Trƣớc hết, phải nhìn nhận rằng, hoạt động chuyển hoá rừng tự nhiên nằm trong chuỗi các hoạt động khôi phục rừng và quản lý bảo vệ rừng của KBT. Việc phân chia thành yếu tố kinh tế và xã hội đối với sự tham gia của cộng đồng ở đây là đảm bảo một cách mang tính hệ thống nhìn từ hai phía.
3.6.2.1. Yếu tố kinh tế
Kết quả các cuộc thảo luận với những nhà quản lý và nhóm ngƣời dân đã phát hiện đƣợc nhiều yếu tố kinh tế thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng ở KBT. Trong đó, một số yếu tố là tiềm năng quan trọng của KBT trong việc đầu tƣ phát triển kinh tế hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu cao về khả năng phát triển nhiều ngành nghề ở địa phƣơng. Cụ thể :
+ Thu nhập cao từ hoạt động canh tác cây trồng
Thu nhập của hộ gia đình đứng trên quan điểm kinh tế là tổng thu nhập từ các nguồn khác nhau mà hộ có đƣợc. Nếu nguồn đó không phải chủ yếu từ rừng tự nhiên thì đó đƣợc xem là yếu tố thúc đẩy bảo tồn rừng, vì rằng ngƣời dân sống trong rừng mà không cần phải khai thác các sản phẩm của rừng. Ngƣời dân sống trong hay gần rừng mà có thu nhập từ việc canh tác trên đất đƣợc quy hoạch cho sản xuất sẽ là mô hình lý tƣởng đảm bảo sự tham gia của ngƣời dân trong quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng.
Kết quả điều tra thu nhập từ 151 hộ dân của cộng đồng, có 4 nhóm nguồn cho thu nhập chính với tỷ lệ hợp thành nhƣ dẫn ra trong Bảng 3.39 và trình bày minh hoạ ở Hình 3.32.
Bảng 3.39. Tổng thu nhập và thu nhập từ các thành phần khác nhau của hộ
Đơn vị: triệu VNĐ/hộ/năm
Hạng mục Tổng thu nhập Thu nhập từ trồng trọt Thu nhập từ chăn nuôi Thu nhập từ nguồn khác Thu nhập từ lâm nghiệp Thu nhập trung bình 79,1 52,1 6,1 18,1 2,8 Tỷ lệ nguồn thu (%) 100,0 65,8 7,7 22,9 3,5 Tỷ lệ hộ có thu (%) 100,0 88,1 47,7 89,4 33,8
a) Tỷ lệ hộ có thu nhập (%) b) Tỷ lệ các nguồn thu (%)
Hình 3.32. Tỷ lệ hộ có thu và tỷ lệ các nguồn thu nhập của hộ gia đình
Qua phân tích số liệu trên cho phép đi đến một số nhận xét sau:
- Trƣớc hết, một hộ có thể có thu nhập từ nhiều ngành nghề khác nhau, tỷ lệ số hộ có thu nhập qua trồng trọt đạt cao nhất (88,1%) và tỷ lệ số hộ có thu nhập từ lâm nghiệp đạt khá thấp (33,8%).
- Thứ hai, đóng góp vào thu nhập chung cao nhất cũng là từ nông nghiệp (65,8%), từ lâm nghiệp (bao gồm cả trồng rừng, thu hái lâm sản và tham gia hoạt động chuyển hoá) là không lớn (chỉ 3,5%). Nguyên nhân chính là số hộ tham gia các hoạt động nghề rừng chiếm tỷ lệ 33,8% mà hiệu quả thu nhập từ rừng trồng hiện tại còn chƣa đáng kể (vì chƣa cho thu hoạch), hoặc chỉ mang tính thời vụ (chuyển
hoá rừng). Tổng thu nhập bình quân của hộ gia đình phụ thuộc rõ rệt vào thu nhập từ trồng trọt, nhƣng không phụ thuộc vào thu nhập từ rừng.
Để chắc chắn hơn, đề tài đã xem xét thu nhập chỉ của riêng 51 hộ có thu nhập từ rừng so với tổng thu nhập chung của hộ gia đình. Kết quả tính toán có đƣợc nhƣ trình bày dƣới đây.
Tổng thu nhập bình quân của hộ gia đình có nguồn thu từ rừng thấp hơn so với các hộ nói chung (45,4 triệu so với 79,1 triệu), nhƣng tỷ trọng của nguồn thu từ rừng cao hơn (18,1% so với 3,5%), bên cạnh thu nhập từ nông nghiệp lại thấp đi rất nhiều (34,0% so với 65,8%). Điều đó cho phép rút ra một vài nhận xét nhƣ sau:
Bảng 3.40. Thu nhập từ tài nguyên rừng so với tổng thu nhập của các hộ
Đơn vị: triệu VNĐ/hộ/năm
Hạng mục Tổng thu nhập Thu nhập từ trồng trọt Thu nhập từ chăn nuôi Thu nhập từ nguồn khác Thu nhập từ lâm nghiệp Thu nhập trung bình 45,4 15,4 4,3 17,5 8,2 Tỷ lệ nguồn thu (%) 100,0 34,0 9,4 38,5 18,1
a) Tỷ lệ nguồn thu của 151 hộ của cộng đồng
b) Tỷ lệ nguồn thu của 51 hộ hoạt động lâm nghiệp
Hình 3.33. Tỷ lệ các nguồn thu nhập của cộng đồng và 51 hộ có thu từ hoạt động lâm nghiệp.
Nhận xét:
- Những hộ có thu nhập từ rừng thƣờng là những hộ nghèo (tổng thu nhập bình quân 45,4 triệu/hộ/năm, nằm trong nhóm hộ có thu nhập dƣới 50 triệu/hộ/năm
của cả cộng đồng), tổng thu nhập của họ xấp xỉ bằng 57% so với tổng thu nhập bình quân của cộng đồng và nhƣ vậy những hộ nghèo mới phải phụ thuộc vào rừng.
- Theo cơ cấu, thu nhập từ rừng của những hộ này không phải là thấp nhất, đã chiếm tỷ trọng tới 18,1%, thậm chí cao hơn so với tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi (chiếm 9,4% tổng thu nhập), song nó gần nhƣ không quyết định tổng thu nhập của hộ vì còn hai nguồn thu khác lớn hơn (từ nông nghiệp và từ các nguồn khác).
Tóm lại, trong trƣờng hợp nào đi nữa thì thu nhập từ rừng không phải là phần đóng góp có ý nghĩa cho kinh tế chung của hộ gia đình của ngƣời dân trong KBT. Với thu nhập cao từ cây nông nghiệp và thu nhập thấp từ các hoạt động lâm nghiệp, một lần nữa chứng tỏ rằng, thu nhập từ canh tác cây nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhất với đời sống kinh tế của cộng đồng. Khi hộ dân có thu nhập ổn định, nó là một trong những yếu tố thúc đẩy ngƣời dân tham gia các hoạt động khôi phục và bảo vệ rừng ở KBT.
3.6.2.2. Yếu tố xã hội
Khi phân tích kết quả điều tra, đề tài đã phát hiện đƣợc một số yếu tố xã hội thuận lợi cho công tác chuyển hoá rừng thành rừng đặc dụng ở KBT, trong đó nổi bật là nhận thức của ngƣời dân về vai trò của rừng và mối quan hệ chặt chẽ giữa Ban quản lý KBT với chính quyền và cộng đồng địa phƣơng.
+ Nhận thức tốt của ngƣời dân về vai trò quan trọng của rừng đối với sản xuất và đời sống của cộng đồng
Rừng tự nhiên của KBT cùng với các yếu tố lịch sử, văn hoá và truyền thống của các cộng đồng đã gắn liền với sự tồn tại và phát triển nhận thức, kiến thức, phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử và lối sống của ngƣời dân địa phƣơng. Họ đã cảm nhận đƣợc sự tồn tại của rừng nhƣ một phần cuộc sống vật chất, tinh thần và là môi trƣờng sống của họ. Để phân tích nhận thức của ngƣời dân về rừng và những quy định của KBT, đề tài đã sử dụng bảng hỏi về một số vấn đề liên quan, kết quả phỏng vấn đƣợc trình bày dƣới đây.
Bảng 3.41. Nhận thức của ngƣời dân về vai trò của khôi phục rừng của KBT Câu hỏi Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Không biết (%)
Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trƣờng? 96,0 0,7 3,3
Có thu nhập cao sẽ không tác động vào rừng? 99,3 0,7 0,0 Trồng rừng làm tăng độ màu mỡ cho đất? 91,4 3,3 5,3 Chuyển hoá rừng làm rừng tốt hơn trƣớc? 90,1 4,6 5,3 Đồng ý với các quy định của Khu BTTN? 78,1 9,9 12,0 S n sàng tham gia quản lý bảo vệ rừng? 94,0 2,6 3,4
Căn cứ vào kết quả điều tra có thể đi đến một số nhận xét sau:
- Gần nhƣ toàn bộ cộng đồng đều nhận thức đƣợc vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trƣờng sống của địa phƣơng (96,0%). Tỷ lệ số hộ khẳng định sẽ không tác động vào tài nguyên rừng khi đƣợc hỗ trợ sản xuất đến 99,3%.
- Ngƣời dân có ý thức trách nhiệm cao với rừng ở địa phƣơng, có tới 94,0% số ngƣời đƣợc phỏng vấn s n sàng tham gia công tác bảo vệ rừng. Ngƣời dân nhận thức rằng rừng có ảnh hƣởng trực tiếp tới sản xuất và đời sống của cộng đồng tại địa phƣơng.
Tuy nhiên, vẫn còn những nhận thức chƣa thống nhất về tác động của ngƣời dân địa phƣơng đến KBT. Khi nhìn nhận cộng đồng địa phƣơng nhƣ một thành phần của hệ sinh thái rừng thì có thể đồng ý rằng những hoạt động khai thác tài nguyên rừng sẽ không ảnh hƣởng đáng kể nếu chúng đƣợc tiến hành trong giới hạn nhất định của cƣờng độ và kỹ thuật khai thác. Việc nghiêm cấm tuyệt đối khai thác nguồn lợi từ rừng có thể làm giảm giá trị kinh tế và sinh thái của rừng, làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực của tự nhiên cho bảo vệ và phát triển rừng.