Đặc trƣng lâm học của trạng thái rừng trung bình tại phân khu PHST

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai (FULL TEXT) (Trang 54 - 59)

3.1.2.1. Một số đặc trưng lâm học của rừng trung bình sau khai thác chọn

(1). Đặc trưng về kết cấu tầng cây cao

(1-1). Đặc trƣng của các nhân tố điều tra lâm phần

Rừng sau khai thác kiệt trong phân khu PHST về cơ bản, trị bình quân của các nhân tố điều tra lâm phần đƣợc xác định là:

- Độ tàn che: 0,4 – 0,6. - Mật độ : 514 cây/ha - D1.3 : 20,0 cm. - G/ha : 24,82 m2 .

- HVN : 15,0 m. - M/ha : 141,7m3 (1-2). Đặc trƣng cấu trúc tầng thứ

Kết cấu rừng gồm nhiều tầng không liên tục, tuy nhiên cũng có thể sơ bộ xác định đƣợc cấu trúc tầng thứ của quần xã nhƣ sau:

- Tầng vƣợt tán (A1): Gồm các cây gỗ có chiều cao 15 – 25 m, có kết cấu bị phá vỡ hoàn toàn do khai thác chọn hoặc chiến tranh, tán rừng có nhiều khoảng trống không liên tục của những cây gỗ còn sót lại nhƣ: Dầu, Chò chai, Lò bo, Dái ngựa, Gõ mật, Bằng lăng, Cày...

- Tầng ƣu thế sinh thái (A2): Tầng này có các cây gỗ cao 8 – 15 m, phần lớn cây có kích thƣớc nhỏ (D1.3 < 20cm). Sự hình thành tầng này có vị trí quan trọng trong việc duy trì hoàn cảnh rừng mặc dù tầng rừng không liên tục và số lƣợng cây gỗ lớn ít. Những cây ƣu thế thuộc tầng này có Chò chai (Shorea gniso), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Trâm (Syzygium cumini), Dái ngựa (Swietenia macrophylla), Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata), Làu táu (Vatica odrata)…[35].

Kết quả quan sát chung cho thấy, qui luật kết cấu tầng thứ của loại rừng này đã bị phá vỡ, tầng cây ƣu thế sinh thái không có kết cấu liên tục, tán rừng còn có những mảng trống lớn. Lớp cây có chiều cao từ 6-12m có mật độ tƣơng đối cao nhƣng bị dây leo chằng quấn, tán hẹp và biểu hiện bị chèn ép, cạnh tranh khá rõ; bên cạnh đó là tán của một số cây còn sót lại sau khai thác chọn lớn cũng góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh và chèn ép lớp cây này.

(2). Tầng cây bụi, thảm tươi

(2-1). Tầng cây bụi: Lớp cây này có chiều cao trung bình từ 2 đến 8 m. Độ che phủ Cop2 – Cop3, gồm các loài: Cọc rào, Tam lang (Barringtonia marostachya), Tai nghé (Aporusa serrata), Sầm (Memecylon spp.)...

(2-2). Tầng thảm tƣơi: Những loài điển hình là Cỏ hôi, Sâm nam (Brucea javanica), Dứa gai (Pandanus sp)... chiếm ƣu thế, độ nhiều Cop3, gần nhƣ phủ kín mặt đất rừng.

(2-3). Thực vật ngoại tầng: Đặc điểm của trạng thái rừng là dây leo phát triển mạnh. Các loài nhƣ Trung quân (Ancistrocladus cochinchinensis), Chặc chìu (Tetracera loureiri)... có độ cao bò leo từ 2 -8 m, thƣờng lẫn hoặc bám thân cây gỗ nhỏ, đặc biệt có những dây lớn lấn áp những cây gỗ nhỏ. Đây là một dạng sống ảnh hưởng

nghiêm trọng đến không chỉ sinh trưởng của tầng cây gỗ mà còn đối với lớp cây tái sinh hiện có cũng như khả năng tái sinh tiềm tàng của rừng sau này. Chính đặc điểm này của nhóm thực vật ngoại tầng đƣợc xác định là đối tƣợng chủ yếu cần phải xử lý trong quá trình xác định kỹ thuật chuyển hóa rừng.

(3). Tầng cây tái sinh

Về tổ thành, phần lớn cây tái sinh bắt gặp là các loài: Trƣờng (Xerospermum noronhinum), Chò chai (Shorea gniso), Trâm, Săng đen, Nhọc, Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri)... Trong đó tỷ lệ cây tái sinh họ Dầu và tái sinh mục đích chiếm 19,2% . Tái sinh tự nhiên dƣới tán của trạng thái rừng nghèo trên các dạng lập địa đƣợc tổng hợp qua bảng nhƣ sau:

Bảng 3.2. Đặc điểm tái sinh dƣới tán trạng thái rừng sau khai thác chọn

Chỉ tiêu

Loại đất

Fp Fs Xg

N/ha % N/ha % N/ha %

1. Mật độ N/ha 5.279 100 3.940 100 6.550 100 2. Phân theo cấp H (m) < 1 1.787 33,9 980 25 2.500 38 1-1,5 1.025 19,4 600 15 1.800 27 1,5-3 1.075 20,0 1.060 27 850 13 >3 1.391 26,7 1.300 33 1.400 22 3. Cây có triển vọng 1.346 25 1.360 35 1.400 21

Nguồn: Báo cáo chuyên đề lâm học một số trạng thái rừng KBT, 2009 [62] Nhận xét:

Nhƣ vậy, tái sinh dƣới tán rừng là khá phong phú (từ 3.940 – 6.550 cây/ ha). Tái sinh tự nhiên tập trung chủ yếu ở các cấp chiều cao < 3m. Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ cây tái sinh triển vọng (là những cây mục đích có sức sống phẩm chất tốt và đạt chiều cao trên 1,5 m) chiếm tỷ lệ khá cao trong tổ thành, đặc biệt trên khu vực đất Fs. Điều này cho thấy nếu rừng tiếp tục đƣợc bảo vệ và có những giải pháp lâm sinh phù hợp hỗ trợ thì khả năng phục hồi là rất khả quan. Yếu tố ảnh hƣởng quan trọng nhất đối với lớp cây tái sinh chính là các loài dây leo bò lan trên tán rừng, che sáng gần nhƣ hoàn toàn đối với thảm thực vật dƣới tán.

Biện pháp lâm sinh chủ yếu đối với trạng thái rừng này là khoanh nuôi, vệ sinh rừng, đồng thời thực hiện các biện pháp lâm sinh khác nhƣ (phát luỗng thực bì, điều chỉnh độ tàn che…) nhằm tạo điều kiện sống tốt hơn cho hạt và cây tái sinh tự nhiên phát triển nhất là các loài cây họ Dầu và những loài cây gỗ lớn mục đích khác (Ƣơi, Dái ngựa, Bằng lăng, Gõ …). Với đối tƣợng này việc làm giàu rừng hay trồng bổ sung các loài cây bản địa dưới tán rừng là không cần thiết.

3.1.2.2. Một số đặc trưng lâm học của trạng thái rừng nghèo sau canh tác nương rẫy

Đây là một trạng thái rừng có những biến động tƣơng đối lớn về các qui luật kết cấu lâm phần và phụ thuộc tƣơng đối rõ nét về thời gian phục hồi cũng nhƣ mức độ khai thác sức sản xuất của đất đai trƣớc đó khi canh tác nƣơng rẫy.

(1). Đặc trưng tầng cây cao

Một cách chung nhất, ở trạng thái rừng này phần lớn là rừng non phục hồi đã bƣớc sang giai đoạn tƣơng đối ổn định, nhóm loài cây tiên phong tạm thời còn lại không nhiều và quá trình phân hóa để hình thành kết cấu tầng, tán có thể đƣợc nhận thấy khá rõ qua ngoại mạo của rừng. Rừng có kết cấu tƣơng đối đơn giản và có thể đánh giá là tƣơng đối đồng nhất, chiều cao biến động từ 8-20 mét. Nhóm loài cây ƣu thế gồm Chò xót, Trƣờng, Trâm, Gáo, Bình linh, Làu táu, Bằng lăng…Tỷ lệ cây họ Dầu chiếm tới 28% tổ thành rừng [62]. Đây là một tỷ lệ rất “lý tƣởng” để từng bƣớc phục hồi lại nhóm loài cây thuộc họ này tại phân khu PHST. Khác với rừng phục hồi sau khai thác, tầng cây thể hiện sự cạnh tranh rõ hơn cả là tầng cây có chiều cao từ 10- 15m. Dƣới đây là một số đặc trƣng lâm học cơ bản của loại rừng này.

(1-1). Đặc điểm các nhân tố điều tra lâm phần (trị bình quân): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ tàn che: 0,6-0,7 - Mật độ : 640 cây/ha. - D1.3 : 15,5 cm. - G/ha : 17,9 m2 - HVN : 12,1 m. - M/ha : 97,8 m3

(2). Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi và thực vật ngoại tầng

Về tổ thành và sinh trƣởng của lớp cây bụi, thảm tƣơi không có sự khác biệt nhiều so với rừng phục hồi sau khai thác. Tầng cây bụi có chiều cao bình quân từ 2- 5 mét. Ở những nơi độ tàn che tầng cao thấp (0,2-0,3) có nhiều loài dây leo, cây bụi

có chiều cao lớn phát triển nhƣ Tam lang, Cuốn vàng, Sầm hay Mây…Đây là nhóm dạng sống cạnh tranh rất mạnh đối với sự phát triển tán lá tầng cây cao và chèn ép, ức chế lớp cây tái sinh siinh trƣởng.

Nhóm thực vật ngoại tầng chủ yếu là dây leo, mức độ phát triển của nhóm thực vật này rất mạnh, đôi chỗ sự lấn át của dây leo đối với cả cây cao và cây tái sinh còn nghiêm trọng hơn cả so với rừng sau khai thác chọn. Đối với rừng phục hồi sau nƣơng rẫy ít hoặc không xuất hiện nhóm thực vật phụ sinh, ký sinh nhƣ các loài Phong lan, Tổ diều hay Tầm gửi…Điều này cho thấy hoàn cảnh rừng (nhất là độ ẩm dƣới tán rừng) chƣa phục hồi đƣợc hoàn chỉnh bởi sự chi phối của tầng cây cao chƣa thực sự đủ mạnh để thể hiện rõ vai trò lập quần của chúng.

(3). Đặc điểm tái sinh tự nhiên

(4). Một số đặc điểm tái sinh rừng

Về tổ thành, cây tái sinh chủ yếu là các loài Trƣờng, Chò chai, Trâm, Săng đen, Nhọc, Bằng lăng, Dầu song nàng. Trong đó, tỷ lệ cây tái sinh thuộc họ Dầu chiếm tới 19,2%. Đây là những loài đƣợc đánh giá là nhóm loài cây mục đích trong quá trình chuyển hóa rừng. Một số đặc điểm tái sinh cơ bản đƣợc tổng hợp tại bảng dƣới đây:

Bảng 3.3. Đặc điểm tái sinh dƣới tán rừng phục hồi sau nƣơng rẫy

Chỉ tiêu

Loại đất

Fp Fs Xg

N/ha % N/ha % N/ha %

1. Mật độ N/ha 6.224 100 3.720 100 4.550 100 2. Phân theo cấp H (m) < 1 2.776 44.6 1.020 27.4 1.150 25.3 1-1,5 960 15.4 700 18.8 900 20.0 1,5-3 1.108 17.8 940 25.3 1.100 24.2 >3 1.380 22.2 1.060 28.5 1.400 30.5 3. Cây có triển vọng 1.664 26.7 1.340 36.0 1.400 30.8

Nguồn: Báo cáo chuyên đề lâm học một số trạng thái rừng KBT, 2009 [62] Nhận xét:

Nếu xét về số lƣợng thông qua mật độ cây tái sinh ở loại rừng này có thể nhận thấy tái sinh tự nhiên ở đây là khá tốt, tiềm năng tái sinh dồi dào, ngoại trừ

trên đất Fs có số cây tái sinh thấp hơn cả. Tuy nhiên, ở cấp chiều cao cây tái sinh trên 3m, sự chênh lệch này lại không lớn và tái sinh trên khu vực đất Fs lại có tỷ lệ cây cao trên 3 mét lớn hơn so với phần còn lại. Đây là lớp cây cần được giải phóng càng sớm càng tốt để chúng có thể tham gia vào tầng tán rừng. Với phân bố về tỷ lệ phần trăm giữa các cấp chiều cao cho thấy nhóm cây có chiều cao từ 1 đến dƣới 3 mét chiếm tỷ lệ cao nhƣng không đồng đều. Đây là lớp cây dự trữ và kế cận và có thể làm thay đổi chất lƣợng rừng trong tƣơng lai. Điều chỉnh tổ thành rừng trong tƣơng lai chính là việc chọn lọc để có thể loại bỏ những cây kém phẩm chất ở nhóm đối tƣợng này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai (FULL TEXT) (Trang 54 - 59)