Bảo quản nguyên liệu

Một phần của tài liệu Khảo sát qui trình sản xuất gạo và các thiết bị chính tại công ty lương thực long an (Trang 48 - 51)

I. YÊU CÀU NGUYÊN LIỆU, CÁCH BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU.

2.Bảo quản nguyên liệu

Báo cáo thực tập tôt nghiệp GVHD: Dưong Thị Phượng Liên

Lúa sau khi thu hoạch phải qua các khâu: thu mua, vận chuyển, bảo quản... Trong đó khâu bảo quản chiếm nhiều thời gian nhất và có ý nghĩa trong việc bảo đảm chất lượng nguyên liệu. Vì vậy yêu cầu nguyên liệu khi nhập kho phải có đầy đủ phẩm chất đồng thời bảo đảm được hàm lượng các chất dinh dưỡng sẵn có. Muốn làm được như vậy cần phải có những biện pháp bảo quản hợp lý để tránh hư hỏng, giảm hao hụt về khối lượng và chất lượng nguyên liệu không bị biến đổi.

2.1 Nguyên tắc chung trong bào quán nguyên liệu

Lương thực có thể bảo quản ở trạng thái khô, nhiệt độ thấp, thông thoáng hoặc kết hợp với bảo quản bằng hóa chất... Tuy nhiên, cho dù bảo quản dưới hình thức nào cũng phải tuân theo nguyên tắc chung là khống chế ẩm độ đồng thời kết hợp với điều kiện nhà kho an toàn, phù hợp với yêu cầu bảo quản.

Trước khi chất gạo vào kho, nền kho phải được kê bằng bục gồ, bên trên có có tấm lót đã sát trùng. Lô gạo xếp cách tường từ 0.5 - 0.8m, khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1 m để dễ dàng cho việc đi lại kiểm tra, lấy mẫu xử lý.

Gạo đưa vào bảo quản phải đạt tiêu chuẩn độ ẩm không quá 14%. Neu độ ẩm vượt quá 14% phải xếp riêng, thường xuyên theo dõi và đưa vào sản xuất ngay.

* Yêu cầu của kho bảo quản

- Bảo đảm an toàn khi xuất nhập kho và kiểm tra.

- Kho có kết cấu vững chắc, có thể chống ẩm, chống nóng, mưa bão...

- Chống được sự lây nhiễm, xâm nhập của các vi sinh vật và côn trùng gây hại.

- Trước khi nhập kho và sau khi xuất kho phải làm vệ sinh sạch sẽ, sát trùng (cả tường, nền kho, pallet phải được tiệt trùng bằng thuốc cho phép sử dụng trong kho lương thực và phải đúng liều lượng quy định của cơ quan chuyên ngành).

- Nen kho phải được kê lót đầy đủ.

2.2 Phương pháp bảo quản

Có nhiều phương pháp bảo quản lương thực. Tùy theo điều kiện thực tế mà mỗi

Báo cáo thực tập tôt nghiệp GVHD: Dưong Thị Phượng Liên

xí nghiệp chọn một hình thức bảo quản riêng.

Các kho của xí nghiệp 1 thường bảo quản lương thực theo hình thức là bảo quản dưới dạng đóng bao, xếp thành từng lô, bảo quản theo phương pháp khô thoáng tự nhiên.

Cơ sở khoa học của phương pháp này là tạo điều kiện cho kho trao đổi với không khí bên ngoài dựa vào việc điều chỉnh độ ẩm trong kho và độ ẩm của khối hạt so với độ ẩm môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho bảo quản nhằm kìm hãm sự hô hấp và hoạt động sống của khối hạt cũng như của vi sinh vật gây hại.

* Yêu cầu:

- Kho chứa phải đảm bảo sao cho có thể đóng kín và thông thoáng khi cần.

- Chỉ mở cửa kho khi độ ấm ngoài trời thấp hơn độ ẩm trong kho (đế làm giảm độ ẩm trong kho) và tuyệt đối đóng kín kho khi thời tiết mưa, ẩm. Thông thường chỉ mở cửa kho khi trời nắng ráo.

* ưu điêm:

- Biện pháp này đơn giản, ít tốn kém.

- Dễ kiểm soát các biểu hiện hư hỏng trong quá trình bảo quản.

- Bảo quản bằng hình thức chứa bao, gạo ít bị hư hỏng và việc xử lý cũng dễ dàng và thuận tiện khi có hư hỏng xảy ra.

* Nhược điểm:

Neu không thực hiện đúng kỹ thuật thì không những không có tác dụng làm khô, làm nguội khối hạt mà còn có thể làm tăng độ ẩm của khối hạt, xảy ra hiện tượng động sương... là điều kiện thuận lợi cho men mốc phát trien làm giảm chất lượng nguyên liệu.

Mồi lô gạo phải có thẻ kho, phiếu nhập kho, lô gạo, khối lượng lô gạo, nhà cung cấp, ngày nhập kho, người lập phiếu...

Thời gian bảo quản tùy thuộc vào độ ẩm và chất lượng gạo, thời gian bảo quản càng ngắn càng tốt. Trong quá trình bảo quản, thường xuên kiếm tra đế có hướng xử lý kịp thời khi phát hiện hư hỏng.

Độ ấm an toàn cho bảo quản là 14 - 15%.

Báo cáo thực tập tôt nghiệp GVHD: Dưong Thị Phượng Liên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Cách chất xếp lương thực trong kho:

- Chất xếp theo kieu trải lóp: các lớp bao được xếp so le với nhau đế tận dụng triệt để diện tích của kho.

Lớp thứ nhất Lớp thứ 2

(Lớp lẻ) (Lớp chẵn)

+ Ưu điếm: tận dụng sức chứa của kho, không đỗ ngã.

+ Nhược điểm: không thể thoát ẩm được, cách chất xếp này chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn, các bao lương thực không có khe hở đế thông thoáng nhất là chính giữa.

- Chất xếp theo kiếu tầng: lô gạo được xếp thành nhiều tầng, xây đầu cây ở 4 góc đế tránh đố ngã. Mỗi tầng xếp 8 - 1 0 bao, tầng trên thụt vào so với tầng dưới khoảng 20cm cứ như vậy xếp lên đến ngọn.

+ Ưu điếm: có nhiều kẽ hở dễ dàng thông thoáng, lô hàng dễ thoát ẩm, làm vệ sinh và xông trùng.

+ Nhược điếm: chất không được nhiều.

Một phần của tài liệu Khảo sát qui trình sản xuất gạo và các thiết bị chính tại công ty lương thực long an (Trang 48 - 51)