Nhóm các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai (FULL TEXT) (Trang 124 - 125)

Từ những kết quả đã thu đƣợc trong đánh giá hiệu quả lâm sinh của kỹ thuật chuyển hóa rừng, để có thể thúc đẩy quá trình phục hồi rừng sớm đáp ứng đƣợc những yêu cầu đặt ra về cấu trúc và động thái cần xúc tiến các nội dung kỹ thuật chủ yếu nhƣ sau:

(1). Đối với tầng cây cao, tiếp tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi dƣỡng rừng để thúc đẩy sinh trƣởng Dtán, D1.3, Hvn…qua đó làm tăng trữ lƣợng rừng. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dƣỡng cần theo dõi để loại bỏ những loài cây có hiệu quả sinh thái và hiệu quả kinh tế thấp thông qua điều chỉnh tổ thành (tăng tỷ lệ IV% của những loài này); từng bƣớc tăng tỷ lệ các loài trong họ Dipterocarpaceae nhất là Dầu rái, Chò chai, Sao đen, Dầu song nàng…Đồng thời, áp dụng các loại chặt nuôi dƣỡng để vệ sinh rừng, làm tăng sức khỏe của hệ sinh thái rừng; dẫn dắt rừng từ trạng thái rừng nghèo và trung bình trở thành rừng giàu có cấu trúc tiệm cận đƣợc với trạng thái cao đỉnh khí hậu trong KBT.

(2). Đối với tầng cây tái sinh, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tƣơng đồng giữa tầng cây cao và cây tái sinh là khá cao (nhất là trạng thái rừng trung bình), do đó chỉ cần xúc tiến hỗ trợ tái sinh ở nơi tàn che cao, tán lá dày rậm hay cây bụi dây leo nhiều. Nơi tái sinh đủ, đặc biệt nơi cây tái sinh cây họ Dầu và cây gỗ bản địa khác

có H≥3 mét cần tiếp tục xử lý chồi cây bụi, dây leo khi độ tàn che tầng cây cao thấp dƣới 0,3. Xử lý chặt sát gốc các cây tái sinh có hình thái xấu để tận dụng tái sinh chồi sau này. Cố gắng điều chỉnh tổ thành tái sinh càng gần với tổ thành tầng cây cao nhất là ở trạng thái rừng trung bình; dẫn dắt tái sinh rừng theo hƣớng dần dần sẽ là quá trình thay thế đời cây để tạo sự ổn định về cấu trúc tổ thành trong tƣơng lai. (3). Với nhóm cây bụi, thảm tƣơi cho thấy về cơ bản đã đƣợc xử lý ở cƣờng độ cao trong quá trình chuyển hóa. Khi tầng cây cao và cây tái sinh ổn định không nên xử lý lớp cây này bởi đây là nhóm loài có ý nghĩa sinh thái quan trọng trong cấu trúc chung của rừng. Đặc biệt là những giá trị về đa dạng sinh học (cung cấp LSNG), giá trị trong chuỗi thức ăn (cho côn trùng, động vật móng guốc…).

Hình 3.34. Rừng trung bình sau 3 năm chuyển hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai (FULL TEXT) (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)