 1.10 (1-2-3-4), độ chênh lệch áp xuất ởđiểm (1) và (4) được coi như là độ giảm áp xuất tổng, ∆Pt , độ lớn của độ giảm áp tổng ∆Pt phụ thuộc vào từng loại packing, chiều rộng bán kính của packing, bán kính trong, vận tốc, dạng thiết bị phân bố chất lỏng và một số yếu tố phụ khác (tốc độ dòng chất lỏng, vị trí của khóa áp suất…).

Để biết về quá trình vận chuyển vật chất trong RPB, chúng ta cần phải xem xét các thành phần khác nhau tạo ra sự giảm áp tổng. Nói chung đây là kết quả tổng hợp của các yếu tố riêng biệt.

∆Pt = ∆P12 + ∆Pr + ∆P34 (1.3)

Trong đó ∆P12 là độ giảm áp xuất từ đầu vào tới đầu cánh quay của rotor, ∆Pr là sự giảm áp khi khí qua rotor, ∆P34 sự giảm áp suất từ bán kính trong của rotor tới đầu ra của RPB, phương trình (1.3) chỉ đưa ra các thông số chính của sự giảm áp còn với dòng khí phức tạp thì phương trình đó là chưa đầy đủ. Mỗi sự giảm áp qua các vị trí khác nhau trong thiết bị lại có thể bị chia nhỏ ra thành các thành phần dưới đây: Pm là sự mất áp suất do sự tăng động lượng bởi hiện tượng hội tụ dòng, Pf là sự giảm áp do ma sát qua các vùng, Pc là độ chênh áp gây ra bởi lực li tâm qua các vùng, Po do sự giãn nở hoặc co của đường ống dẫn khí…Các thành phần này cũng cần được nghiên cứu và tính toán cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế canxi cacbonat kích thước nano mét (Trang 36 - 37)