Chiết khấu chứng từ theo chỉ định của L/C

Một phần của tài liệu rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại một số các ngân hàng quốc doanh ở tp hồ chí minh và biện pháp phòng ngừa (Trang 41 - 42)

(BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI)

1.9.2.1.1Chiết khấu chứng từ theo chỉ định của L/C

- Nếu L/C yêu cầu chứng từ phải xuất trình cho NH mở L/C trong vòng thời hạn xác định theo điều khoản qui định trong L/C, ngày chiết khấu chứng từ phải được quyết định trong sự xem xét đến số ngày cần thiết cho thời gian thư đi.

- Thỏa thuận chiết khấu bảo lưu (with recourse) với người thụ hưởng.

- Xác thực về thời hạn xuất trình: phải ghi rõ là chứng từ được xuất trình theo điều 44(a) nhằm bảo đảm sự hợp lệ của chúng: “Chúng tôi xác nhận chứng từ được xuất trình và ngày hết hiệu lực của TDT” (We hereby confirm the documents were presented on the expiry date). Bản xác thực như vậy cũng có thể áp dụng khi chứng từ xuất trình vào ngày cuối cùng của thời hạn hoặc hiệu lực của TDT nhưng NH chiết khấu được phép gửi chứng từ sau khi kiểm tra và làm các thủ tục khác không quá 7 ngày làm việc theo điều 13(d). Chứng từ được xuất trình và ngày cuối cùng của ngày qui định là người hưởng hết trách nhiệm. Công việc còn lại do NH chiết khấu thực hiện trong các ngày tiếp theo, sẽ vượt quá thời hạn hiệu lực của TDT, có thể là trong vòng 7 ngày theo qui định của Điều 13(b). Tuy nhiên, để tránh rủi ro bị từ chối và bảo vệ những khách hàng tốt, NH chiết khấu nên ghi ngày gửi cùng ngày xuất trình mặc dù chứng từ được gửi sau 1, 2 ngày.

- Nếu L/C đi kèm với thông báo tu chỉnh L/C bất lợi cho người thụ hưởng, phải đính kèm thư chấp nhận hoặc từ chối tu chỉnh của người thụ hưởng.

Một phần của tài liệu rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại một số các ngân hàng quốc doanh ở tp hồ chí minh và biện pháp phòng ngừa (Trang 41 - 42)