Xác định đối tƣợng rừng cần chuyển hóa trong phân khu PHST

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai (FULL TEXT) (Trang 62)

3.3.3.1. Xác định đối tượng và trạng thái rừng chuyển hóa

Căn cứ vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn trên, đối tƣợng rừng đủ điều kiện để chuyển hóa từ rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại phân khu PHST là trạng thái rừng nghèo và rừng trung bình. Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập trong phần phƣơng pháp nghiên cứu, rừng đƣợc phân chia thành 3 kiểu trạng thái rừng tƣơng ứng với hiện trạng rừng tại thời điểm điều tra và thời gian bắt đầu thực hiện chuyển hoá, đó là: (i) trạng thái rừng nghèo chuyển đổi năm 2011 (ký hiệu TT1), (ii) trạng thái rừng trung bình chuyển đổi năm 2011 (TT2), (iii) trạng thái rừng trung bình chuyển đổi năm 2012 (TT3). Đặc điểm lâm học của từng trạng thái rừng trƣớc khi chuyển hoá đƣợc tóm tắt trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Một số đặc trƣng lâm học các trạng thái rừng trƣớc khi chuyển hoá

Trạng thái rừng Số OTC điều tra Mật độ (cây/ha) D1,3 (cm) Hvn (m) Dtán (m) Trạng thái 1 (TT1) 13 813 13,4 12,0 3,9 Trạng thái 2 (TT2) 13 860 15,9 13,8 4,0 Trạng thái 3 (TT3) 9 646 16,1 14,5 3,7

3.3.3.2. Thẩm định tiêu chuẩn rừng cần chuyển hóa

Để khẳng định cho tính đúng đắn của việc phân chia và thẩm định trạng thái, trong nghiên cứu này đã căn cứ vào bản đồ hiện trạng của KBT và một số kết quả trắc nghiệm kiểm định sự khác biệt. Theo bản đồ hiện trạng rừng của KBT năm 2009, khu vực nghiên cứu có các trạng thái là IIB và IIIA1 (theo hệ thống phân loại của QPN-6-84), tức là đều thuộc dạng rừng nghèo. Trắc nghiệm t so sánh sai khác về một số chỉ tiêu định lƣợng giữa hai trạng thái rừng nghèo và rừng trung bình của năm 2011, giữa rừng nghèo của năm 2011 và rừng trung bình của năm 2012 (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Thẩm định một số chỉ tiêu giữa các trạng thái rừng trƣớc chuyển hoá Kiểu trạng thái rừng Mật độ (cây/ha) D1,3 (cm) Hvn (m) M/ha (m3) Trạng thái 1 (TT1) 813 13,4 12,1 62,2 Trạng thái 2 (TT2) 860 15,9 13,8 105,9 Trạng thái 3 (TT3) 652 14,7 14,5 75,6 So sánh TT1 với TT2 t = 1,07ns t = 5,88** t = 5,27** t = 10,1** So sánh TT1 với TT3 t = 3,52** t = 2,04ns t = 5,74** t = 2,55*

Ghi chú: (*)khác biệt có ý nghĩa, (**)khác biệt rất có ý nghĩa, (ns) khác biệt không có ý nghĩa

Theo kết quả trên, có 3 trên 4 chỉ tiêu biểu thị sự khác biệt là có và rất có ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó có chỉ tiêu trữ lƣợng. Mặc dù trữ lƣợng của TT3 là 75,6 m3/ha tƣơng đƣơng với rừng nghèo (theo Thông tƣ số 34/2009/TT-BNN của Bộ NN&PTNT), nhƣng do trữ lƣợng đạt gần 100 m3/ha và có biến động rất nhỏ giữa các OTC, thêm nữa là sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở cả ba chỉ tiêu: N/ha, Hvn và M/ha (Bảng 4.2) đều rất rõ, cho nên có thể xếp vào trạng thái rừng trung bình. Nhƣ vậy, có 3 kiểu trạng thái rừng TT1, TT2 và TT3 đã đƣợc khẳng định là đối tƣợng trong nghiên cứu này.

Hình 3.1b. Trạng thái rừng trung bình trƣớc chuyển hóa 3.3.4. Lựa chọn kỹ thuật tác động trong chuyển hóa rừng

Từ hình 3.1a và 3.1b, có thể dễ dạng nhận thấy mật độ dây leo dày đặc và bao trùm gần nhƣ toàn bộ bề mặt tán rừng là ngoại mạo của cả hai trạng thái rừng nghèo (phục hồi sau nƣơng rẫy) và rừng trung bình (phục hồi sau khai thác chọn). Điểm quan trọng nhất là với hiện trạng này, ảnh hƣởng tiêu cực của dây leo không chỉ đối với lớp cây tái sinh vốn có mật độ khá lớn (Bảng 3.2 và 3.3) và đang bị thiếu ánh sáng mà còn đối với cả tầng cây cao đang bị chèn ép, rất dễ bị gãy đổ do tán quá nặng khi có gió lớn (xem thêm hình ảnh rừng trƣớc chuyển hóa phần Phụ lục). Bởi vậy, ở các trạng thái rừng này, chuyển hóa rừng không đặt mục tiêu làm tăng số lượng hay chất lượng cây tái sinh và cây gỗ tầng cao bằng các kỹ thuật làm giàu rừng hay trồng bổ sung dưới tán. Điểm quan trọng nhất là xử lý lớp dây leo dày đặc để giải phóng cho cả cây tái sinh và cây cao; việc tăng số lƣợng và chất lƣợng cây tái sinh sẽ là kết quả tất yếu của kỹ thuật xử lý dây leo. Nhƣ vậy, có thể thấy kỹ thuật xử lý đơn giản, cƣờng độ tác động vào tầng trên nhỏ nhƣng sẽ đem lại hiệu quả lâm sinh cao cho cả tầng cao và tầng tái sinh.

Với những cơ sở khoa học và thực tiễn đƣợc phân tích, các tiêu chuẩn và nguyên tắc lựa chọn đối tƣợng rừng cần chuyển hóa trên, căn cứ vào hiện trạng rừng và năng lực kỹ thuật của KBT, kỹ thuật lâm sinh đƣợc áp dụng để chuyển hóa rừng đƣợc xác định là luỗng phát cây bụi, dây leo và chặt bỏ cây tái sinh chất lượng xấu để lợi dụng tái sinh chồi kết hợp vệ sinh rừng. Mục tiêu là hỗ trợ, hỗ trọ tái sinh tự nhiên (ưu tiên các loài cây họ Dầu) đồng thời tạo điều kiện cho các loài cây gỗ

tầng cao sinh trưởng và phát triển tạo cấu trúc bền vững; cải thiện hoàn cảnh rừng và đất rừng…qua đó phục hồi tính đa dạng sinh học của QXTV rừng gần giống với rừng nguyên sinh ban đầu.

Phần trình bày dƣới đây là các kết quả đánh giá hiệu quả về phương diện lâm sinh của kỹ thuật chuyển hóa rừng đã áp dụng thông qua các so sánh về sự thay đổi của những chỉ tiêu liên quan đến cấu trúc, sinh trƣởng của từng trạng thái tại hai thời điểm trƣớc và sau chuyển đổi (2011 với 2014, 2012 với 2014).

3.4. Tác động, hiệu quả của kỹ thuật chuyển hóa rừng

3.4.1. Tác động của kỹ thuật chuyển hoá rừng tới cấu trúc tầng cây cao

3.4.1.1. Cấu trúc tổ thành và tầng thứ

(1). Cấu trúc tổ thành lâm phần

Để có thể nhận thấy một cách sinh động và rõ nét hơn khi so sánh cấu trúc tổ thành tầng cây cao, trong nghiên cứu này không phân tích theo hƣớng viết công thức tổ thành theo IV% nhƣ một số tác giả đã làm trƣớc đây mà đi sâu vào việc phân tích, so sánh tỷ lệ tổ thành của nhóm loài cây ƣu thế dựa trên các kết quả tính toán IV%. Với cách so sánh này có thể nhận thấy đƣợc một cách trực quan về tỷ lệ của nhóm các loài cây ƣu thế giữa các lâm phần trƣớc và sau chuyển hóa.

Từ kết quả tính tổng IV% của những loài có trị số lớn hơn 5%, nhóm loài và loài cây ƣu thế đƣợc xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV đạt 50%. Kết quả của loài ƣu thế và nhóm loài ƣu thế của các trạng thái nhƣ trình bày trong Bảng 3.6 và Hình 3.2.

Bảng 3.6. Nhóm loài và loài cây ƣu thế của các trạng thái trƣớc và sau chuyển hoá

Trạng thái rừng

Trƣớc chuyển hóa Sau chuyển hóa

Tổng số loài Nhóm loài ƣu thế Số loài ƣu thế Tổng số loài Nhóm loài ƣu thế Số loài ƣu thế TT1-rừng nghèo 84 8 loài, 50,8% 5 loài 39,5% 75 8 loài 52,6% 6 loài 45,8% TT2-rừng nghèo 72 7 loài 50,7% 3 loài 36,1% 74 8 loài 51,6% 4 loài 38,6% TT3-rừng trung bình 66 8 loài 52,7% 3 loài 37,0% 61 8 loài 53,1% 3 loài 34,8%

a) Nhóm OTC trạng thái 1 b) Nhóm OTC trạng thái 2

c) Nhóm OTC trạng thái 3

Hình 3.2. Tỷ lệ tổ thành (%) của nhóm loài tầng cao ƣu thế ở các trạng thái

rừng trƣớc và sau chuyển hoá

Nhận xét:

- Tổ thành của nhóm OTC thuộc trạng thái 1 trƣớc chuyển hoá gồm nhóm với 8 loài ƣu thế6: Trƣờng, Chò chai, Giên, Thẩu tấu, Bình linh, Trâm, Nhãn rừng và Bằng lăng; tất cả chiếm 50,8%. Các loài ƣu thế gồm 4 loài. Trong tổ thành chung, những loài cây họ Dầu có 5 loài chiếm 14,5% số cây, trong đó Chò chai có tỷ lệ cao nhất (11,4%), ngoài ra là Dầu rái, Làu táu, Dầu song nàng và Sao đen (theo thứ tự trong tổ thành). Sau chuyển hoá vẫn gồm 8 loài trong nhóm ƣu thế nhƣng loài thứ 8 là Bằng lăng đã thay bằng Bứa (Hình 3.2a), tất cả chiếm 52,6%. Các loài ƣu thế gồm 5 loài. Trong tổ thành chung, các loài cây họ Dầu chiếm 16,2% và loài Vên vên thay cho Sao đen.

- Tổ thành của trạng thái 2 trƣớc chuyển hoá gồm 7 loài của nhóm ƣu thế: Chò chai, Trƣờng, Máu chó, Thẩu tấu, Trâm, Bình linh và Thành ngạnh; tất cả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Tên khoa học của các loài cây ở khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp trong Danh lục thực vật của KBT tại Phụ lục 4

chiếm 50,7%. Những loài ƣu thế gồm 4 loài. Trong tổ thành chung, những loài cây họ Dầu có 5 loài chiếm 22,2% số cây, trong đó Chò chai có tỷ lệ cao nhất (18,4%), tiếp theo Dầu rái, Làu táu, Dầu song nàng và Sao đen (xếp theo thứ tự trong tổ thành). Sau chuyển hoá có 8 loài trong nhóm ƣu thế (thêm vào loài Lòng mang). Các loài cây họ Dầu chiếm tới 21,4% giá trị tổ thành và vẫn bao gồm 5 loài nhƣ trƣớc chuyển hoá.

- Tổ thành của nhóm OTC thuộc trạng thái 3 trƣớc chuyển hoá gồm 7 loài chính: Chò chai, Trƣờng, Giên, Máu chó, Nhọc, Trâm và Nhãn rừng; tất cả chiếm 52,7%. Trong tổ thành chung, những loài cây họ Dầu với 5 loài chiếm 19,0% số cây, trong đó Chò chai có tỷ lệ cao nhất (16,1%), tiếp theo là Dầu rái, Làu táu, Dầu song nàng và Sao đen. Sau chuyển hoá, có 8 loài trong nhóm ƣu thế và cây họ Dầu vẫn chiếm tỷ lệ cao với 20,8% của 5 loài nhƣ trƣớc chuyển hoá.

Nhƣ vậy, về cơ bản tổ thành rừng khu vực nghiên cứu có 7 – 8 loài cây ƣu thế, thứ tự loài cây theo giá trị IV% có thể khác nhau nhƣng 2 loài dẫn đầu về ƣu thế luôn là Chò chai và Trƣờng. Sự có mặt của loài Chò chai trong nhóm loài cây ƣu thế nhất và cùng với các loài cây họ Dầu khác (chiếm tới 20% trong tổ thành rừng) càng khẳng định rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu có tổ thành chung đại diện cho rừng tự nhiên của vùng miền Đông Nam Bộ với ƣu thế là cây họ Dầu.

(2). Đặc điểm đa dạng loài ở tầng cây gỗ

Liên quan tới đặc điểm tổ thành rừng là quan hệ giữa số cá thể (cây) và số loài trên cùng một đơn vị diện tích nhất định. Nó cũng hiển thị đặc điểm đa dạng cấp độ loài của mỗi trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu. Biết rằng, mỗi OTC đo đếm có diện tích 2.000 m2, trên đơn vị ấy tồn tại số lƣợng cây và số lƣợng loài đƣợc trình bày trong Bảng 3.7 và Hình 3.3.

Theo kết quả ở Bảng 3.7 và Hình 3.3, có thể nhận thấy:

- Ở các OTC, biến động giữa trƣớc và sau chuyển hoá về số lƣợng cá thể từ 0,6 đến 4,6% (cao nhất ở TT3) và về số lƣợng loài từ 2,8 đến 8,5% (cao nhất ở TT1); sau chuyển hoá thì số cây thƣờng tăng lên nhƣng số loài lại giảm đi (TT1 và TT3). Ở các OTC đối chứng, những thay đổi về số cây lớn nhất là 1,3% (TT1) và số loài cao nhất là 7,3% (TT3), trong đó số cây và số loài đều tăng. Nhƣ vậy, trong quá trình chuyển hóa, ngoài việc xử lý cây bụi dây leo việc tiến hành chặt vệ sinh rừng

(loại bỏ những cây xấu về hình thái và kém về chất lƣợng sinh trƣởng nhƣ gãy ngọn hay sâu bệnh hại…) đã làm giảm tạm thời về số loài và số cây so với đối chứng.

Bảng 3.7. Số lƣợng cây và loài ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá

Trạng thái rừng Số OTC Trƣớc chuyển hoá Sau chuyển hoá Số cây/ô Số loài/ô Số cây/ô Số loài/ô Các OTC chuyển đổi

Trạng thái 1 13 163 82 164 75 Trạng thái 2 13 172 72 174 74 Trạng thái 3 9 130 66 135 61 Các OTC đối chứng Trạng thái 1 3 150 48 152 51 Trạng thái 2 3 201 50 204 53 Trạng thái 3 3 149 41 149 44

Thay đổi khi chuyển đổi Thay đổi ở đối chứng

Hình 3.3. Số lƣợng cây và loài ở các trạng thái trƣớc và sau chuyển hoá

- Sự ổn định về số lƣợng cá thể cây cũng nhƣ số loài trƣớc và sau chuyển hoá biểu thị cho tính ổn định về cấu trúc loài, tổ thành loài. Những thay đổi của một số cá thể cây sau chuyển có thể xảy ra do D1,3 tăng, còn một số thay đổi về số loài có thể là do một số cây gỗ tái sinh ở tầng dƣới bổ sung lên cho tầng cây cao sau khi đƣợc cải thiện về ánh sáng, chủ yếu từ tăng trƣởng chiều cao của những cây này.

- Căn cứ vào số loài và số cá thể ở các trạng thái, kết quả tính đƣợc chỉ số phong phú dM (d-Margalef) nhƣ sau: Trƣớc chuyển hoá, chỉ số dM biến thiên từ 0,88 (TT2) đến 1,30 (TT3), trung bình là 1,08. Sau chuyển hoá, dM biến thiên từ 0,91 (TT2) đến 1,18 (TT3), trung bình là 1,01. Vậy, sự phong phú của loài ở mức độ cao và không có sự chênh lệch nhiều giữa các trạng thái rừng cũng nhƣ giữa trƣớc và sau chuyển hoá.

(3). Cấu trúc tầng thứ

Phân chia cấu trúc tầng thứ của lâm phần dựa vào chiều cao tầng cây gỗ và phân bố số cây theo chiều cao. Kết quả tóm tắt trình bày trong Bảng 3.8, phần chi tiết xem trong Phụ lục 1, mục 3.

a) Rừng nghèo ngay sau xử lý b) Rừng trung bình ngay sau xử lý

Hình 3.4. Sau xử lý bằng phát luỗng: dây leo đã bị chết và tán rừng đƣợc mở Bảng 3.8. Chiều cao và biến động chiều cao lâm phần của các trạng thái rừng

Trạng thái rừng

Trƣớc chuyển hoá Sau chuyển hoá

Trắc nghiệm t Hvn (m) S (m) Cv (%) Hvn (m) S (m) Cv (%) Các OTC chuyển đổi

TT1-nghèo 12,0 2,64 22,0 12,4 3,45 27,9 t=3,67** TT2-t.bình 13,8 3,15 22,8 14,2 4,27 29,9 t=3,64** TT3-t.bình 14,5 3,51 24,3 14,7 4,04 27,4 t=1,83ns Các OTC đối chứng TT1-nghèo 12,6 3,13 24,9 12,9 3,00 23,3 t=1,50ns TT2-t.bình 13,3 3,22 26,2 13,6 3,15 25,1 t=1,45ns TT3-t.bình 14,1 3,32 23,5 14,3 3,25 22,7 t=0,98ns

Nhận xét:

Trƣớc hết, chiều cao bình quân lâm phần sau chuyển hoá có lớn hơn so với trƣớc chuyển hoá. Sự thay đổi này là do có một số cây có chiều cao thấp bị xử lý khi chặt vệ sinh đã làm cho chiều cao bình quân lâm phần tăng. Tuy nhiên, sự thay đổi chiều cao sau 2 năm là 0,29 m (TT3) chƣa đủ lớn, nhƣng sự khác biệt từ 0,41 m đến 0,56 m (ở TT2 và TT1) sau 3 năm là có ý nghĩa về mặt thống kê, có thể đánh giá đây chính là hiệu quả của biện pháp tác động vào rừng khi thực hiện chuyển hoá (Bảng 3.8 và Hình 3.5).

Hình 3.5. Chiều cao (m) ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá

Cùng với sự tăng lên về chiều cao sau chuyển hoá so với trƣớc chuyển hoá là độ lệch tiêu chuẩn (S) và hệ số biến động chiều cao (Cv) cũng cao hơn, cụ thể Cv cao nhất ở TT2 là 29,8% so với 22,8% trƣớc chuyển hoá và thấp nhất ở TT3 là 27,4% so với 24,3% trƣớc chuyển hoá (Bảng 3.8), chứng tỏ sức cạnh trạnh về chiều cao cây sau chuyển hoá diễn ra mạnh hơn so với trƣớc đó. Điều đó đƣợc lý giải là sau khi tán rừng đƣợc mở ra nhờ loại bỏ dây leo (Hình 3.5) điều kiện ánh sáng đƣợc cải thiện đã kích thích quá trình sinh trƣởng này.

Trong khi đó tại các OTC đối chứng, chiều cao bình quân của lâm phần cũng tăng lên do tăng trƣởng tự nhiên (từ 0,2 đến 0,3 m) và hệ số biến động chiều cao lại thấp đi so với trƣớc đó (Bảng 3.8). Qua kết quả trắc nghiệm, tất cả những thay đổi ấy đều không có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ ở các ô đối chứng sự thay đổi về chiều cao của rừng không thể hiện rõ rệt nhƣ ở rừng đã qua chuyển hóa.

Diễn biến phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) ở các trạng thái rừng nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Trạng thái 1 b) Trạng thái 2

(c) Trạng thái 3

Hình 3.6. Phân bố số cây (%) theo cấp chiều cao ở các trạng thái rừng trƣớc và

sau chuyển hoá rừng

Theo phân bố số cây (N/H), điểm giống nhau cho tất cả các trạng thái đều là phân bố một đỉnh rất rõ rệt và hơi lệch trái. Đỉnh của phân bố gần với giá trị trung bình của lâm phần, ở TT1 là giá trị H trong khoảng 10 – 14 m, ở TT2 và TT3 là giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai (FULL TEXT) (Trang 62)