Từ những kết quả đƣợc tổng hợp trên có thể rút ra một số nhận xét và bình luận sau:
- Về khái niệm và định nghĩa rừng đặc dụng đã có sự thống nhất trên cả phạm vi thế giới và ở nƣớc ta. Tuy nhiên, vẫn còn có sự phân tán và chƣa thực sự nhất quán ở những đối tƣợng cụ thể nhất là việc xác định tên gọi cho những loại rừng này. Ví dụ, ở Việt Nam vẫn còn có một số loại rừng đƣợc đặt tên không nằm trong hệ thống theo IUCN hay Nghị định số 177/2011/NĐ-CP nhƣ “rừng quốc gia Đền Hùng” (Phú Thọ) hay việc thay đổi tên liên tục của KBT thiên nhiên văn hóa Đồng Nai vừa qua với tên gọi hiện nay cũng không nằm trong 5 tiêu chí của Nghị định số 117 nói trên. Vì vậy, khái niệm “rừng đặc dụng” cần đƣợc cân nhắc để điều chỉnh cho phù hợp và hài hòa với tên gọi loại rừng này trên phạm vi quốc tế.
- Việc xác định HCV của các HST rừng là công việc cần thiết và thƣờng xuyên phải đƣợc kiểm chứng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với rừng đặc dụng nói chung và tại KBT thiên nhiên văn hóa Đồng Nai nói riêng. Những kết quả đánh giá và kiểm chứng các HCVFs cho phép đề xuất những giải pháp quản lý nhằm duy trì và nâng cao những giá trị bảo tồn đồng thời hạn chế, tiến tới loại bỏ các yếu tố gây tổn hại tới các giá trị này. Hiện tại, đây còn là một khoảng trống lớn trong quản lý rừng bền vững nói chung và rừng đặc dụng ở nƣớc ta nói riêng.
- Về chuyển hóa rừng có thể nhận thấy không chỉ thuần túy là yếu tố kỹ thuật. Nếu xét riêng về khía cạnh này, kỹ thuật chuyển hóa rừng hoàn toàn có những cơ sở khoa học và thực tiễn đầy thuyết phục. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp việc chuyển hóa rừng lại phụ thuộc rất chặt chẽ vào việc hoạch định chính sách, chuyển đổi mục đích sử dụng và qui hoạch rừng. Tại KBT thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, việc thay đổi mục đích sử dụng rừng theo Quyết định số 4679/2003/QĐ-
UBT của UBND tỉnh Đồng Nai từ năm 2003 tới nay đã có 97.152ha rừng sản xuất trở thành rừng đặc dụng (Phạm Văn Điển, 2013 [21]. Một điều dễ dàng nhận thấy là sự chuyển đổi này hoàn toàn chƣa xuất phát từ những tiêu chí của rừng đặc dụng. Do đó, việc nghiên cứu để có đƣợc những cơ sở khoa học và thực tiễn cho những đề xuất mang tính kỹ thuật, những giải pháp có tính kinh tế-xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại KBT là thực sự cần thiết và cấp bách.
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu kỹ thuật chuyển hóa rừng là rừng tự nhiên nghèo và trung bình tại phân khu phục hồi sinh thái (phân loại theo Thông tƣ số 34/2009/TT- BNN). Tổng diện tích rừng đƣa vào đối tƣợng nghiên cứu là 143 ha, trong đó có 107,7ha (rừng nghèo: 52,3ha, rừng trung bình: 55,4ha) đƣợc thực hiện chuyển hoá năm 2011 và 35,3 ha (rừng trung bình) thực hiện chuyển hoá năm 2012. Thời điểm điều tra đánh giá hiệu quả tác động là năm 2014, nhƣ vậy thời gian cho rừng phục hồi là từ 2 đến 3 năm.
- Đối tƣợng nghiên cứu liên quan tới rà soát, kiểm chứng đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) đƣợc nghiên cứu tại các HST rừng tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu PHST của KBT.
- Các nội dung nghiên cứu liên quan đến tác động của các yếu tố kinh tế-xã hội tới hiệu quả chuyển hóa rừng, đối tƣợng nghiên cứu là 151 hộ dân tại xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu (nằm trong KBT).
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung vào việc đánh giá hiệu quả lâm học của kỹ thuật chuyển hóa rừng (từ năm 2011 đến 2014) thông qua các đánh giá về biến đổi cấu trúc, sinh trƣởng và hiệu quả tái sinh rừng; đặc điểm cây bụi, thảm tƣơi và thảm mục rừng trƣớc và sau chuyển hóa.
- Đánh giá, kiểm chứng các giá trị bảo tồn cao và các mối đe dọa tới các giá trị bảo tồn cao hiện tại ở phân khu BVNN và PHST.
- Đánh giá tác động và ảnh hƣởng của một số yếu tố kinh tế-xã hội của cộng đồng dân cƣ sống trong và/hoặc xung quanh KBT tới hoạt động chuyển hóa rừng.
Những vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu đã đƣợc xác định, Luận án tiến hành nghiên cứu các nội dung chính nhƣ sau:
2.3.1. Đánh giá hiện trạng rừng trƣớc khi chuyển hóa tại phân khu PHST
(1). Diện tích và phân bố của các trạng thái rừng tại phân khu PHST. (2). Đặc trƣng lâm học của trạng thái rừng nghèo tại phân khu PHST.
(3). Đặc điểm cơ bản về điều kiện địa hình và thổ nhƣỡng của phân khu PHST
2.3.2. Xác định đối tƣợng và lựa chọn kỹ thuật chuyển hóa rừng tại phân khu PHST PHST
(1). Cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xác định đối tƣợng chuyển hóa (2). Các nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng rừng chuyển hóa (3). Xác định đối tƣợng chuyển hóa
(4). Lựa chọn kỹ thuật chuyển hóa
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật chuyển hóa rừng tại phân khu PHST
(1). Tác động của chuyển hóa rừng tới cấu trúc tầng cây cao. (2). Tác động của chuyển hóa rừng tới lớp cây tầng dƣới.
(3). Tác động của chuyển hóa rừng tới vật rơi rụng và thảm mục rừng
2.3.4. Nhận diện và kiểm chứng những giá trị bảo tồn cao tại KBT
(1). Nghiên cứu nhận diện những giá trị bảo tồn cao tại KBT (2). Kiểm chứng và đánh giá những giá trị bảo tồn cao tại KBT (3). Đánh giá các mối đe dọa tới các giá trị bảo tồn cao trong KBT2.
2.3.5. Ảnh hƣởng của một số yếu tố KT-XH tới quản lý rừng trong KBT
(1). Thực trạng các hoạt động của ngƣời dân tác động tới tài nguyên rừng trong KBT.
(2). Những yếu tố thúc đẩy cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp (3). Những yếu tố cản trở cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp (4). Tác động của cộng đồng tới tài nguyên rừng sau chuyển hóa
2.3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phục hồi rừng và quản lý rừng có hiệu quả cao tại phân khu phục hồi sinh thái của KBT có hiệu quả cao tại phân khu phục hồi sinh thái của KBT
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và phƣơng pháp luận nghiên cứu
- Chuyển hóa rừng là việc áp dụng các giải pháp về qui hoạch và/hoặc các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xúc tiến quá trình tái sinh, sinh trƣởng và diễn thế
của các quần xã thực vật rừng nhằm đáp ứng tốt nhất mục tiêu quản lý rừng trong khoảng thời gian nhất định. Trong nghiên cứu này, việc đáp ứng mục tiêu quản lý đƣợc đánh giá thông qua mức độ đạt đƣợc của các tiêu chuẩn và tiêu chí rừng đặc dụng đã đƣợc xác định cho từng đối tƣợng cụ thể và nằm trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố phát triển kinh tế và xã hội trong KBT.
- Phƣơng pháp luận nghiên cứu của đề tài là xem xét đánh giá động thái rừng trên cơ sở đánh giá sự ổn định tƣơng đối về cấu trúc quần xã trong một giai đoạn tịnh tiến về thời gian. Đây đƣợc coi là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp chuyển hóa dựa vào hiện trạng rừng cần chuyển hóa (xuất phát điểm), đặc điểm của QXTVR mong muốn (đích cần đạt) và chiều hƣớng, tốc độ dịch chuyển từ điểm xuất phát tới đích cần đạt đƣợc của mỗi QXTVR (thời gian chuyển hóa).
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa các tài liệu, số liệu, tài liệu kỹ thuật hiện có về Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai;
- Kế thừa các tài liệu, văn bản pháp quy của tỉnh Đồng Nai có liên quan đến khu bảo tồn;
- Sử dụng các bản đồ, tài liệu quy hoạch có liên quan tới Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai;
- Kế thừa các tài liệu về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Kế thừa các tài liệu, số liệu, tài liệu kỹ thuật hiện có về Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai;
2.4.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu hiện trường
(1). Phân chia đối tượng và xác định mẫu nghiên cứu
Để đảm bảo đƣợc độ tin cậy của số liệu điều tra cũng nhƣ có thể so sánh đƣợc giữa các chỉ tiêu điều tra trƣớc và sau khi chuyển hoá, đơn vị nhóm ô điều tra theo trạng thái (viết tắt: TT) đƣợc xác định dựa vào các tiêu chí nhƣ sau:
- Phải có cùng một trạng thái rừng theo bản đồ hiện trạng của KBT và cùng nằm trên một không gian đo đếm của khu vực nghiên cứu; xác định kiểu trạng thái
rừng dựa vào Thông tƣ số 34/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp&PTNT, giữa các trạng thái phải có sự khác biệt về trữ lượng một cách có ý nghĩa thống kê.
- Phải có cùng thời gian tác động khi thực hiện chuyển hoá rừng. Thời điểm KBT thực hiện chuyển hóa là năm 2011 và 2012. Theo đó, sẽ có hai trạng thái cho hai khoảng thời gian này (TT1 và TT2). Năm 2011 có hai đối tƣợng đƣa vào chuyển hoá là rừng nghèo và rừng trung bình, năm 2012 chỉ có rừng trung bình (TT3). Tóm lại, đề tài chia thành 3 nhóm trạng thái vừa căn cứ vào hiện trạng rừng và vừa theo năm tác động (ký hiệu là TT1, TT2 và TT3).
- Đơn vị đo đếm là ô tiêu chuẩn (OTC). Sử dụng phƣơng pháp chọn OTC điển hình cho mỗi trạng thái và cố định về vị trí theo không gian (bán định vị, sử dụng hệ toạ độ GIS). Diện tích mỗi OTC điều tra trong rừng tự nhiên là 2.000 m2 (40m x 50m). Tâm của OTC đƣợc xác định và lấy toạ độ theo GIS, sau đó mở ra theo hai hƣớng Bắc Nam và Đông Tây. Việc điều tra trên OTC những năm sau đó đƣợc dựa vào hệ thống toạ độ GIS đã xác định trƣớc đó.
- Ngoài các OTC điều tra cho mục tiêu đánh giá thay đổi do chuyển hoá rừng, chuyên đề lập thêm các OTC đối chứng (là ô tiêu chuẩn trên cùng một trạng thái nhƣng không có thực hiện chuyển đổi) để có cơ sở so sánh. Ô tiêu chuẩn đối chứng đƣợc đo đếm đồng thời với các ô bị tác động, mỗi trạng thái rừng có 3 ô đối chứng. Tổng số OTC đã điều tra nhƣ trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng các OTC điều tra theo trạng thái rừng
TT Năm thực hiện
chuyển hoá Trạng thái rừng
Diện tích rừng chuyển hóa (ha)
Diện tích
điều tra (ha) Số OTC
1 Năm 2011 Rừng nghèo 52,3 2,6 13+3
Rừng trung bình 55,4 2,6 13+3
2 Năm 2012 Rừng trung bình 35,3 1,8 9+3
Cộng 143,0 7,0 35+9
Theo kết quả trên, có tổng số 35 ô tiêu chuẩn điển hình bán định vị và 9 ô đối chứng trải rộng trên 4 tiểu khu và 9 khoảnh của khu vực nghiên cứu. Diện tích thực điều tra của 35 ô là 7,0 ha trên tổng số 143 ha rừng đƣợc đƣa vào thử nghiệm chuyển hóa, tức là chiếm 4,9% so với tổng diện tích rừng tự nhiên của đối tƣợng nghiên cứu.
(2). Điều tra đặc điểm lâm học trong ô tiêu chuẩn
Số liệu điều tra, thu thập đƣợc ghi vào phiếu mẫu biểu theo quy định trong quy trình điều tra lâm học, cụ thể nhƣ sau:
(2-1) Điều tra địa hình (độ cao, độ dốc), thổ nhƣỡng (loại đất), bao gồm 2 phần chính:
- Xác định độ cao tuyệt đối dựa vào máy đo cao tự động. Độ cao của địa hình cũng nhƣ vị trí của ô tiêu chuẩn đƣợc xác định tại tâm của OTC.
- Phân chia loại đất căn cứ vào bản đồ phân loại đất đã có (nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2003).
(2-2) Điều tra các đại lƣợng sinh trƣởng tầng cây cao trên các ô tiêu chuẩn:
- Đo đƣờng kính: Xác định tên loài cây và đo đếm tất cả các cây gỗ lớn trong OTC, đo chu vi ở vị trí 1,3 m (C1,3) đối với cây có D1.3 > 6 cm.
- Đo chiều cao cây: Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dƣới cành (Hdc) của tất cả cây gỗ lớn bằng sào có vạch chính xác đến 0,5m.
- Xác định phẩm chất cây gỗ: quan sát hình thái và phân làm 3 loại (tốt-a, trung bình-b, xấu-c) và ghi chú tình hình dây leo ảnh hƣởng trực tiếp đến cây đứng. (2-3) Đo đếm cây tái sinh: Trên OTC lập 5 ô dạng bản, 1 ô ở trung tâm, 4 ô ở 4 góc của OTC, diện tích mỗi ô dạng bản là 25 m2. Đo đếm toàn bộ cây tái sinh có D1.3 < 6 cm. Nội dung thu thập: xác định tên cây, chiều cao, đánh giá chất lƣợng cây qua quan sát hình thái và chia thành 3 cấp sinh trƣởng: tốt, trung bình, xấu và xác định nguồn gốc tái sinh (hạt, chồi).
(2-4) Điều tra tầng cây bụi thảm tƣơi: Trên ô dạng bản tiến hành điều tra các chỉ tiêu xác định tên các loài cây bụi thảm tƣơi chủ yếu, số bụi, chiều cao bình quân độ che phủ bình quân (%) và tình hình sinh trƣởng.
- Xác định độ che phủ của cây bụi thảm tƣơi: Trên mỗi ô dạng bản, xác định một giá trị che phủ của lớp cây bụi và thảm tƣơi cho ô dạng bản, sau lấy bình quân suy ra cho cả OTC. Xác định tỷ lệ che phủ dựa vào quan sát, chỉ số lấy đến phần trăm (ví dụ: 0,30 hay 0,55).
(2-5) Điều tra vật rơi rụng và thảm mục rừng: Vật rơi rụng và thảm mục rừng là tất cả các bộ phận chết của toàn bộ thực vật trong rừng đƣợc tích tụ trên bề mặt đất đã và đang phân hủy. Số liệu đƣợc thu thập tại các ô dạng bản có diện tích 1m vuông trong OTC. Mỗi OTC thu thập một ô dạng bản. Nội dung thu thập gồm: xác định khối lƣợng bằng cách cân tại chỗ (cân đĩa thông thƣờng) sau đó đƣợc sấy khô kiệt để xác định khối lƣợng khô; từ đó quy đổi ra tấn/ha. Kết quả đƣợc ghi theo mẫu biểu định s n.
(3) Phương pháp nghiên cứu nhận diện và kiểm chứng, đánh giá HCV tại KBT:
Một cách tổng quát, bộ công cụ nhận diện và kiểm chứng, đánh giá các HCVF của WWF, 2008 đã đƣợc áp dụng trong nghiên cứu này. Cụ thể:
(3-1). Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho nội dung nhận diện HCV tại KBT
Theo WWF (2007, 2008) [67,89,90], mỗi một HCV có thể coi là một “thuộc tính/tiêu chí” (có 6 HCV và đƣợc đánh số từ HCV1 đến HCV6) và trong mỗi HCV này, các “yếu tố” đƣợc chi tiết thành các chỉ số nhỏ hơn, ví dụ: HCV 1-1, HCV 1- 2... Đối với HCV có các câu hỏi đặt ra khi nhận diện là liệu HCV có tồn tại hay không?. Các câu hỏi ‘có/không’ giúp ngƣời sử dụng quyết định xem HCV nào hiện hữu trong khu rừng đó. Để nhận diện đƣợc các HCV có hiện hữu hay không, các thông tin cần thiết đƣợc thu thập theo mẫu biểu “Phiếu điều tra xác định HCV- Phiếu số 1” đƣợc trình bày tại phần Phụ lục 3-1. Theo đó, sử dụng phƣơng pháp “đánh giá đầy đủ” trong bộ công cụ HCVF của ProForest để xác định chính xác HCV nào hiện hữu và ở đâu trong KBT (Jennings C.S và cs, 2003) [79]. Cụ thể:
- Từ HCV1 đến HCV 4 đƣợc cụ thể hóa thành các “yếu tố/chỉ số”. Một khu rừng có ít nhất một trong số yếu tố/chỉ số đó đƣợc coi là HCVF.
- HCV 5 và 6 thƣờng khó xác định hơn, thƣờng chỉ xác định đƣợc các “thuộc tính” và phƣơng pháp chủ yếu là tham vấn với các cộng đồng địa phƣơng. Riêng đối với HCV 5, khi thông tin từ các nguồn giúp khẳng định rằng có một hoặc một
vài nhu cầu cơ bản đƣợc đáp ứng từ một khu rừng một cách bền vững mà không có nguồn thay thế s n có nào khác, toàn bộ hay một phần khu rừng đó sẽ đƣợc coi là HCVF.
- Sử dụng một số công cụ PRA:
Phỏng vấn bán định hƣớng các nhà quản lý KBT, nhà khoa học, lãnh đạo